3.4.1 .Tăng cường hợp tác giáo dục vùng biên giới Việt Trung
3.4.2. Cọi trọng chiến lược và cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong phát triển giáo dục
triển giáo dục tại khu vực biên giới Việt – Trung
Biên giới là khu vực khá đặc biệt của mỗi quốc gia, vị trí chiến lược của nó là vơ vùng quan trọng. Khu vực biên giới Việt- Trung, ví dụ như tỉnh Lào Cai của Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, đại đa số đều khu vực tập của dân tộc thiểu số, tỉnh Vân Nam là một tỉnh có số người dân tộc thiểu số nhiều nhất tại Trung Quốc, còn tỉnh Lào Cai Việt Nam có tới 2757 dân tộc thiểu số khác nhau.
Phát triển giáo dục tại vùng biên giới không chỉ liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội của một dân tộc, mà còn trực tiếp phản ánh chính sách dân tộc của quốc gia, liên quan đến thống nhất đất nước và sự ổn định vùng biên giới, và còn liên quan đến tình hình chung của phát triển giáo dục đất nước.
Biên giới có thể nói là khu vực có vị trí chiến lược “Đường biên giới liền sát, con người gần gũi, văn hóa giao thoa, thơng thương thuận tiện”. Do kinh tế không phát triển, giáo dục cịn lạc hậu, đời sống nhân dân nghèo khó khiến cho khoảng cách giữa vùng biên giới và các vùng khác ngày càng lớn, điều này có ảnh hưởng nhất định tới sự ổn định và đoàn kết dân tộc. Do đó cần phải có chính sách đặc biệt, phù hợp với đặc điểm vùng dân tộc thiểu số. Các chính sách này cần phải thiết thực, khả thi, đồng thời hai phía Việt Trung đều cần thực hiện tốt phát triển kinh tế để đẩy nhanh sự nghiệp giáo dục ở khu vực này.