Dân số và lao động huyện Văn Lâm năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 38 - 50)

TT Đơn vị hành chính (người) Dân số Lao động (người)

1 Xã Tân Quang 13.034 7.355 2 Xã Đình Dù 8.235 4.188 3 Xã Trưng Trắc 11.871 7.538 4 Xã Lạc Hồng 8.972 4.563 5 Xã Lạc Đạo 15.055 8.424 6 Xã Chỉ Đạo 8.592 4.293 7 Xã Đại Đồng 9.801 5.273 8 Xã Việt Hưng 8.737 4.696 9 Xã Minh Hải 10.171 6.723 10 Xã Lương Tài 8.684 4.827 11 Thị trấn Như quỳnh 17.652 10.021 Tổng: 120.804 67.901

Với chủ trương phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, kết quả phát triển, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế theo hướng giảm lao động ở lĩnh vực nông nghiệp, tăng lực lượng lao động hoạt động ở lĩnh vực phi nông nghiệp. Mặt khác giai đoạn 2013-2015 tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn phát triển khá mạnh, do vậy tỷ lệ lao động nông nghiệp có thêm việc làm tăng nhanh; một bộ phận lao động nông nghiệp đã có thu nhập chủ yếu từ việc làm thêm, xu hướng này còn tiếp tục trong nhiều năm tới. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế huyện Văn Lâm (năm 2013 – 2015)

STT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân

Người 59.150 62.406 67.901

- Lao động nông, lâm, thủy sản Người 16.918 16.224 16.170

Tỷ trọng % 28,6 26,0 23,8

- Lao động công nghiệp, xây dựng Người 32.906 36.025 39.563

Tỷ trọng % 55,6 57,7 58,3

- Lao động dịch vụ Người 9.326 10.157 12.168

Tỷ trọng % 15,8 16.3 17,9

Nguồn: UBND tỉnh Hưng Yên (2013,2014,2015)

-Văn hóa, y tế, giáo dục: + Công tác giáo dục và đào tạo:

Toàn huyện có 13 trường mầm non, 13 trường tiểu học, 12 trường THCS, 02 trường THCS và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên. Năm2015, toàn huyện hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, học sinh tốt nghiệp THCS đạt 97,81%, học sinh tốt nghiệp THPT đạt 97,03%. Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 60% cao hơn mặt bằng chung của tỉnh: giáo viên dạy giỏi cấp huyện có 94 đồng

tăng cường: năm 2015, có 55 phòng học được xây mới, nâng tổng số phòng học lên 732 phòng; có 630 phòng học kiên cố cao tầng (đạt 86,07%) (UBND huyện Văn lâm, 2015).

Nhìn chung, chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu. + Công tác y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình:

Hệ thống y tế huyện đến cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư xây mới và nâng cấp. Hiện nay toàn huyện có 01 trung tâm y tế, 11 trạm y tế; có 11/11 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình luôn được quan tâm thực hiện, thường xuyên giám sát chặt chẽ dịch bệnh, không để phát sinh trên địa bàn, giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng thực hiện tốt hơn, không để xảy ra ngộ độc tập thể; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tỷ lệ phát triển dân số 0,85%, giảm 0,15% so với năm 2014; tỷ lệ các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai đạt 80,5%, tăng 0,05%; tỷ lệ sinh con thứ 3 là 15%, tăng 1,6% so với năm 2014.

+ Hoạt động văn hóa:

Tổ chức tốt các hoạt động thông tin cổ động, văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh và huyện nhà; tích cực tuyên truyền học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tuyên truyền, tổ chức tốt các hoạt động đón nhận Huân chương lao động hạng nhất của nhân dân và cán bộ huyện nhà nhân dịp kỷ niệm 15 năm tái lập huyện.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh; năm 2015 có 29 làng văn hóa được công nhận danh hiệu “Làng văn hóa”; tỷ lệ làng văn hóa đạt 86,3%; phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin truyền thông tỉnh tiến hành kiểm tra các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn.

Công tác quản lý lễ hội được trú trọng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu văn hóa tinh thần trong nhân dân.Đến nay, toàn huyện có 25 di tích được xếp hạng (09 di tích cấp tỉnh và 16 di tích cấp quốc gia).

Thực hiện việc luân chuyển sách từ thư viện tỉnh đến tủ sách các thôn, xóm theo quy định. Phong trào thể dục thể thao phát triển, số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 28% dân số, tỷ lệ gia đình thể thao đạt 22,55%.

- Công tác Lao động-Thương binh và xã hội, chữ thập đỏ:

Tổ chức dạy nghề cho 55 lao động nông thôn; tạo việc làm mới cho 2000 lao động.

