Bảng 3.4 : Tình hình chi kinh phí giáo dục cả nước năm 2011-2012
8. Bố cục luận văn
3.3. Một số kinh nghiệm rút ra được từ chính sách giáo dục dân tộc thiểu số vùng biên giới Việt
3.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Một là, nỗ lực hết sức phát triển kinh tế xã hội vùng biên giới, gây dựng nền tảng vững chắc cho phát triển giáo dục.
Phát triển giáo dục thúc đẩy kinh tế, trình độ kinh tế sẽ ảnh hưởng đến trình độ giáo dục, do đó sự phát triển kinh tế và phát triển giáo dục là mối quan hệ tương hỗ. Thông thường phát triển giáo dục sẽ chịu sự gị bó của kinh tế, phát triển kinh tế sẽ trở thành điều kiện vật chất cho giáo dục, chỉ có phát triển kinh tế, điều kiện vật chất tối thiểu mới có thể hồn tồn phát triển được giáo dục. Tại tỉnh Lào Cai - Việt Nam người dân tích cực phát triển nơng nghiệp, du lịch, ngành thương mại xuất nhập khẩu, vì thế đã xếp thứ 2 trên cả nước về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2010 (PCI). Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14,2 %, giá trị GDP bình quân đầu người đạt 17,8 triệu đồng (tương đương với 840 USD)56, có rất nhiều cuộc sống dân tộc thiểu số được cải thiện từng ngày, thốt khỏi nghèo khó, giải quyết được vấn đề ăn mặc, như vậy mới có đủ khả năng để cho con em tới trường. Còn tại tỉnh Vân Nam châu Hồng Hà là khu vực biên giới thuộc vùng kinh tế chậm phát triển, kém xa trung tâm thành phố và các khu vực phát triển, không đủ mang lại sự đầu tư thiết yếu cho nhu cầu giáo dục, tất nhiên sẽ cản trở sự phát triển giáo dục.
Bởi vậy, Trung ương Trung Quốc và chính quyền các cấp cần phải áp dụng các biện pháp, từng bước mở rộng sự ủng hộ giúp đỡ trong phát triển kinh tế xã hội vùng biên giới tỉnh Vân Nam, châu Hồng Hà, đem đến những sự trợ giúp đặc biệt: suy xét nghiêm túc tính đặc biệt của vùng dân tộc biên giới, tạo điều kiện mang tính nền tảng vững chắc cho sự phát triển giáo dục vùng biên giới.
Hai là, đa dạng hóa hình thức đầu tư kinh phí cho giáo dục, từng bước cải thiện điều kiện xây dựng trường học.
Chính quyền các cấp cần phải nhận thức đầy đủ ý nghĩa quan trọng của việc phát triển sự nghiệp giáo dục vùng biên giới đối với việc duy trì bảo vệ quốc gia, thúc đẩy đoàn kết dân tộc và sự ổn định tại biên giới, đa dạng hóa con đường đâu tư kinh phí cho giáo dục. Một là, cần phải thiết lập hệ thống chỉ thị giám sát mục tiểu đầu tư kinh phí cho giáo dục, bảo đảm tỉ lệ đầu tư kinh phí cho giáo dục chiếm không thấp hơn 4% so với GDP, đồng thời khả năng ngân sách tối đa chi cho giáo dục, mức đãi ngộ phúc lợi trong
lương giáo viên,các loại tiêu chuẩn trích ngân sách cho học sinh, trường học tất cả đều phải được quy định rõ trong hệ thống này. Hai là, phải tập trung sức lực thúc đẩy mở rộng việc thực thi các chính sách “trường cấp quốc gia”, “cơng trình khn viên trường an tồn”, tập trung ngân sách giải quyết cơ sơ hạ tầng cho việc dạy học tiểu học và các trường trong thôn làng như: phòng học, nơi học, chỗ ăn ở cho học sinh giáo viên, nhà ăn, nhà vệ sinh, sân vận động, giải quyết tình trạng học sinh tiểu học và trung học “một phòng đa dụng”, đồng thời phân phối và trang bị nhiều hơn nữa các đồ dùng thiết bị dạy học, tránh tình trạng thiết bị, máy móc tại các trường tiều học, các nơi dạy học do thiếu thôn hoặc quá cũ kĩ mà trở thành vật trưng bày. Ba là, cần từng bước củng cố và mở rộng quy mơ thực hiện chính sách “hai miễn một bổ”, “ba miễn phí” và “bữa ăn dinh dưỡng”, đồng thời làm tốt công tác phối hợp nhịp nhàng, để cho chính sách đãi ngộ nhân dân được phát huy đúng vai trò.
Ba là, điều chỉnh hồn thiện chính sách “thu hồi trường học”, phân bổ hợp lí các trường hợp tại vùng biên giới.
Quán triệt thật tốt những quy định liên quan đến chính sách “thu hồi trường học” mà bộ giáo dục đã đề ra, suy xét kí lưỡng đối với các trường có ý nghĩa chính trị “giữ đất cố biên”, phân bổ hợp lí các trường tại các thơn làng vùng ven đường biên giới, ngoài việc điều chính hợp lí nền giáo dục ưu việt, cịn phải dựa trên ngun tắc lợi ích nhân dân, vừa giúp học sinh hưởng những lợi ích do nên giáo dục ưu việt mang lại, vừa ngăn chặn được tình trạng xu hướng di dân dời dân tự do của người dân vùng biên giới.
Bốn là xác lập thể chế đầu tư mới “lấy tỉnh làm chủ” hoặc “coi trung ương trực tiếp đầu tư làm chủ”.
