Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHCSXH huyện Văn Lâm
ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Tốc độ PTBQ (%)
1 Nguồn vốn từ Trung ương chuyển về 134.920 139.358 149.653 105,32 2 Nguồn vốn huy động tại địa phương 7.878 8.347 10.597 115,98
Trong đó tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn
4.083 4.180 4.780 108,20
3 Ngân sách tỉnh hỗ trợ 1.500 1.750 2.050 116,90
Tổng nguồn vốn 144.298 149.455 162.300 106,05
Đến 31/12/2015, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn huyện đạt 162.300 triệu đồng, tăng 12.845 triệu đồng so với năm 2014. Tốc độ phát triển bình quân nguồn vốn huy động từ năm 2013 đến 2015 đạt 106,05%. Nguồn vốn được Trung ương phân bổ về là chủ yếu: năm 2015 đạt 149.653 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92,21%; nguồn vốn huy động từ địa phương đạt 10.597 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 6,75%; nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đạt 2.050 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,26%.
Hàng năm, NHCSXH huyện Văn Lâm đều tiến hành lập kế hoạch huy động vốn và cho vay để chủ động trong việc huy động vốn và cho vay. Việc lập kế hoạch này của Ngân hàng dựa trên các căn cứ: kế hoạch vay tín dụng chỉ định của tỉnh; định hướng xóa đói giảm nghèo của huyện; mức độ huy động vốn tại Ngân hàng về huy động vốn tại địa bàn ước tính. Một vấn đề chúng ta thấy trong công tác lập kế hoạch của Ngân hàng về huy động vốn và cho vay đó là hàng năm NHCSXH cấp tỉnh, Trung ương đều có kế hoạch về việc vay tín dụng có chỉ định bắt buộc (giao chỉ tiêu và cấp nguồn vốn theo đúng chỉ tiêu).
Hình 4.1 cho thấy sự tương quan giữa cơ cấu nguồn vốn Trung ương cấp và huy động ở địa phương trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng.
0 20 40 60 80 100 120 140 160
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
NV từ TW chuyển về
NV huy động tại địa phương
Hình 4.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHCSXH
Nguồn: NHCSXH huyện Văn Lâm (2013, 2014, 2015)
Có thể dễ dàng thấy rằng, qua ba năm liên tục, mặc dù cơ cấu cải thiện theo xu hướng tăng dần cơ cấu nguồn vốn huy động tại địa phương, nhưng thực tế, nguồn này cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn (5%-6%).
Nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là do Trung ương cấp (trên 92% tổng nguồn vốn) và đây là nhược điểm lớn nhất khiến cho Ngân hàng bị động trong việc lập kế hoạch huy động và cho vay vốn.
Thực tế trong ba năm qua, NHCSXH huyện Văn Lâm với quyết tâm cao nhất, cùng với sự quan tâm, lãnh đạo của cấp tỉnh, Ngân hàng Trung ương đã thực hiện hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch, tỷ lệ nợ quá hạn cũng ở mức rất thấp (bảng 4.2).