ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ PTBQ
(%)
I Tổng dư nợ cho vay theo chương
trình 144.138 149.036 162.660 103,07
1 Cho vay hộ nghèo 33.689 19.741 16.229 69,41 2 Cho vay hộ cận nghèo 11.991 33.374 45.405 194,59 3 Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn 38.226 31.907 24.112 79,42 4 Cho vay giải quyết việc làm 5.904 5.484 4.937 91,44 5 Cho vay các đối tượng chính sách đi
lao động có thời hạn ở nước ngoài 20 30 60 131,61 6 Cho vay nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn 52.752 56.752 67.237 112,90 7 Cho vay hộ nghèo về nhà ở 1.256 1.248 1.199 97,70 8 Cho vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ 800 500 500 79,06
II Dư nợ theo tổ chức ủy thác 142.301 147.786 162.660 103,40
1 Hội phụ nữ 77.093 77.437 82.531 101,72
2 Hội nông dân 40.947 44.736 51.043 111,65
3 Hội cựu chiến binh 19.457 20.812 24.223 111,58
4 Đoàn thanh niên 4.804 4.801 4.863 100,61
Nguồn: NHCSXH huyện Văn Lâm (2013, 2014, 2015)
Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Lâm đang thực hiện cho vay 08 chương trình. Do có sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền các cấp, sự phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội có liên quan, nên các chương trình tín dụng ưu đãi đều được triển khai kịp thời, chất lượng, có hiệu quả cả về kinh tế và xã hội. Cụ thể:
- Tổng dư nợ thực hiện đến hết 31/12/2015 đạt 162.660 triệu đồng, tăng 13.624 triệu đồng so với năm 2014. Tốc độ phát triển bình quân 03 năm đạt 103,07%/năm.
- Về chất lượng tín dụng: Đến 31/12/2015, nợ quá hạn là 85 triệu đồng, chiếm 0,05% tổng dư nợ. Đây là kết quả đáng khích lệ.
Giai đoạn 2013 – 2015, dư nợ tín dụng cho vay tăng trưởng khá cao. Bảng 4.6 thể hiện cụ thể về sự tăng trưởng vốn vay đối với từng chương trình.
(1)- Cho vay hộ nghèo:
Cho vay vốn hộ nghèo thiếu vốn sản xuất là một trong những hoạt động chủ yếu trong tổng số hoạt động tín dụng của Phòng giao dịch huyện Văn Lâm. Tổng dư nợ đến 31/12/2015 là: 16.229 triệu đồng, giảm 3.512 triệu đồng so với năm 2014; tốc độ phát triển bình quân dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 69,41%. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ hộ nghèo thoát nghèo tăng qua các năm, từ năm 2013 dến 2015 tỷ lệ hộ nghèo thoát nghèo tăng từ 15,9% lên 30,7% (bảng 4.16); sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị xã hội đối với hộ vay vốn được quan tâm ngày một tăng; nhận thức của hộ vay vốn về hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao dần theo thời gian.
(2)- Cho vay hộ cận nghèo:
Thực hiện quyết định số 15/2013/QĐ/TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo, trong năm 2015, Phòng giao dịch NHCSXH Văn Lâm đã tấp trung phối hợp cùng các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, tích cực phối hợp với các xã, thị trấn tổng hợp đối tượng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để giải ngân nguồn vốn(Thủ tướng chính phủ, 2013)
Tổng dư nợ cho vay năm 2015 là: 45.405 triệu đồng, tăng đáng kể so với năm 2013 và 2014. Tốc độ phát triển bình quân của dư nợ cho vay hộ cận nghèo giai đoạn 2013-2015 đạt 194,59%. Với khối lượng tăng trưởng lớn như vậy đã giúp cho các hộ trong diện cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.
(3)- Cho vay HSSV khó khăn:
Chương trình cho vay HSSV tuy mới được triển khai không lâu nhưng đã nhanh chóng thể hiện được tính ưu việt của chế độ ta đối với hộ nghèo và các đối
31/12/2015 là: 24.112 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2014, là do số hộ có nhu cầu vay giảm đi.
