Tình hình giáo dục Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh lào cai việt nam và châu hồng hà tĩnh vân nam trung quốc từ năm 1991 đến nay (Trang 76 - 79)

Bảng 3.4 : Tình hình chi kinh phí giáo dục cả nước năm 2011-2012

8. Bố cục luận văn

2.4. Tình hình thực hiện chính sách giáo dục vùng dân tộc thiểu số khu vực biên giới Châu

2.4.1. Tình hình giáo dục Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam

Châu Hồng Hà là một châu tự trị tập trung đồng bào các dân tộc thiểu số khó khăn, bao gồm cả vùng biên cương và khu vực đồi núi. Những năm gần đây, lãnh đạo và người dân châu tự trị này đã tích cực triển khai và nghiêm túc thực hiện những chính sách liên quan đến giáo dục mà Nhà Nước và tỉnh Vân Nam đề ra. Và kết quả là, việc cải cách và phát triển giáo dục của Châu Hồng Hà đã đạt được những thành tựu đáng kể, bước đầu hình thành nền giáo dục mầm non, giáo dục căn bản, dạy nghề, kĩ thuật và giáo dục bậc đại học, cao đẳng… Tuy nhiên, trước mắt tình hình giáo dục của Châu này vẫn tồn tại một số bất cập, như khả năng phát triển giáo dục vùng biên cương khó khăn vẫn cịn yếu kém, trình độ văn hóa của người dân cịn thấp. Vì vậy, cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giáo dục nơi đây.

2.4.1.1 Trường học

Năm 2012, huyện Kim Bình tổng cộng có 180 trường học, bao gồm trường Mầm non (Nhà trẻ), trường tiểu học, trường Trung học cơ sở, Trường Trung học phổ thông và Trường bồi dưỡng giáo viên44. Cụ thể là có 18 trường Mầm non (chiếm 10% tổng số trường học), trong đó có 16 trường là do dân lập (chiếm 88.89% tổng số Nhà trẻ). Bậc

tiểu học gồm 144 trường (93 trường tiểu học toàn cấp, 18 trường sơ cấp và 33 điểm giảng dạy) chiếm 80% tổng số trường học. Ngoài ra, đã xây dựng 16 trường Trung học cơ sở (chiếm 8.89%), 1 trường Trung học phổ thông (chiếm 0.56%) và 1 Trường bồi dưỡng giáo viên, chiếm 0.56%).

Cũng trong năm này, huyện Lục Xuân đã cho xây dựng 21545 trường học với các bậc học tương tự như huyện Kim Bình. Trong đó, có 11 trường Mầm non (chiếm 5.12% tổng số các trường) với 3 trường dân lập (chiếm 27.27% nhà trẻ). Bậc Tiểu học bao gồm 192 trường (với 51 trường toàn cấp, 53 trường sơ cấp và 88 điểm giảng dạy, chiếm 89.3%). Bậc Trung học cơ sở có 9 trường, Trung học phổ thơng gồm 1 trường, lần lượt chiếm 4.19% và 0.47% tổng số trường học). Ngồi ra, huyện cịn cho xây dựng 1 trường dạy nghề phổ thông và 1 trường bồi dưỡng giáo viên (cả 2 đều chiếm 0.47% tổng số các trường).

Theo thống kê, huyện Hà Khẩu cũng đã xây dựng được 6646 trường học với các cấp bậc. Bậc học đầu tiên là Mầm non với 14 nhà trẻ (trong đó 9 trường do dân lập, chiếm 64.29 %), 14 nhà trẻ này chiếm 21.21% tổng số các trường. Có 44 trường tiểu học (22 trường tồn cấp và 22 điểm giảng dạy), (chiếm 66.67% tổng các trường), trong đó gồm 2 trường dân lập. Huyện đã thành lập 4 trường Trung học cơ sở, 1 trường trung học phổ thông và 1 trường dạy nghề cao cấp. Ngồi ra cịn có 2 trường hệ 9 năm (chiếm 3.03%).

