Tình hình kinh phí đầu tư giáo dục tỉnh Lào Cai 6 năm gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh lào cai việt nam và châu hồng hà tĩnh vân nam trung quốc từ năm 1991 đến nay (Trang 44 - 67)

Năm 2005 2007 2008 2009 2010 2011

Kinh phí (tỉ đồng) 316,314 439,572 723,9 763,226 781,109 1300,426

Theo niên giám thống kê tỉnh Lào Cai 2005 - 2011

Năm 2011 tỉnh Lào Cai có 125.689 học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thơng, trong đó 87.456 học sinh là dân tộc thiểu số, chiếm 69,58% tổng số học sinh. Năm 2011 kinh phí đầu tư cho giáo dục đạt 1.300.426.000.000 đồng, kinh phí đầu tư giáo dục bình quân đầu người đạt 10.346.378,76 đồng.27

2.1.2.2. Chính sách đãi ngộ đối với giáo viên

Tỉnh Lào Cai đã nghiêm túc chấp hành nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 do Quốc hội ban hành và nghị định 19/2013/NĐ-CP về chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được ban hành ngày 23 tháng 2 năm 2013, tích cực thực thi chính sách ưu tiên, trợ cấp tiền lương cho giáo viên; tiếp tục thực thi chính sách động viên các giáo viên cơng tác tại các khu vực có hồn cảnh khó khăn, các khu vực của đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện chế độ trợ cấp đối với các cán bộ giáo viên và nhân viên hành chính,duy trì hạn định 3 năm trợ cấp để động viên nhiệt tình giáo viên.

Những năm gần đây, chính phủ Việt Nam có chính sách khuyến khích các giáo viên đến cơng tác tại các vùng có kinh tế đặc biệt khó khăn, các khu vực của đồng bào dân tộc thiểu số và sẽ được đãi ngộ về trợ cấp lương,nơi ở, phương tiện đi lại, tuổi nghề, chức danh, bồi dưỡng nghiệp vụ và nhiều chính sách đãi ngộ khác. Nhờ vậy nhiều giáo viên chất lượng cao đã tới tỉnh Lào Cai và nhều khu vực của đồng bào dân tộc thiểu số khác, nhờ đó mà chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao và ngày càng có nhiều sinh viên đủ điều kiện giáo dục chính quy.

2.1.2.3. Chính sách trợ cấp: Miễn giảm học phí và học bổng cho học sinh, sinh viên

Tỉnh Lào Cai đã nghiêm túc thực hiện nghị định số 49/2010/NĐ-CP của chính phủ về việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014-2015. Chính sách qui định đối tượng khơng phải đóng học phí tại các cơ sở giáo dục công lập bao gồm: học sinh tiểu học, học sinh trung học,sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm để đạt chuẩn nghề nghiệp; trẻ em học mẫu giáo hoặc học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điêu kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, con em của người có cơng với Cách mạng; học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học; học sinh dân tộc thiểu số có hồn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Các đối tượng được miễn giảm 70% học phí bao gồm: học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc và một số chuyên ngành, nghề nặng nhọc độc hại. Các đối tượng được miễn giảm 50% học phí bao gồm: học sinh, sinh viên là con cán bộ,công nhân viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề.

Đối với các trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học và học sinh trung học có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế xã hội có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ cơi cả cha lẫn mẹ được hỗ trợ chi phí học tập với

mức 70.000 đồng/ tháng với thời gian được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

2.1.2.4. Chính sách tuyển sinh và tìm kiếm việc làm cho sinh viên

Trong số 62 huyện nghèo trên cả nước,tỉnh Lào Cai có 3 huyện: huyện Si Ma Cai, huyện Mường Khương và huyện Bắc Hà. Tỉnh Lào Cai ln tích cực hưởng ứng phương trâm “ thúc đẩy và củng cố xây dựng 62 huyện nghèo của cả nước”28 và điều lệ về miễn giảm học phí đối với sinh viên đại học, sinh viên các trường trung cấp chuyên nghiệp

28

của Bộ giáo dục và đào tạo29quy định lựa chọn các chính sách phù hợp với chỉ tiêu các thí sinh dân tộc thiểu số.

