Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tín dụng ưu đãi ở NHCSXH huyện
4.2.3. Năng lực của khách hàng
Năng lực của khách hàng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý tín dụng ưu đãi trên địa bàn huyện Văn Lâm.Đặc điểm khách hàng của NHCSXH nói chung cũng như của NHCSXH huyện Văn Lâm chủ yếu là người nghèo, người yếu thế. Qua bảng 4. Ta có thể thấy dự nợ của các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở, HSSV năm 2015 là 87,015 tỷ đồng chiếm 53,5%. Đây là con số tương đối lớn thể hiện cơ cấu đối tượng cho vay của NHCSXH huyện Văn Lâm chủ yếu là người yếu thế. Người nghèo ở huyện Văn Lâm chủ yếu là các hộ thiếu vốn để sản xuất kinh doanh và trình độ thấp, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và nhỏ lẻ.Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng quản lý sử dụng đồng vốn vay của NHCSXH để đạt được hiệu quả cao.
Qua bảng 4.9 ta có thể thấy,tình hình nợ quá hạn được phản ánh thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn/dư nợ. Năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,04% với số nợ quá hạn là 55 triệu đồng; năm 2014 là 0,06% với số nợ quá hạn là 85 triệu đồng; năm 2015 là 0,05% với số nợ quá hạn là 85 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn trung bình là 0,05%, đây là tỷ lệ rất thấp. Tuy nhiên, số hộ nợ quá hạn lại tăng từ 9 hộ (năm 2013) lên 13 hộ (năm 2015). Điều này cho thấy năng lực sản xuất của các hộ vay vốn ưu đãi cần phải được quan tâm đúng mức. Bên cạnh cung cấp vốn vay, các cấp chính quyền còn cần phải tập trung đầu tư nâng cao năng lực, kiến thức sản xuất cho các đối tượng vay vốn để nâng cao chất lượng vốn vay, tăng hiệu quản quản lý tín dụng ưu đãi cho NHCSXH huyện Văn Lâm.