Tình hình thực hiện kế hoạch củaNHCSXH huyện Văn Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 52 - 57)

TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

KH TH KH TH KH TH

I Tổng nguồn vốn (trđ) 144.298 144.298 149.455 149.455 162.300 162.300

1 Nguồn vốn Trung ương 134.420 134.420 139.358 139.358 149.653 149.653 2 Nguồn vốn ngân sách tỉnh 1.500 1.500 1.750 1.750 2.050 2.050 3 Nguồn vốn huy động 7.878 7.878 8.347 8.347 10.597 10.597

Trong đó: huy động qua tổ

tiết kiệm và vay vốn 4.083 4.083 4.180 4.180 4.780 4.780

II Tỷ lệ nợ quá hạn (%) <1 0,04 <1 0,06 <1 0,05

Nguồn: NHCSXH huyện Văn Lâm (2013, 2014, 2015)

Trong những năm qua, nguồn vốn cho vay ưu đãi của NHCSXH huyện Văn Lâm liên tục tăng trưởng.Tuy nhiên, đây là kênh tín dụng bao cấp từ nguồn vốn Trung ương chuyển về, còn nguồn vốn huy động tại địa phương tập trung chủ yếu vào nguồn ngân sách tỉnh. Hiện nay NHCSXH huyện Văn Lâm đang thực hiện việc huy động vốn của các thành viên vay vốn trong tổ TK&VV theo chỉ tiêu kế hoạch Trung ương giao, với lãi suất quy định bằng lãi suất bình quân của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn; Lãi suất huy động này cao hơn lãi suất NHCSXH cho hộ nghèo vay và được Nhà nước cấp bù phần vượt. Nhưng phần huy động theo lãi suất không được cấp bù thì NHCSXH Văn Lâm chưa thực hiện được, nên ít nhiều cũng ảnh hưởng tới công tác cho vay hộ ưu đãi.

4.1.2. Quản lý cho vay ưu đãi

Hiện nay, NHCSXH huyện Văn Lâm đang thực hiện cho vay ưu đãi theo các chương trình sau:

* Cho vay hộ nghèo: Mức vay tối đa: Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được

xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ (NHCSXH, 2003).

Kể từ ngày 01/5/2014 mức cho vay tối đa với các hộ nghèo là 50 triệu đồng (bao gồm nhu cầu vay để SXKD và nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt).

* Cho vay hộ cận nghèo: Mức vay tối đa: Mức cho vay đối với hộ cận

nghèo do Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ cận nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ. Hiện nay, mức cho vay tối đa đối với hộ cận nghèo là 50.000.000 đồng/hộ.

* Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn: Mức vay tối đa: Mức cho vay

tối đa đối với một HSSV theo quy định của Chính Phủ từng thời kỳ.

+ Từ ngày 01/8/2011 – 31/7/2013 mức vay tối đa là 1.000.000 đồng/tháng (10.000.000 đồng/năm học).

+ Từ ngày 01/8/2013 mức vay tối đa là 1.100.000 đồng/tháng (11.000.000 đồng/năm học) (NHCSXH, 2004)

* Cho vay giải quyết việc làm: Mức vay tối đa:

+ Đối với các cơ sở SXKD: mức cho vay tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án và không quá 20 triệu đồng/lao động thu hút mới

+ Đối với các hộ gia đình, mức cho vay tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ(NHCSXH, 2008)

* Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước

ngoài: Mức vay tối đa: Hiện nay, Hội đồng quản trị NHCSXH quy định mức cho

vay tối đa là 100 triệu đồng/người đi lao động ở nước ngoài. Mức cho vay cụ thể đối với từng người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của người vay để chi phí đi lao động ở nước ngoài theo hợp

đồng tuyển dụng, khả năng trả nợ của người vay và khả năng nguồn vốn của NHCSXH, nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa do Hội đồng quản trị NHCSXH quy định từng thời kỳ (NHCSXH, 2008).

* Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Mức vay tối đa:

Mức cho vay đối với mỗi loại công trình tối đa không quá 6 triệu đồng/công trình và tối đa 12 triệu đồng để làm 2 công trình (công trình nước sạch và công trình vệ sinh). Mức cho vay được xác định căn cứ vào:

+ Giá trị dự toán công trình do hộ gia đình lập đối với công trình quy mô hộ gia đình hoặc do đơn vị tư vấn lập đối với công trình tập trung nhưng không được vượt quá giá trị dự toán công trình theo thiết kế mẫu do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định trong từng thời kỳ (NHCSXH, 2007).

+ Nhu cầu xin vay vốn của hộ gia đình.

* Cho vay hộ nghèo khó khăn về nhà ở: Mức vay tối đa: Hộ dân thuộc

đối tượng thụ hưởng sau khi được nhận nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước, cộng đồng, nếu có nhu cầu, được vay vốn từ NHCSXH để làm nhà ở. Mức cho vay theo đề nghị của người vay, nhưng tối đa không vượt quá 08 triệu đồng/hộ (NHCSXH, 2009).

* Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ: Mức vay tối đa: mức cho vay tối đa

không quá 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) đối với một Doanh nghiệp. Mức cho vay được xác định căn cứ vào:

+ Nhu cầu vay vốn của khách hàng;

+ Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

+ Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay;

+ Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay; + Khả năng nguồn vốn của Dự án;

Đối tượng vay với mục đích khác nhau thì được vay vốn với mức khác nhau. Việc áp dụng định mức cho vay đối với các hộ này nhằm kiểm soát quá trình xét duyệt cho vay đối với từng đối tượng cho vay theo mục địch vay. Mức vay vốn có sự ảnh hưởng, tác động quan trọng đối với hộ trong diện ưu đãi. Trong thời gian qua, mức vốn vay đối với các hộ diện ưu đãi luôn được Chính phủ điều chỉnh theo hướng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất

kinh doanh của hộ, thể hiện bằng các quy định về mức vốn vay tối đa mà mỗi hộ có thể được vay (NHCSXH, 2005).