2.2. Chính sách giáo dục đối với dân tộc thiểu số của Trung Quốc

Coi trọng giáo dục dân tộc thiểu số khu vực biên giới luôn là nội dung quan trọng trong công tác giáo dục cũng nhu cơng tác dân tộc của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc từ trung ương đến địa phương đều rất quan tâm đến vấn đề giáo dục dân tộc thiểu số khu vực biên giới. Ủy ban dân tộc nhà nước Trung Quốc, bộ giáo dục và các tỉnh thành phố ra sức áp dụng các biện pháp để thúc đẩy và phát triển sự nghiệp cải cách giáo dục của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới. Nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả, chất lượng trình độ học vấn của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới, Ủy ban dân tộc Nhà nước Trung Quốc, Bộ Giáo dục và các bộ ngành trung ương khác đã áp dụng nhiều chính sách và biện pháp khác nhau. Trong đó chính sách “Hưng biên giàu dân30” đã đem lại nhiều cơ hội phát triển lớn cũng như nhiều cải thiện đáng kể cho nền giáo dục dân tộc thiểu số khu vực biên giới. Từ năm 2000 nhà nước đã bắt đầu thực thi chính sách “Hưng biên giàu dân”, 10 năm trở lại đây Bộ giáo dục đã lập ra một hệ thống các chính sách đãi ngộ khác nhau. Thơng qua các việc: thực thi các dự án giáo dục đặc biệt của quốc gia, giúp đỡ tài chính quốc gia trong việc xây dựng giáo dục trọng điểm, phân bố tài nguyên giáo dục công cộng đã không ngừng giúp đỡ cho việc phát triển nền giá dục cấp cơ sở và trung học của khu vực biên giới, tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên có chun mơn và khơng ngừng thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp giáo dục khu vực biên giới.

2.2.1. Chính sách giáo dục của nhà nước Trung Quốc

Năm 2002, trong báo cáo của đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 16 đã nêu rõ: cần đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục khoa học của nước nhà.Giáo dục nhất định phải được xếp ở vị trí chiến lược phát triển ưu tiên.Kể từ khi nhà nước Trung Quốc mới được thành lập, hội nghị cơng tác giáo dục nơng thơn tồn quốc lần đầu được tổ chức vào năm

2003, hội nghị đã xác định rõ cơng tác giáo dục nơng thơn chính là vấn đề quan trọng hàng đầu. Năm 2004 đã chính thức thực hiện dự án “hai vấn đề cơ bản” từ năm 2004- 2007 đối với khu vực phía tây đất nước. Năm 2005 Quốc vụ viện Trung Quốc đã quyết định từ năm 2006 bắt đầu thực hiện chính sách miễn tồn bộ phí học đường đối với các học sinh nơng thơn khu vực phía tây,đến năm 2007 sẽ mở rộng tới khu vực trung tâm và khu vực phía đơng; và sẽ cấp sách giáo khoa miễn phí và trợ cấp sinh hoạt cho các học sinh có hồn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và các học sinh dân tộc nội trú. Năm 2006 thực thi chính sách luật giáo dục mới được sửa đổi. Năm 2007 báo cáo đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 17 đã chỉ rõ rằng: “ưu tiên phát triển giáo dục chính là xây dựng nguồn tài nguyên nhân lực mạnh mẽ”. Năm 2008 Quốc vụ viện đã quyết định thực hiện một cuộc cải cách toàn diện các cơ chế cơ bản để bảo đảm kinh phí cho giáo dục bắt buộc ở nơng thơn và miễn giảm phí học đường cho học sinh thành phố.