Thực hiện tốt công tác chi trả trợ cấp thường xuyên cho gần 2000 đối tượng người có công và trên 4000 đối tượng bảo trợ xã hội với tổng số tiền trên 04 tỷ đồng; xét duyện hồ sơ và chi trả trợ cấp một lần cho 190 đối tượng người có công và 181 đối tượng bảo trợ xã hội với tổng số tiền 2,155 tỷ đồng; xét duyệt và ra quyết định trợ cấp hàng tháng cho 451 đối tượng và điều chỉnh tăng trợ cấp cho 479 đối tượng bảo trợ xã hội. Giải quyết kịp thời chế độ ưu đãi học tập cho 134 đối tượng là con người có công và chi trả trợ cấp thờ cúng cho 1.227 gia đình liệt sỹ với tổng số tiền 1,3 tỷ đồng. Tổ chức cấp, cấp đổi thẻ BHYT cho 10.806 đối tượng người có công, thân nhân người có công, cựu chiến binh, đối tượng người nghèo.

- Lĩnh vực anh ninh quốc phòng:

Công tác quân sự quốc phòng địa phương được đảm bảo, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ tổng số 1.867 đồng chí đạt 1,66% dân số, rà soát chuẩn bị xây dựng lực lượng tự vệ trong các doanh nghiệp; phối hợp với các đơn vị huy động 309 quân nhân dự bị huấn luyện.

Xây dựng, triển khai thực hiện tốt kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, nhất là vào các ngày lễ, tết, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước, của tỉnh, của huyện, đặc biệt là Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 (UBND huyện Văn Lâm, 2015).

- Tình hình phát triển kinh tế:

Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế toàn huyện đạt mức khá: tính bình quân cho cả giai đoạn 2013-2015, tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 14,24%/năm. Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện được thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Văn Lâm

STT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 Tốc độ

PTBQ (%)

I Giá trị sản xuất (giá HH) Tỷ đồng 38.937 44.593 50.817 114,24

1 Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 1.052 1.055 1.059 100,33 2 CN, TTCN, XD Tỷ đồng 36.993 41.928 47.935 113,83 3 Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 892 1.610 1.823 142,96

II Cơ cấu kinh tế % 100 100 100

1 Nông, lâm, thủy sản % 6,65 5,96 5,70

2 CN, TTCN, XD % 80,98 82,33 81,72

3 Thương mại, dịch vụ % 12,37 11,71 12,58 Nguồn: Phòng thống kê huyện Văn Lâm (2013, 2014, 2015)

Toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn, trong đó thị trấn Như Quỳnh là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện. Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp. Giá trị sản xuất năm 2015 đạt 50.817 tỷ đồng (theo giá thực tế). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông- lâm -thủy sản; công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp-xây dựng; thương mại-dịch vụ năm 2014 là 5,96% - 82,33% - 11,71%, năm 2015 là 5,7% - 81,72% - 12,58%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 ước đạt 7% (theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều). Thu nhập bình quân đầu người đạt 74,5 triệu đồng/năm (nội huyện đạt 23,2 triệu đồng/năm).

*Nông nghiệp:

- Trồng trọt: Văn lâm là huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Trong

những năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 0,3%. Đối với cây lúa: tổng diện tích gieo trồng năm 2015 là 7.797,87ha, tăng 46,45ha so với năm 2014; năng suất lúa bình quân cả năm đạt 59,7 tạ/ha. Nông nghiệp huyện Văn Lâm chủ yếu là vùng chuyên sản xuất 2 vụ lúa.

Đối với cây màu và cây vụ đông, huyện Văn Lâm có diện tích màu năm 2015 là 1.179,84 ha (năm 2014 là 1.104,5 ha). Huyện Văn Lâm đã và đang đẩy mạnh phát triển cây vụ đông trên đất hai lúa để tăng năng suất hơn nữa nâng cao thu nhập cho người dân trong huyện.

-Chăn nuôi- thủy sản:Tổng đàn gia cầm năm 2015 trong huyện Văn Lâm là 641.000 con, tăng 2,07%, đàn trâu bò 902 con, giảm 11,05%; đàn lợn 47.688 con, tăng 4,87% so với năm 2014. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đật 7.563 tấn, tăng 133 tấn so với cùng kỳ. Tiếp tục triển khai dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm LIFSAP, đề án giống vật nuôi chất lượng cao giai đoạn 2012-2015. Hỗ trợ giá giống gà Đông Tảo lai cho 10 hộ với 4.000 con, tổng kinh phí là 120 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân chăn nuôi lợn nạc theo hướng Vietgap với số tiền 75 triệu đồng.

Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2015 là 177,96 ha (tăng 13,96 ha so với năm 2014), sản lượng thủy sản ước đạt 1.065 tấn, giảm 12 tấn so với năm 2014.

