Những hạn chế tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh lào cai việt nam và châu hồng hà tĩnh vân nam trung quốc từ năm 1991 đến nay (Trang 70 - 74)

Bảng 3.4 : Tình hình chi kinh phí giáo dục cả nước năm 2011-2012

8. Bố cục luận văn

2.3.3. Những hạn chế tồn tại

2.3.3.1. Những vấn đề còn tồn tại trong chính sách hỗ trợ giáo dục của Việt Nam

Kết luận số 51-KL/TW ngày 29-10-2012 Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo Việt Nam vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất cho phát triển. Nhiều hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo đã được nêu từ Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII vẫn chưa được khắc phục cơ bản, có mặt nặng nề hơn”.

Mặc dù Việt Nam còn là một nước nghèo nhưng ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo mỗi năm một tăng từ 11% tổng chi ngân sách năm 1996 lên 15% năm 2000 và đến năm 2005 là 18%. Gần nhất, theo Thông tư số 99/2012/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, Bộ Tài chính yêu cầu các ban, ngành liên quan bố trí dự tốn chi ngân sách nhà nước năm 2013 (bao gồm chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi cải cách tiền lương) đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề đạt 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Đây là sự cố gắng rất lớn của Đảng, Nhà nước ta nhưng đầu tư mà không đi kèm với cơ chế kiểm tra, giám sát thì tất yếu dẫn đến hiệu quả thấp. Trong các nguy cơ mà Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ ra thì tham nhũng được coi là quốc nạn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng đối với quần chúng nhân dân. Nạn tham nhũng, lãng phí khơng trừ một lĩnh vực nào và giáo dục đào tạo cũng khơng

nằm ngồi sự tác động của nó. Vấn đề đặt ra là cần có chính sách quản lý, sử dụng nguồn kinh phí mà Nhà nước dành cho giáo dục và đào tạo sao cho có hiệu quả. Mặc dù chúng ta đã có Luật Phịng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng giáo dục và đào tạo có những nét đặc thù nên việc đổi mới chính sách trong lĩnh vực này là rất cần thiết.

Việc sử dụng ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo phải có kế hoạch hợp lý nhằm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ trí thức bảo đảm về chất lượng, số lượng và có cơ cấu đồng bộ. Tránh đầu tư dàn trải mà cần có sự ưu tiên cho một số lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn và những ngành công nghệ cao. Trong việc thực hiện các đề tài cũng như các chương trình giáo dục và đào tạo phải có cơ chế kiểm tra, kiểm sốt, đánh giá chất lượng một cách khoa học và có chế tài xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm. Việc xử lý có thể thực hiện theo cách phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo hậu quả mà chủ thể thực hiện gây ra khi họ cố tình lợi dụng ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo để tham nhũng.

Sự điều chỉnh đầu tiên về chính sách giáo dục và đào tạo đội ngũ trí thức chính là quan tâm xây dựng đội ngũ trí thức, giảng viên ở các trung tâm giáo dục và đào tạo. Đây chính là tiền đề tạo nên sự đột phá cho giáo dục và đào tạo bởi họ chính là người trực tiếp truyền đạt kiến thức chun mơn và góp phần tạo ra diện mạo mới cho đội ngũ trí thức trong tương lai. Cần mạnh dạn đưa các viện nghiên cứu, nhất là về các lĩnh vực khoa học cơ bản, về các trường đại học. Biện pháp này vừa đẩy mạnh được nghiên cứu vừa nâng cao được chất lượng giáo dục đào tạo, lại tiết kiệm được kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

2.3.3.2. Những vấn đề cịn tồn tại trong chính sách đãi ngộ giáo viên của Việt Nam

Những năm qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành tập trung xây dựng và ban hành được một hệ thống văn bản chỉ đạo tương đối đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương và các cơ sở giáo dục thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo (như: chế độ chính sách đối với nhà giáo cơng tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chính sách miễn thu học phí đối với học

sinh vào học ngành sư phạm.v.v...). Cùng với chính sách chung của Nhà nước, tùy vào điều kiện kinh tế của từng vùng, các sở GD&ĐT đã tích cực tham mưu với các cấp chính quyền để có những chính sách riêng hỗ trợ cho đội ngũ nhà giáo (như: chế độ hỗ trợ tiền lương cho giáo viên mầm non ngồi cơng lập; chế độ hỗ trợ cho giáo viên đi học tập nâng cao trình độ.v.v…). Tuy nhiên, chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo hiện cịn nhiều hạn chế, vướng mắc, như:

Nhiều quy định trong chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo đã ban hành từ lâu, khơng cịn phù hợp song chậm được bổ sung, sửa đổi, như: chế độ cho giáo viên đi bồi dưỡng tập trung theo Quyết định số 291/CP ngày 30/12/1974 của Hội đồng Chính phủ; chế độ làm việc và định mức lao động của nhà giáo; Chế độ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ và phụ cấp dạy lớp ghép; chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm và chế độ cấp bù học phí sư phạm.v.v...