Năm 2009 văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành thơng báo về việc tăng cường khả năng tìm kiếm việc làm cho các sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp,và có những chính sách thúc đẩy khả năng tìm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp.cơ bản hình thành một hệ thống các chính sách cho sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Năm 2010 Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành rất nhiều ý kiến về việc phát triển giáo dục mầm non hiện nay, xác định 10 phương pháp phát triển giáo dục mầm non. Hội nghị công tác giáo dục toàn quốc Thế Kỷ Mới lần đầu đã được tổ chức. Đại cương quy hoạch phát triển và cải cách giáo dục quốc gia dài hạn từ năm 2010-2020 chính thức được thực hiện và đưa ra bản kế hoạch phát triển giáo dục quốc gia trong 10 năm tới. Năm 2011 Bộ giáo dục và 27 tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương và binh đoàn sản xuất Tân Cương đã ký một bản ghi nhớ về sự phát triển cân bằng trong giáo dục bắt buộc.Trải qua 25 năm không ngừng nỗ lực, cả nước đã thực hiện được dự án “hai vấn đề cơ bản”. Năm 2012 Bộ giáo dục đã công bố rất nhiều văn kiện liên quan đến việc cải thiện chất lượng giáo dục đại học31

Điều 19 trong quy định bổ sung về luật tự trị khu vực dân tộc của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã chỉ rõ: nhà nước sẽ giúp đỡ phổ cập giáo dục bắt buộc 9 năm cho các khu vực dân tộc tự trị, giúp xóa nạn mù chữ,khơng ngừng cải thiện điều kiện học tập, cố

31

gắng hỗ trợ các trường trọng điểm khu vực tự trị xây dựng trường học nội trú; tại các trường trung học phổ thông ở khu vực phát triển sẽ xây dựng các lớp học dân tộc hoặc mở ra các trường trung học dân tộc, trong đó điều kiện học tập, trình độ giảng dạy và quản lý cần phải đạt mức tiêu chuẩn.

Nhà nước sẽ áp dụng nhiều biện pháp giúp đỡ các khu vực tự trị để có thể phát triển ngành nghề và giáo dục, phát triển giáo dục cấp trung học phổ thông và hệ đào tạo từ xa, thúc đẩy giáo dục cơ bản ở nông thôn, giáo dục người trưởng thành, phát triển sự nghiệp giáo dục chung. Nhà nước ln khuyến khích và ủng hộ các hình thức học tập khác nhau của khu vực dân tộc tự trị, tích cực hỗ trợ các khu vực tự trị phát triển sự nghiệp giáo dục.

2.2.1.1. Chính sách đầu tư cho giáo dục

Đối với việc tăng cường kinh phí đầu tư cho giáo dục dân tộc trong chương 7 luật giáo dục của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã nêu rõ: nhà nước cần căn cứ vào các nhu cầu và đặc điểm của các dân tộc thiểu số khác nhau để có những biện pháp khác nhau nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục của các đồng bào dân tộc thiểu số. Nhà nước sẽ hỗ trợ phát triển giáo dục cho các vùng sâu vùng xa và những vùng có nền kinh tế đặc biệt khó khăn. Quốc vụ viện và chính quyền nhân dân địa phương từ cấp huyện trở lên sẽ thiết lập quỹ giáo dục đặc biệt để tập trung hỗ trợ phổ cập giáo dục cho các vùng sâu vùng xa, các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính quyền trung ương và địa phương cần áp dụng những chính sách đãi ngộ đặc thù cho kinh phí giáo dục, bồi dưỡng giáo viên và các khoản vay ngân hàng thế giới. Cần thiết lập một quỹ trợ cấp đặc biệt cho các khu vực có hồn cảnh khó khăn, khu vực của đồng bào dân tộc thiểu số,các trường đào tạo sư phạm. Và có trợ cấp kinh phí cho việc giáo dục đốivới các khu vực có hồn cảnh khó khăn.Chính quyền nhân dân các cấp cần coi trọng việc giáo dục dân tộc, đảm bảo đầu tư trong giáo dục dân tộc.

Ngày 13 tháng 2 năm 1993,Trung ương Trung Quốc và quốc vụ viện Trung Quốc đã in và phát hành “Đại cương cải cách và phát triển giáo dục Trung Quốc”. Trong đó đã chính thức nêu rõ “các chính quyền các cấp sẽ ưu tiên đảm bảo vốn đầu tư tài chính cho

GDP.