(4)- Cho vay giải quyết việc làm:
Trong những năm qua, NHCSXH Văn Lâm đẫ phối kết hợp với cơ quan Lao động thuương binh và xã hội và các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác tiến hành thẩm định và giải ngân kịp thời cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm, đồng thời tích cực kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ để vừa có vốn đầu tư tái quay vòng, vừa không để nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
Tổng dư nợ đến 30/12/2015 là: 4.937 triệu đồng, giảm 547 triệu đồng so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 91,44%.
(5)- Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài:
Trong những năm qua, đối tượng vay vốn để đi lao động ở nước ngoài không nhiều. Từ năm 2014 đến nay, Chính phủ đã điều chỉnh mức vay từ 30 triệu lên đến 100 triệu đồng/món vay nên dư nợ tăng hơn năm trước đó.
Dư nợ đến 30/12/2015 là: 60 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng so với năm 2014. Tốc độ phát triển bình quân đạt 131,61%.
(6)- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:
Việc triển khai cho vay theo chương trình này đã thúc đẩy phát triển mạnh mẽ bộ mặt nông thôn. Các gia đình vay vốn đã sử dụng nước sạch hoặc sử dụng công trình hợp vệ sinh, góp phần giảm thiểu bệnh tât, tăng cường sức khỏe, giảm chi phí khám bệnh cho người dân so với trước đây do sử dụng nước và công trình vệ sinh chưa đạt tiêu chuẩn.
Dư nợ đến 31/12/2015 là: 67.237 triệu đồng, tăng 10.485 triệu đồng so với năm 2014. Tốc độ phát triển bình quân trong ba năm đạt 112,90%. Thực trạng ở huyện Văn Lâm nhu cầu vay vốn để giải quyết nhu cầu nước sạch và VSMT nông thôn ngày càng tăng do các doanh nghiệp, nhà máy thành lập có xu hướng tăng nên nguồn nước bị ô nhiễm, hệ thống thoát nước chưa đồng bộ, vấn manh mún theo hộ gia đình, đặc biệt người nghèo không có điều kiện cải tạo và nâng cấp công trình nước sạch, hệ thống cống thoát nước. Hơn nữa, lãi suất cho vay hiện hành ở mức
cao hạn chế đến việc tiếp cận vốn vay của các hộ diện chính sách này: theo khảo sát 90 hộ thì tỷ lệ hộ trả lời lãi suất cho vay ở mức cao là 73,3% (bảng 4.15).
(7)- Cho vay hộ nghèo về nhà ở:
Thực hiện quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cho vay hộ nghèo về nhà ở, là chương trình triển khai cho vay muốn nhất trong 6 chương trình trên, với mục tiêu Nhà nước trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc đã có nhà nhưng tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở, để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước năng cao mức sống, góp phần xóa đối giảm nghèo bền vững. Dư nợ đến 30/12/2015 là: 1.199 triệu đồng.
Dư nợ cho vay trong 3 năm, từ 2013 đến 2015 tăng lên liên tục đã góp phần mang lại thành công cho công tác xóa đói giảm nghèo của huyện.
Trên cơ sở nguồn vốn cho vay hàng năm được bổ sung cộng với số tiền thu hồi nợ, tổng số dư nợ của các chương trình tăng lên liên tục. Năm 2013 tổng dư nợ là 144.138 triệu đồng, năm 2014 là 149.036 triệu đồng và năm 2015 là 162.660 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân trong 3 năm là 103,07%.
Số hộ dư nợ giảm vào năm 2014 nhưng tăng vào năm 2015 với 10.860 hộ. Tốc độ tăng bình quân đạt 106,75%.
Mức dư nợ bình quân/hộ biến động giảm vào năm 2015: năm 2013 là 15,12 triệu đồng/hộ, năm 2014 là 16,13 triệu đồng/hộ, năm 2015 là 14,98 triệu đồng/hộ. Tốc độ phát triển bình quân đạt 99,54%. Tình hình dư nợ cho vay trong 3 năm được thể hiện trong bẳng 4.7.