Bất cập trong việc thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo, cụ thể như: chưa giải quyết triệt để bất hợp lý trong hệ thống thang, bảng lương, chế độ phụ cấp cho nhà giáo, chính sách tiền lương đối với giáo viên mầm non và chế độ đối với giáo viên hợp đồng; thu nhập của nhà giáo ở các trường cơng lập và ngồi cơng lập có khác biệt lớn; đời sống của phần đơng nhà giáo vẫn cịn khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên bản thân họ chưa thực sự yên tâm cơng tác, thậm chí ở một số thành phố lớn đã có hiện tượng giáo viên xin nghỉ việc, chuyển chỗ, làm nghề khác. Hay như tại Điều 8 Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ởtrường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, quy định thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm. Việc quy định thời gian như vậy chưa thu hút được những giáo viên muốn cơng hiến lâu năm tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2.3.3.3. Những vấn đề còn tồn tại trong chính sách hỗ trợ học sinh của Việt Nam

Trong “Nghiên cứu làm rõ các vấn đề bất hợp lý, cần khắc phục trong chính sách phát triển giáo dục, đào tạo đối với đồng bào dân tộc hiện nay đề xuất danh mục các

đào tạo, phát triển giáo dục vùng dân tộc và miền núi đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và cả nước”, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà sốt các chính sách giáo dục hiện hành, báo cáo những bất cập trong các chính sách hỗ trợ giáo dục đối với học sinh khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả báo cáo cho thấy mặc dù mọi chính sách của Đảng, nhà nước đều được thực hiện, nhưng do các chính sách đưa ra cịn nhiều điểm chưa hợp lý, xa rời với thực tế nên kết quả đạt được chưa cao. Ví dụ:

Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú chưa hoàn thiện

Trong tổng số 297 trường PTDTNT trên địa bàn 49 tỉnh và thành phố cả nước mới chỉ có 28 trường PTDTNT liên cấp THCS và THPT, do hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú bậc phổ thông trung học chủ yếu mới mở ở cấp tỉnh với quy mô ổn định trong một thời gian dài, vì vậy nhiều học sinh ở những huyện vùng cao có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, sau khi học xong phổ thông cơ sở ở trường nội trú huyện khơng có điều kiện tiếp tục học lên phổ thơng trung học vì trường học q xa nhà. Qua khảo sát tại một số địa phương, tình trạng học sinh các trường dân tộc nội trú sau khi tốt nghiệp cấp cơ sở khơng được đi học tiếp cịn nhiều, số học sinh sau khi tốt nghiệp PTTH phải trở về quê còn chiếm tỷ lệ khá cao vào khoảng 38,6%. Với thực trạng trên mạng lưới các trường PTDTNT chưa phát triển thành hệ thống liên thông từ bậc trung học cơ sở tới trung học phổ thông, chưa thực hiện được việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp các cấp học trong PTDTNT, dẫn đến lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, tại Thơng tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc quy định mức học bổng chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu của Nhà nước/12 tháng/năm (tương đương với 840.000đ/tháng; bình quân 28.000đ/học sinh/ ngày và 9.300đ/ bữa ăn/học sinh). Với mức trợ cấp như vậy, khi các em đang ở độ tuổi phát triển về thế lực không đủ đảm bảo sức khỏe cho việc học tập của học sinh hiện nay.

Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg còn nhiều điểm bất hợp lí

Tuy chính sách được ban hành đã từng bước đáp ứng và giải quyết được những khó khăn vướng mắc tồn tại nhiều thập kỷ qua đối với học sinh dân tộc thiểu số học tại các trường bán trú dân ni trước đây. Chính sách đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ở xa được đến trường học có nơi ăn, ở thuận lợi hơn. Nhưng với mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú theo Quyết định 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ như hiện nay bằng 40% mức lương tối thiểu chung tương đương 420.000đ/tháng, bình quân bằng 14.000đ/ngày/học sinh là quá thấp. Bên cạnh đó việc qui định về đối tượng, phạm vi áp dụng cũng khá hạn hẹp, đối tượng thụ hưởng chính sách này chưa phủ hết vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, những vùng có điều kiện KT-XH khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg vẫn chưa được áp dụng.

Chính sách đối với sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng chưa phù hợp

Cùng là đối tượng DTTS, nhưng số học sinh có học lực khá thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hệ chính quy lại khơng được hưởng các chính sách, chế độ ưu đãi như học sinh hệ cử tuyển. Hay như tại điểm b khoản 2 điều 3 Hướng dẫn khoản 2, 3 Điều 7 Nghị định 49 của Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010- 2011 đến năm học 2014-2015, quy định: Phòng Giáo dục chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở; Sở Giáo dục chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh trung học phổ thông. Việc quy định cấp bù học phí như vậy buộc cha mẹ học sinh phải đến Phòng giáo dục và Sở giáo dục để nhận, gây khó khăn cho cha mẹ học sinh vì phần lớn các tỉnh vùng dân tộc thiểu số đều có địa bàn rộng, điều kiện giao thơng đi lại không thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh lào cai việt nam và châu hồng hà tĩnh vân nam trung quốc từ năm 1991 đến nay (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)