Năm 1995 “Ba tăng trưởng” (tăng trưởng ngân sách tài chính giáo dục của chính quyền các cấp đã đóng góp cho sự tăng trưởng doanh thu tài chính thường xun góp phần làm cho chi phí giáo dục trên bình qn học sinh ngày càng tăng, bảo đảm sự tăng trưởng ổn định về kinh phí giáo dục cho giáo viên và học sinh) trong luật giáo dục của cộng hịa nhân dân Trung Hoa, chính phủ sẽ có những điều luật bảo hộ đầu tư kinh phí về giáo dục.

Từ năm 1998 trở đi, kinh phí tài trợ cho giáo dục của trung ương tăng liên tiếp 3

năm, mỗi năm tăng 1%. Trong giai đoạn 5 năm từ năm 1998 đến năm 2002 kinh phí cho việc giáo dục của Trung ương tăng 48,9 tỉ nhân dân tệ. Từ 4% đến điểm phần trăm đã chứng tỏ ý chí, trí tuệ và sự quan tâm của chính phủ Trung Quốc đến việc ưu tiên phát triển giáo dục.

Quyết định của đảng Cộng sản Trung Quốc về việc giải quyết một số vấn đề trong việc xây dựng một xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa năm 2006 đã nêu rõ: “bảo đảm để mức độ tăng trưởng kinh phí tài chính cho giáo dục cao hơn đáng kể so với mức độ tăng trưởng doanh thu thường xuyên, từng bước đưa kinh phí tài chính cho ngành giáo dục chiếm 4% tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP)”. 4% là con số chỉ tiêu duy nhất trong quyết định đã một lần nữa chỉ ra niềm tin và quyết tâm của Đảng cũng như nhà nước trong việc thực hiện tăng trưởng đầu tư cho giáo dục.

Tháng 7 năm 2010, trong công bố của đại cương kế hoạch phát triển và cải cách giáo dục lâu dài năm 2010 – 2020 đã chỉ rõ vấn đề bảo đảm kinh phí cho giáo dục trong 10 năm tới lại nhắc tới mục tiêu phát triển kinh phí tài chính đầu tư cho giáo dục sẽ chiếm 4% trong tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP)

Năm 2011, Quốc vụ viện Trung Quốc đã cho in và phát hành ý kiến về việc tiếp tục tăng đầu tư tài chính cho giáo dục.Yêu cầu chính quyền nhân dân các cấp nghiêm túc thực hiện chính sách tăng trưởng kinh phí đầu tư cho giáo dục, cải thiện chi tiêu ngân sách, tăng tỉ trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho giáo dục.

Năm 2011, tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục của Trung Quốc đạt 2386,929 tỉ nhân dân tệ tăng 22,02 % so với kinh phí đạt 1956,185 tỉ nhân dân tệ của năm 2010. Trong đó kinh phí giáo dục tài chính quốc gia đạt 1858,670 tỉ nhân dân tệ tăng 26,7% so với kinh

phí đạt 1467,7 tỉ nhân dân tệ của năm trước. Theo thống kê, năm 2011 tổng giá trị sản phẩm quốc nội của cả nước đạt 47288,2 tỉ nhân dân tệ, kinh phí tài chính cho giáo dục chiếm 3,93% tổng giá trị sản phẩm quốc nội, tăng 0,28% so với mức 3,65 % của năm trước. Kết quả giám sát tình hình kinh phí chi tiêu cho giáo dục năm 2011 cho thấy, tổng giá trị đầu tư cho giáo dục vẫn tiếp tục tăng lên, tỉ trọng kinh phí đầu tư cho giáo dục chiếm trong tổng giá trị sản phẩm quốc nội và tỉ trọng kinh phí đầu tư cho giáo dục trong tổng giá trị chi tiêu công cộng đều tăng so với năm 201032.

Báo cáo cơng tác của chính phủ Trung Quốc năm 2013 chỉ ra, trong 5 năm từ năm 2008 kinh phí tài chính đầu tư cho giáo dục quốc gia Trung Quốc đạt 7,79 nghìn tỷ nhân dân tệ,tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 21,58%, năm 2012 chiếm 4% tổng giá trị sản phẩm quốc nội, đầu tư chủ yếu tập trung vào các vùng nông thôn, vùng sâu vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh lào cai việt nam và châu hồng hà tĩnh vân nam trung quốc từ năm 1991 đến nay (Trang 44 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)