Phát triển giáo dục cần sự đầu tư ngân sách lâu dài. Sự đầu tư ngân sách cho giáo dục không đủ bấy lâu nay đã trở thành nhân tố quan trọng hạn chế sự phát triển trong cải cách sự nghiệp giáo dục tại tỉnh Vân Nam châu Hồng Hà. Sự đầu tư ngân sách cho giáo dục và tốc độ phát triển sự nghiệp giáo dục là khơng tương thích, giáo dục các cấp các loại đang phải đối mặt với khó khăn kinh phí khơng đủ. Dân tộc thiểu số vùn biên giới châu Hồng Hà hầu hết đều sống ở những nơi xa xơi, hẻo lánh, giao thơng khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cuộc sống nghèo khó, quan niệm giáo dục cịn lạc hậu. Nhìn từ góc độ tổng thể, các khu vực biên giới đều tập trung “già, thiếu, biên, núi, nghèo”
thành một thể, nền kinh tế yếu kém, quy mơ kinh tế cịn nhỏ, chất lượng cuộc sống quần chúng cịn thấp, vùng nghèo khó cịn rộng lớn. Cần phải đẩy nhanh phát triển giáo dục tại các vùng này chính quyền các cấp nhất thiết phải dồn ngân sách hơn nữa cho giáo dục đồng thời áp dụng các chính sách trọng điểm cần có sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Để thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục tại vùng biên giới dân tộc thiểu số của tỉnh Lào Cai và châu Hồng Hà, cần căn cứ vào tình hình thực tế vùng biên giới dân tộc thiểu số, coi trọng sự đầu tư ngân sách của trung ương, tỉnh, sự ủng hộ của châu Hồng Hà và chính quyền địa phương huyện để cải thiện, phân chia khu vực áp dụng các biện pháp chủ thể đầu tư khác nhau, xác định các chủ thể đầu tư khác nhau trong “coi huyện làm đầu”, “coi tỉnh làm đầu” và “coi trung ương làm đầu”. Đối các vùng có nền kinh tế phát triển, với việc coi huyện làm đầu cũng đủ để duy trì phát triển giáo dục, tuy nhiên với các vùng không phát triển “ già, thiếu, biên, nghèo” nên “coi tỉnh làm đầu” hoặc “coi trung ương trực tiếp đầu tư làm đầu”, mở rộng được ngân sách đầu tư vào giáo dục, như vậy mới giải quyết được khó khắn thiết thực trong quá trình phát triển giáo dục tại vùng biên giới dân tộc thiểu số, đẩy nhanh phát triển sự nghiệp giáo dục, thúc đẩy khối đoàn kết các dân tộc, từng bước cùng nhau phát triển phồn vinh, thịnh vượng.
Năm là áp dụng các chính sách nghiêng về sự phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số biên giới.
Từ rất lâu nay, sự phát triển giáo dục tại vùng biên giới Trung Quốc còn rất lạc hậu so với vùng duyên hải và vùng người dân tộc Hán. Kinh tế xã hội vùng biên giới tỉnh Vân Nam châu Hồng Hà còn lạc hậu, bình quân GDP kém xa mức bình quân của cả nước, lại thêm các vấn đề như: chính sách giáo dục “đại đồng hóa” tồn quốc, khiến cho đội ngũ giáo viên tại vùng biên giới không ổn định, sự luân chuyển đội ngũ giáo viên càng nghiêm trọng, giáo dục vùng biên giới châu Hồng Hà ln rơi vào tình trạng lạc hậu. Nhà nước cần phải xem xét kĩ càng tính đặc trưng tại vùng biên giới, áp dụng các chính sách… tăng cường sức lực hỗ trợ hơn nữa, như vậy mới thể hiện rõ tính cơng bằng trong giáo dục.
Sáu là, tăng cường văn hóa kiến thức và dạy học song ngữ cho người dân tộc . Việc dùng song ngữ để giảng dạy sẽ góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa khoa học cho dân tộc thiểu số, đồng thời cũng là thực hiện tính cơng bằng giáo dục và bảo đảm ý
nghĩa vốn có trong tính đa dạng văn hóa dân tộc, thơng qua việc thúc đẩy phát triển dạy học song ngữ, cố gắng nỗ lực thay đổi diện mạo lạc hậu của vùng dân tộc biên cườn, có vậy mới thu hẹp khoảng cách với khu vực phát triển, thúc đẩy sự phồn vinh của các dân tộc và từng bước nâng cao đời sống nhân dân nơi đây, duy trì đồn kết và ổn định giữa các dân tộc, hiện tượng song ngữ là một loại tiêu chí nâng cao trong xã hội văn minh, dạy học song ngữ cũng là sự thể hiện của một dân tộc phồn vinh.
Tăng cường việc dạy học song ngữ cho lứa tuổi trước khi đến trường là nhịp cầu giúp cho trẻ em dân tộc thiểu số nắm bắt được sự giao lưu ngôn ngữ tốt hơn. Tôn trọng và bảo đảm quyền lợi cho các dân tộc thiếu số sử dụng ngôn ngữ và chữ viết mẹ đẻ. Tích cực bồi dưỡng nhân tài “tinh thơng tiếng Hán và tiếng dân tộc”, tăng cường bồi dưỡng sự hiểu biết song ngữ là ngôn ngữ dân tộc thiểu số và ngơn ngữ Hán, đưa văn hóa dân tộc, kiến thức dân tộc và truyền thống địa phương, biên tập xuất bản những sách tham khảo đọc thêm vào chương trình giảng dạy tại các trường tiểu học, trung học ở vùng dân tộc. Giáo dục song ngữ chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ đối với xã hội, dân tộc và cá nhân.