Mức vốn vay bình quân đối với các hộ năm 2013 là 20,59 triệu đồng/hộ, năm 2014 là 20,7 triệu đồng/hộ, năm 2015 là 21,69 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, mức vốn cho vay này phụ thuốc rất nhiều vào nguồn vốn cho vay, việc phân bổ nguồn vốn và số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn.Căn cứ vào việc phân bổ nguồn vốn cho vay, các tổ chức đoàn hội ở địa phương tổ chức triển khai và bình xét hộ được vay. Nếu hộ ưu đãi nhiều thì số mức vốn vay thấp dần, nếu số hộ ưu đãi ít thì mức vốn vay tăng dần, mức vốn vay đối với hộ không vượt quá mức tối đa quy định theo từng thời kỳ.

Mức cho vay cụ thể đối với từng mục đích vay và tốc độ tăng được thể hiện trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Mức vay vốn đối với hộ ưu đãi giai đoạn 2013-2015

ĐVT: triệu đồng/hộ(hs)

STT Mục đích vay 2013 2014 2015

Tốc độ PTBQ

(%)

1 Cho vay hộ nghèo 30 50 50 129,10 2 Cho vay hộ cận nghèo 30 50 50 129,10 3 Cho vay HSSV khó khăn 1,1 1,1 1,1 100,00 4 Cho vay giải quyết việc làm 20 20 20 100,00 5 Cho vay các đối tượng chính sách đi lao

động có thời hạn ở nước ngoài 30 100 100 182,57 6 Cho vay nước sạch và VSMT nông thôn 12 12 12 100,00 7 Cho vay hộ nghèo làm nhà ở 8 8 8 100,00 8 Cho vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ 500 500 500 100,00

Mức cho vay BQ/hộ 20,59 20,70 21,69 102,64

4.1.2.1. Tổ chức thực hiện cho vay của NHCSXH huyện Văn Lâm

Việc cho vay đối với hộ chính sách của NHCSXH trên địa bàn huyện Văn Lâm được thông qua các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương: HPN, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Tổ chức thực hiện việc cho hộ chính sách vay được tiến hành theo sơ đồ hình 4.2.

Hình 4.2. Tổ chức thực hiện cho vay của NHCSXH

Nguồn: NHCSXH huyện Văn Lâm (2015)

- Xác định đối tượng vay vốn

Đối tượng vay vốn ưu đãi của NHCSXH Văn Lâm là người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo tiêu chuẩn quy định của Chính phủ được UBND xã, Tổ TK&VV, ngân hàng xem xét, đối chiếu cụ thể với hệ thống văn bản quy định của Chính phủ cho từng hộ, cá nhân, doanh nghiệp.

Việc tổ chức thực hiện cho vay của NHCSXH được thực hiện đảm bảo theođúng quy định, trình tự. Căn cứ vào nguồn vốn được phân bổ và tổng nguồn vốn tự huy động NHCSXH phân bổ chỉ tiêu theo số hộ ưu đãi các xã, thị trấn sau đó thông báo bằng văn bản tới UBND, các tổ chức chính trị-xã hội các xã, thị trấn. Tổ TK&VV tiến hành họp bình xét công khai, lựa chọn số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn là thành viên tổ TK&VV sau đó mới gửi hồ sơ vay vốn kèm danh sách hộ ưu đãi đề nghị vay vốn đến UBND xã xác nhận các đối tượng và gửi về NHCSXH huyện. Căn cứ vào đề nghị của UBND xã và danh sách hộ vay vốn.

Thông báo tới các thành viên

Họp triển khai bình xét

Xét duyệt

Gửi hồ sơ vay vốn đến NH NH thẩm định phê duyệt Chỉ tiêu phân bổ nguồn vốn Giải ngân

NHCSXH tiến hành thẩm định và xét duyệt, phê duyệt danh sách hộ được vay, mức vốn vay theo mục đích vay và lên kế hoạch giải ngân.

Những năm qua, việc xác định đúng đối tượng vay vốn của NHCSXH văn Lâm được tiến hành khá tốt, thể hiện qua kết quả khảo sát 90 hộ vay vốn ưu đãi: tỷ lệ đối tượng được vay đúng mục đích đạt 98% , còn 2% số hộ vay sai mục đích(bảng 4.18). Nguyên nhân do một số xã (Xã Chỉ Đạo) vì trình độ cán bộ Tổ TK&VV còn hạn chế, cán bộ xã không đủ người trong suốt quá trình điều tra, phân loại nên việ xét duyệt căn cứ vào tỷ lệ bình quân dẫn đến kết luận không chính xác về đối tượng vay vốn.

- Lãi suất cho vay

Hoạt động cho vay vốn củaNHCSXH được thực hiện theo từng chương trình cho vay. Lãi suất cho vay quy định áp dụng đối với các chương trình cho vay được quy định một cách ổn định, không phân biệt thời hạn vay, mức vốn vay, mục đích vay trong từng chương trình. Lãi suất cho vayưu đãi tại NHCSXH Văn Lâm được thể hiện tại bảng 4.4 và hình 4.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)