Nguồn: NHCSXH huyện Văn Lâm (2015)
BAN GIÁM ĐỐC
TỔ TÍN DỤNG TỔ KẾ TOÁN –NGÂN QUỸ
Điểm giao dịch xã A Điểm giao dịch xã B Điểm giao dịch xã C
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Huyện Văn Lâm hiện nay có 01 thị trấn và 10 xã. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của huyện Văn lâm, để đảm bảo tính đại diện, tác giả chọn 03 địa phương đại diện cho toàn huyện để điều tra thu thập số liệu sơ cấp, gồm:
- Thị trấn Như Quỳnh có kinh tế thương mại dịch vụ phát triển - Xã Lạc Đạo là xã có kinh tế khá so với mặt bằng huyện Văn Lâm - Xã Chỉ Đạo, kinh tế trung bình trong huyện.
1.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
+ Số liệu, tài liệu thứ cấp
Bao gồm: Các báo cáo thống kê tình hình Kinh tế -Xã hội của UBND huyện Văn Lâm từ năm 2013 đến 2015
- Các báo cáo của NHCSXH Văn Lâm từ năm 2013 đến 2015
- Các báo cáo của các tổ chức chính trị xã hội về tình hình huy động và cho vay vốn ưu đãi từ năm 2013 đến 2015.
- Các số liệu thống kê, các công trình nghiên cứu đã được công bố trên sách báo, phương tiện truyền thông.
+ Số liệu, tài liệu sơ cấp
Thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ vay vốn ưu đãi, các nhân viên tín dụng của NHCSXH theo phiếu hỏi chuẩn bị sẵn, cụ thể:
- Số lượng mẫu chọn phỏng vấn: 30 hộ/xã. Tính đến năm 2015, dân số huyện Văn Lâm là 120.804 người, theo công thức chon mẫu: n = N/(1+N.e2) trong đó N là tổng thể mẫu; n là số mẫu cần điều tra; e là mức ý nghĩa (90%) thì số mẫu cần điều tra là khoảng 100 mẫu. Tuy nhiên do địa bàn rộng lớn và từ điều kiện thực tế địa phương tác giả chọn ngẫu nhiên 90 hộ của 3 xã để điều tra thu thập số liệu và thông tin.
- Mỗi địa phương chọn phỏng vấn 03 cán bộ trong Ban xóa đói giảm nghèo; chọn 05 cán bộ của NHCSXH huyện Văn Lâm.
1.4.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả. - Phương pháp thống kê so sánh.
Ngoài ra, các ý kiến đóng góp của các tổ chức ở địa phương, cán bộ NHCSXH, cán bộ tín dụng cũng hết sức quan trọng trong việc làm căn cứ, cơ sở cho việc đề xuất giải pháp thực hiện sát thực tế hơn.
1.4.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu * Các chỉ tiêu định lượng:
+ Nguồn vốn NSNN: đây là chỉ chỉ tiêu phản ánh quy mô đầu tư của
nhà nước
+ Nguồn vốn tự huy động: phản ánh năng lực huy động vốn của
NHCSXH
+ Doanh số cho vay trong năm: số tiền NHCSXH giải ngân cho người
vay vốn
+ Dư nợ cho vay: tổng số tiền người vay nợ ngân hàng
+ Số lượt hộ vay
+ Tỷ lệ doanh số thực hiện cho vay so với KH: để đánh giá tình hình
thực hiện kế hoạch của ngân hàng
+ Tỷ lệ hộ trong diện ưu tiên được vay vốn:
• Tỷ lệ hộ trong diện ưu tiên được vay vốn = tổng số hộ được vay vốn/tổng số
hộ trong danh sách
+ Tỷ lệ vốn vay được trả đúng hạn: thể hiện hiệu quả quản lý vốn vay của ngân hàng CSXH
+ Tỷ lệ nợ quá hạn: là chỉ tiêu ngân hàng dùng để đánh giá chất
lượng tín dụng.
• Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/tổng dư nợ
+ Tỷ lệ nợ xấu, nợ không có khả năng thu hồi
+ Tỷ lệ số hộ vay vốn đã thoát khỏi đói nghèo: nhằm đánh giá hiệu
quả tín dụng hộ nghèo. Số hộ thoát nghèo hàng năm càng cao có nghĩa là vốn của NHCSXH đã được các hộ nghèo sử dụng có hiệu quả.
• Tỷ lệ số hộ vay vốn đã thoát khỏi đói nghèo = số hộ nghèo trong danh sách đầu kỳ - số số hộ nghèo trong danh sách cuối kỳ - số hộ nghèo chuyển đi trong kỳ + số hộ nghèo chuyển đến trong kỳ.
* Các chỉ tiêu định tính:
+ Quy trình tín dụng: là chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay của
ngân hàng. Với một quy trình cho vay chuẩn, thực hiện một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc chính là thước đo đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng.
+ Công tác tổ chức điều hành
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA NHCSXH HUYỆN VĂN LÂM
4.1.1. Quản lý huy động vốn
NHCSXH đã được Nhà nước cấp vốn pháp định, tiếp cận vốn tín dụng của Nhà nước dành cho các hộ trong diện ưu đãi và cá nguồn vốn khác được Nhà nước cho phép huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để lập nên quỹ cho vay phục vụ chương trình xóa đói giảm nghèo, được bổ sung tăng vốn điều lệ tùy theo quy mô hoạt động và có trách nhiệm bảo tồn các loại vốn trên cơ sở đảm bảo cho vay có hiệu quả và không làm mất vốn.
Trong những năm qua, NHCSXH huyện Văn Lâm đã tranh thủ được số lượng nguồn vốn lớn để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính khác trên địa bàn theo kế hoạch được giao.
Giai đoạn 2013 – 2015, tại huyện Văn Lâm, cơ cấu nguồn vốn như trên bảng 4.1.
Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHCSXH huyện Văn Lâm
ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Tốc độ PTBQ (%)
1 Nguồn vốn từ Trung ương chuyển về 134.920 139.358 149.653 105,32 2 Nguồn vốn huy động tại địa phương 7.878 8.347 10.597 115,98
Trong đó tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn
4.083 4.180 4.780 108,20
3 Ngân sách tỉnh hỗ trợ 1.500 1.750 2.050 116,90
Tổng nguồn vốn 144.298 149.455 162.300 106,05
Đến 31/12/2015, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn huyện đạt 162.300 triệu đồng, tăng 12.845 triệu đồng so với năm 2014. Tốc độ phát triển bình quân nguồn vốn huy động từ năm 2013 đến 2015 đạt 106,05%. Nguồn vốn được Trung ương phân bổ về là chủ yếu: năm 2015 đạt 149.653 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92,21%; nguồn vốn huy động từ địa phương đạt 10.597 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 6,75%; nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đạt 2.050 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,26%.
Hàng năm, NHCSXH huyện Văn Lâm đều tiến hành lập kế hoạch huy động vốn và cho vay để chủ động trong việc huy động vốn và cho vay. Việc lập kế hoạch này của Ngân hàng dựa trên các căn cứ: kế hoạch vay tín dụng chỉ định của tỉnh; định hướng xóa đói giảm nghèo của huyện; mức độ huy động vốn tại Ngân hàng về huy động vốn tại địa bàn ước tính. Một vấn đề chúng ta thấy trong công tác lập kế hoạch của Ngân hàng về huy động vốn và cho vay đó là hàng năm NHCSXH cấp tỉnh, Trung ương đều có kế hoạch về việc vay tín dụng có chỉ định bắt buộc (giao chỉ tiêu và cấp nguồn vốn theo đúng chỉ tiêu).
Hình 4.1 cho thấy sự tương quan giữa cơ cấu nguồn vốn Trung ương cấp và huy động ở địa phương trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng.
0 20 40 60 80 100 120 140 160
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
NV từ TW chuyển về
NV huy động tại địa phương