2.4.1.2 Giáo viên

Năm 2012, tồn huyện Kim Bình có 3430 giáo viên các cấp. Trong đó, giáo viên mầm non 172 người (chiếm 5.01% tổng số giáo viên), giáo viên tiểu học 1740 người (chiếm 50.73%). Bậc trung học cơ sở và Trung học phổ thơng lần lượt có 1195 và 231 giáo viên (lần lượt chiếm 34.84% và 6.73%), Trường bổ túc có 13 giáo viên, chiếm 0.38%, giáo viên dạy nghề gồm 50 người, chiếm 1.46%. Sở giáo dục của huyện gồm 29 cán bộ, giáo viên (chiếm 0.85%). Tỉ lệ giáo viên nam và nữ hiện vẫn chưa được công bố. Tiếp theo là huyện Lục Xn, tồn huyện có 1879 giáo viên. Trong đó có 45 giáo viên Mầm non (chiếm 2.39% tổng số giáo viên). Giáo viên tiểu học bao gồm 987 người (chiếm 52.53%), giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông lần lượt là 638 người

45

Báo cáo công tác giáo dục huyện Lục Xuân 2012

46

và 129 người, lần lượt chiếm 33.95% và 6.87%. Trường bồi dưỡng giáo viên có 33 người (chiếm 3.76% tổng số giáo viên). Ngoài ra, giáo viên dạy nghề phổ thông gồm 47 thầy cơ (chiếm 2.5%). Sở giáo dục có 20 giáo viên (chiếm 1.06%). Tỉ lệ giữa giáo viên nam và nữ vẫn chưa rõ.

Huyện Hà Khẩu hiện có 1092 giáo viên các cấp, bao gồm cả 72 giáo viên dân lập. Theo thống kê cụ thể, giáo viên Mầm non của huyện tổng cộng có 85 người (chiếm 7.78% tổng số giáo viên), trong đó 53 người là giáo viên dân lập (chiếm 62.35% các giáo viên Mầm non). Giáo viên bậc tiểu học là 636 người (chiếm 58.24%), trong đó 19 người là giáo viên dân lập (chiếm 2.99% các giáo viên tiểu học). Giáo viên bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông lần lượt là 296 người và 57 người (lần lượt chiếm 27.11% và 5.22% tổng các giáo viên). Ngồi ra, có 18 giáo viên dạy nghề phổ thông (chiếm 1.65%).

2.4.1.3. Học sinh

Năm 2012, tổng số học sinh, sinh viên các cấp của huyện Kim Bình là 65026 người. Trong đó có 7675 trẻ mầm non (chiếm 11.8% tổng số học sinh, sinh viên). Học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông lần lượt là 36844 người, 16593 người, và 3518 học sinh, (lần lượt chiếm 56.66%, 25.52%, và 5.41% tổng số học sinh, sinh viên). Học sinh học nghề gồm 396 người, chiếm 0.61%. Trong tổng số 65026 học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện có 55698 người là dân tộc thiểu số (chiếm 85.65%). Trong đó, trẻ mầm non là 6264 em, học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông lần lượt là 32766 người, 14124 người và 2333 người. Còn lại 211 người học nghề.

Năm 2012, tồn huyện Lục Xn có 39840 học sinh, sinh viên, trong đó có 3848 trẻ mầm non, (chiếm 9.66% tổng số), học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông lần lượt là 22394 người, 10946 người, và 1874 người, lần lượt chiếm 56.21%, 27.47% và 4.7%. Học viên học nghề gồm 778 người, chiếm 1.95%.

Cũng trong năm 2012, huyện Hà Khẩu tổng số có 16135 học sinh, sinh viên. Trong đó có 1293 học sinh thuộc các trường dân lập (chiếm 8.01% tổng số học sinh, sinh viên). Cụ thể, trẻ mầm non có 2192 em chiếm 13.59% (trong đó, trường mầm non dân lập có 1022 em, chiếm 46.62%). Học sinh tiểu học gồm 8726 người, trong đó học sinh dân lập là 271 người, chiếm 3.27% tổng số học sinh tiểu học. Học sinh trung học cở sở, trung

học phổ thông, và học viên học nghề lần lượt là 4164 người , 916 người và 137 người, lần lượt chiếm 25.81%, 5.68% và 0.85% tổng số học sinh, sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh lào cai việt nam và châu hồng hà tĩnh vân nam trung quốc từ năm 1991 đến nay (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)