Khả năng đáp ứng vốn vay của các chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 71 - 72)

STT Mục tiêu vay vốn Khả năng đáp ứng vốn vay Không đáp ứng Đáp ứng đủ Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Trồng trọt 1 12,5 7 8,5 2 Chăn nuôi 6 75 19 23,2 3 Học tập 0 0 27 32,9

4 Xây dựng công trình nước sạch 0 0 15 18,3 5 Mục đích khác 1 12,5 14 17,1

Tổng 8 100 82 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2015)

Điều này xuất phát từ thực trạng là cho vay vốn đối với hoạt động SXKD như chăn nuôi và trồng trọt có rủi ro tín dụng cao hơn, chính vì thế, ngân hàng sát sao hơn trong quá trình xét duyệt vay vốn. Đối với các hộ vay vốn cho sản xuất, nhu cầu vốn của họ cũng cao hơn so với các hộ có nhu cầu vay vốn cho học tập và cho công trình nước sạch. Tuy nhiên, hoạt động SXKD mang lại hiệu quả xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập nhiều hơn so với các hoạt động khác. Tác dụng lâu bền của mục đích vay này còn có tác dụng tích cực tới các hoạt động học tập và vệ sinh nước sạch do khi được nâng cao thu nhập, hộ có thể tự chi trả các khoản chi phí học tập và công trình vệ nước sạch.

Bảng 4.13 cho thấy, các hộ vay thông qua tổ chức Hội CCB, ĐTN có tỷ lệ không đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vay của các hộ là thấp nhất, tiếp đến là HND, HPN lại có tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vay trên tổng số hộ vay qua các Hội này là cao nhất (78,2%). Từ số liệu điều tra mẫu cho thấy, các hộ được vay thông qua HPN được đáp ứng nhu cầu vay vốn cao hơn. Nguyên nhân là do cán bộ HPN nhiệt tình vận động chị em tham gia vay vốn SXKD. Đồng thời các chị em có sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc lập nhóm tiết kiệm nên giải quyết được vốn vay tốt hơn và khả năng trả lãi và gốc vay cao hơn so với các tổ chức đoàn thể khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)