STT Xã Tổng số dư nợ (trđ) Nợ quá hạn (trđ) Tỷ lệ (%) 1 Tân Quang 13.524 20 0,15 2 Đình Dù 9.956 8 0,08 3 Trưng Trắc 10.109 13 0,13 4 Lạc Hồng 11.766 - - 5 Lạc Đạo 17.243 - - 6 Chỉ Đạo 16.894 - - 7 Đại Đồng 19.076 25 0,13 8 Việt Hưng 18.907 - - 9 Minh Hải 18.277 - - 10 Lương Tài 17.884 10 0,06 11 Thị trấn Như quỳnh 9.024 9 1,00 Tổng: 162.660 85 0,05
Nguồn: NHCSXH huyện Văn Lâm (2015)
Tình hình xử lý nợ quá hạn
Có 4 phương án xử lý nợ quá hạn như sau: (1)Cho vay lưu vụ:
- Trường hợp áp dụng:
+ Các khoản vay ngắn hạn và trung hạn
+ Áp dụng cho các khoản vay đầu tư ngành nghề SXKD có chu kỳ kế tiếp như chu kỳ SXKD trước.
- Điều kiện cho vay lưu vụ:
+ Khoản vay đã đến hạn trả nhưng hộ vay vẫn còn nhu cầu vay vốn cho chu kỳ SXKD liền kề.
+ Hộ vay trả đủ số lãi còn nợ của khoản vay trước và chưa thoát nghèo. - Mức cho vay lưu vụ tối đa không quá số dư nợ còn lại của hộ vay vốn đến
ngày cho vay lưu vụ.
- Thời hạn cho vay lưu vụ là thời hạn của chu kỳ SXKD tiếp theo nhưng tối đa không quá thời hạn đã cho vay.
- Lãi suất cho vay được áp dụng theo lãi suất hiện hành tại thời điểm cho vay lưu vụ.
- Thủ tục vay lưu vụ:
+ Trước 5 ngày đến hạn trả cuối cùng, hộ nghèo làm Giấy đề nghị vay lưu vụ (mẫu số 07/TD) gửi NHCSXH.
+ Các thủ tục khác không phải lập lại.
+ NHCSXH không thực hiện việc hạch toán giả cho vay, giả thu nợ. (2)Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ:
- Trường hợp hộ vay có khó khăn, chưa trả được nợ gốc theo đúng kỳ hạn đã thỏa thuận do nguyên nhân:
+ Chưa kết thúc chu kỳ SXKD.
+ Chưa tiêu thụ được sản phẩm hoặc hộ vay gặp khó khăn tạm thời về tài chính. - Khoản nợ của kỳ hạn đó được theo dõi vào kỳ hạn vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo (không chuyển nợ quá hạn của từng kỳ hạn và người vay không phải làm thủ tục điều chỉnh kỳ hạn nợ.
(3)Gia hạn nợ:
- Trường hợp hộ vay không trả nợ đúng hạn do thiên tai, dịch bệnh và nguyên nhân khách quan khác, đã được NHCSXH kiểm tra xác nhận và có giấy đề nghị gia hạn nợ (mẫu số 09/TD) thì NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ
- Thời gian cho gia hạn nợ: NHCSXH có thể thực hiện việc gia hạn nợ một hay nhiều lần đối với một khoản vay nhưng tổng số thời gian cho gia hạn nợ không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và không quá ½ thời hạn cho vay đối với cho vay trung hạn.
(4)Chuyển nợ quá hạn:
- Các trường hợp chuyển nợ quá hạn: + Hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích.
+ Có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả hoặc đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, hộ vay không được gia hạn nợ thì NHCSXH chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn.
- Sau khi chuyển nợ quá hạn, NHCSXH phối hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị-xã hội có biện pháp tích cực thu hồi nợ.
Thực tế cho thấy một vấn đề nảy sinh đó là trường hợp hộ vay cố tình chây ỳ, hoặc do nguyên nhân chủ quan của hộ nghèo nên chậm trả cả gốc và lãi, xuất khẩu lao động về nước sớm trước thời hạn do không có việc làm, hoặc HSSV ra trường không có cơ hội tìm kiếm được việc làm. Điều này NHCSXH và các tổ chức chính trị-xã hội, địa phương nơi có hộ vay vốn cư trú phải có biện pháp chế tài, hay quy định nào đó để xử lý, tránh gây cho hộ vay ưu đãi ỷ lại và cố tình nợ đọng.
Năm 2015, NHCSXH huyện Văn Lâm thực hiện khá tốt việc xử lý nợ quá hạn: dư nợ quá hạn là 85 triệu đồng so với tổng dư nợ 162.660 triệu đồng (đạt 0,05%), thể hiện trong bảng 4.10.
Thực tế khi khảo sát ý kiến của 90 hộ vay ưu đãi tại huyện Văn Lâm về một số nội dung trong công tác cho vay tới các hộ thuộc diện vay ưu đãi cho thấy:
Ý kiến hộ vay vốn:
- Về khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn đối với đối tượng vay vốn diện ưu đãi:
Khả năng đáp ứng vốn vay của NHCSXH đối với các đối tượng vay vốn khá cao. Bảng 4.12 đưa ra kết quả đánh giá của các hộ vay vốn ưu dãi về khả năng đáp ứng vốn vay của các chương trình cho vay trồng trọt, cho vay chăn nuôi, cho vay học tập, cho vay xây dựng công trình nước sạch và cho vay theo các mục đích khác.
Tỷ lệ các hộ không được vay vốn thỏa mãn bằng số vốn có nhu cầu vay ở mức 8,8% trên tổng số hộ. Trong đó, tỷ lệ không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn vay của các hộ chăn nuôi là cao nhất trên tổng số hộ không được đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vay vốn (75%) và hộ trồng trọt không được đáp ứng nhu cầu vay vốn là 12,5% trên tổng số các hộ không được thỏa mãn nhu cầu vay vốn.