Huyện Văn Lâm đã triển khai kế hoạch tiêm phòng 3 bệnh đỏ ở lợn cho 63.400 lượt con, đạt 93,7% KH, tăng 5.100 con so với năm 2014; tiêm phòng bệnh tai xanh cho đàn lợn được 24.060con đạt tỷ lệ 93,4%, tăng 12.220 con so với năm 2014; tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho đàn trâu bò 1.236 con, đạt 84,7% KH; tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo được 1.138 con, đạt 8% số chó mèo trong diện tiêm; tiêm lở mồm long móng cho 14.950 lượt con gia súc, đạt 97,6% KH; tiêm 179.000 liều vắc xin cúm gia cầm. Làm tốt công tác bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh; thực hiện tốt tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng các chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, các cơ sở giết mổ, chế biến, nơi thu gom rác thải, năm 2015 không để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (UBND huyện Văn Lâm, 2015).

* Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng:

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá so với năm 2014. Giá trị sản xuất CN-TTCN theo giá thực tế đạt 47.935 tỷ đồng, tăng 14,33% so với cùng kỳ năm 2014; nhiều mặt hàng do các làng nghề sản xuất ra đã thích ứng với thị trường trong và ngoài nước; tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

Đầu tư xây dựng tuyến huyện: hoàn thành 5 công trình đưa vào sử dụng, tổng giá trị khối lượng thực hiện đạt 12,433 tỷ đồng (bằng 61,72% so với năm 2014), trong đó giao thông là 7,812 tỷ đồng, xây dựng dân dụng là 4,261 tỷ đồng. Đầu tư xây dựng tuyến xã: tổng giá trị khối lượng thực hiện đạt 58,588 tỷ đồng (bằng 63,08% so với năm 204); trong đó giao thông là 31,702 tỷ đồng, xây dựng dân dụng là 26,886 tỷ đồng.

Xây dựng nhà trong dân: tổng số căn hộ xây dựng là 635 căn, trong đó 574 căn hộ mái bằng, 61 căn hộ cấp 4, với tổng diện tích sàn là 84.970 m2, tổng kinh phí xây dựng là 306,063 tỷ đồng (tăng 0,155 so với năm 2014).

*Thương mại – dịch vụ:

Tiếp tục thực hiện đề án phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện thời kỳ 2011-2015; định hướng đến năm 2020. Thương mại, dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng khá, hàng hóa phong phú, đa dạng, giá cả ổn định, nhất là các mặt hàng thiết yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm và tiêu dùng. Ban chỉ đạo 389 của huyện tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên địa bàn chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng nhất là vào thời điểm mùa vụ, các dịp lễ, tết. Gia trị sản xuất thương mại – dịch vụ đạt 1.823 tỷ đồng, tăng 13,19% so với năm 2014.

*Công tác xây dựng nông thôn mới:

Tính đến cuối năm 2015, bình quân 10 xã đạt 15,8 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (tăng 0,9 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2014).

Tiếp tục tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới. Triển khai chương trình làm đường nông thôn theo cơ chế hỗ trợ xi măng của tỉnh năm 2015. Đến nay có 4 xã (Tân Quang, Trưng Trắc, Đình Dù và Lạc Đạo) đạt chuẩn nông thôn mới. Tổng nguồn lực thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn đạt khoảng 39,2 tỷ đồng, trong đó huy động từ cộng đồng nhân dân đóng góp khoảng 22,3 tỷ đồng; đã được Chính phủ tặng cờ thi đua phong trào xây dựng nông thôn mới (UBND huyện Văn Lâm, 2015).

1.3.2. Đặc điểm cơ bản của NHCSXH huyện Văn Lâm

Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, thực hiện lộ trình gia nhập WTO đòi hỏi hệ thống tín dụng Việt Nam phải nhanh chóng cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại cho phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo điều kiện cho cho các ngân hàng thương mại Nhà nước vươn ra nắm giữ thị trường.

Yêu cầu tập trung nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước dành cho các đối tượng chính sách xã hội vào một kênh duy nhất để thống nhất quản lý cho vay là việc làm tất yếu mở đầu cho tiến trình hội nhập quốc tế nhằm hạn chế sự phân tán nguồn lực của Nhà nước, giảm bớt các thủ tục hành chính về cho vay

còn rườm rà, chồng chéo, trùng lặp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng chính sách tiếp cận vốn vay nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống.

Đáp ứng yêu cầu trên, ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị đi định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 131/2002/QĐ- TTg về việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01/9/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Chính sách xã hội là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. NHCSXH là một pháp nhân, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương, vốn điều lệ ban đầu là 5000 tỷ đồng, thời hạn hoạt động là 99 năm. NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, được Nhà nước cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước (Thủ tướng chính phủ, 2003).

Cùng với sự thành lập của hàng loạt các Chi nhánh NHCSXH trực thuộc Trung ương, Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên được thành lập theo quyết định số 494/QĐ/HĐQT ngày 10/5/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH, được khai trương và đi vào hoạt động từ tháng 7/2003.

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN VĂN LÂM NHCSXH huyện Văn Lâm có con dấu riêng, bảng cân đối tài chính theo quy định. Trụ sở đặt tại địa bàn trung tâm huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Hiện tại, NHCSXH huyện Văn Lâm đang thực hiện cho vay 08 chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)