Các cấp Trường học Học sinh Giáo viên
Mầm non 192 35344 2788 Tiểu học 239 64674 5277 Trung học cơ sở 189 44227 3670 Trung học phổ thông 28 16788 1091 Trường bổ túc 7 trường dạy nghề 2 4212 89 Cao đẳng 2 1968 129 Tổng cộng 659 167213 13044
Theo Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai 2011
2.3.2. Những thành tựu đạt được
2.3.2.1. Mở rộng quy mơ trường lớp, tích cực phát triển giáo dục ở các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số.
Cùng với việc chính phủ đã áp dụng mơ hình mở rộng mạng lưới trường học được phân cấp hóa tại vùng biên giới và hỗ trợ một khoản lớn cho học sinh dân tộc thiểu số, thì tỷ lệ học sinh đi học đang dần tăng lên, tỷ lệ học sinh bỏ học đã giảm xuống. Tỉnh Lào Cai đã làm tốt cơng tác xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, về cơ bản đã phổ cập được giáo dục bắt buộc hệ trung học cơ sở tại vùng biên giới, loại bỏ được hiện tượng làng khơng có trường mầm non, trường tiểu học, thơn khơng có trường trung học cơ sở, huyện trường trung học phổ thơng. Ơng Nguyễn Anh Ninh giám đốc sở giáo dục tỉnh Lào Cai cho biết, ở Lào Cai 100% các xã dân tộc thiểu số đều có trường mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở, thôn hoặc vùng cách xa xã, huyện cũng có cơ sở
trường học. Tồn tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố trực thuộc đều có trường học nội trú dân tộc và bán nội trú .
Tỉnh Lào Cai có trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy tiếng Hán và các trung tâm giáo dục khác, các loại hình trung tâm giáo dục phát triển rất nhanh. Đồng thời cũng có trường giáo dục kỹ thuật, trường dạy nghề, trường đại học, mở ra nhiều ngành nghề mới, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, tỉnh Lào Cai đang cố gắng cải thiện chất lượng giáo dục để ngày một đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật.
2.3.2.2. Hiệu quả của chất lượng đào tạo và bồi dưỡng có những chuyển biến tích cực và tồn diện.
Tỉnh Lào Cai đã tích cực thực hiện và hồn thiện chính sách giáo dục quốc gia, chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo có những chuyển biến tích cực và tồn diện. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông dần dần ổn định, đồng thời từng bước tăng lên, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề cũng tăng theo từng năm; tỷ lệ học sinh phổ thông được đào tạo ngành tin học, ngoại ngữ tăng cao. Trường tiểu học và số lượng học sinh đến lớp mỗi ngày 2 buổi cũng dần tăng lên; Giáo dục chính trị, giáo dục truyền thống, công tác giáo dục tư tưởng đạo đức tại các trường học cũng được quan tâm và được tổ chức tích cực, thường xuyên. Nội quy của trường học tiếp tục được duy trì và củng cố. Cơng tác phổ cập giáo dục tiểu học, xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục cho bậc trung học cơ sở giữ vững ổn định ở 9 huyện trong đó có 164 xã, thơn, phường, thị trấn. Hiện nay, tỷ lệ trẻ em 5 tuổi nhập học đạt 99,8%, tỷ lệ nhập học của trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 là 99,8%, tỷ lệ thanh thiếu niên độ tuổi từ 15-18 có bằng tốt nghiệp trung học đạt 87,8%. Năm 2012 so với năm 2007 tăng 2,3%42, chất lượng giáo dục của từng giai đoạn không ngừng tăng lên.
2.3.2.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên dần dần được nâng cao.
đào tạo nghiệp vụ ít nhất là 30 ngày, kết quả đào tạo sẽ đưa vào thành tích sát ngạch giáo viên. Đồng thời nhà nước khuyến khích các giáo viên ở thành phố đến những vùng có điều kiện khó khăn, vùng dân tộc thiểu số để làm việc, đối với 1 loạt các chính sách đãi ngộ như đãi ngộ lương, nhà ở, đi lại, tuổi lao động, chức danh, đào tạo bồi dưỡng,v.v..Sau khi điều chỉnh chính sách, một số lượng lớn giáo viên ở đô thị phát triển với chất lượng ngiệp vụ tốt đã đến vùng dân tộc thiểu số, chất lượng giáo viên được cải thiện vì thế chất lượng dạy học cũng được nâng cao, giúp cho học sinh ngày càng được tiếp nhận sự giảng dạy theo mơ hình chuẩn hơn.
2.3.2.4. Cơng tác xã hội hóa giáo dục ngày càng nhận được sự quan tâm, đồng thời có được những chuyển biến tích cực.
Năm 2005, luật giáo dục Việt Nam chỉ ra rằng “Sự nghiệp giáo dục do chính phủ làm chủ đạo, gia đình, mỗi cá nhân và tất cả các lực lượng trong xã hội cùng nhau tham gia vào sự nghiệp này”. Tỉnh Lào Cai tích cực thực hiện nghị quyết số 51 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”43. Những năm gần đây, nhawgx nhận thức của nhân dân đối với giáo dục cũng toàn diện hơn, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục của các trường đại học. Hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo có những biến chuyển mới, hội nhập và thu hút nước ngoài để phát triển sự nghiệp giáo dục.
2.3.2.5. Các trường nội trú, bán nội trú dân tộc ở vùng sâu vùng xa phát triển nhanh chóng.
Trường nội trú và bán nội trú dân tộc đã tận dụng rất tốt nguồn lực giảng dạy, phát huy ưu thế giáo dục tổng thể, giải quyết được vấn đề các em học sinh sống phân tán rải rác, giao thông đi lại không thuận tiện, tạo cho các em học sinh vùng sâu vùng xa một môi trường học tập thuận lợi, tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi đi học tăng cao và giữ mức ổn định.
2.3.2.6. Công bằng xã hội cơ bản được bảo đảm, giáo dục khu vực dân tộc
43
thiểu số có sự phát triển tích cực.
Cơng bằng xã hội về tiếp nhận giáo dục có được những cải thiện, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em từ các gia đình nghèo, trẻ em gái và trẻ em dễ bị tổn thương ngày càng quan tâm. Tỷ lệ trẻ em gái, tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số ngày càng nhiều, khoảng cách giáo dục giữa vùng sâu vùng xa và đồng bằng có thể được thu hẹp lại. Đối với việc thực hiện công bằng xã hội và phát triển nguồn nhân lực thì miễn giảm học phí, học bổng, hỗ trợ cho vay đã đạt được những hiệu quả thiết thực.
2.3.3. Những hạn chế, tồn tại
2.3.3.1. Những vấn đề còn tồn tại trong chính sách hỗ trợ giáo dục của Việt Nam
Kết luận số 51-KL/TW ngày 29-10-2012 Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo Việt Nam vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất cho phát triển. Nhiều hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo đã được nêu từ Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII vẫn chưa được khắc phục cơ bản, có mặt nặng nề hơn”.
Mặc dù Việt Nam còn là một nước nghèo nhưng ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo mỗi năm một tăng từ 11% tổng chi ngân sách năm 1996 lên 15% năm 2000 và đến năm 2005 là 18%. Gần nhất, theo Thông tư số 99/2012/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, Bộ Tài chính yêu cầu các ban, ngành liên quan bố trí dự tốn chi ngân sách nhà nước năm 2013 (bao gồm chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi cải cách tiền lương) đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề đạt 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Đây là sự cố gắng rất lớn của Đảng, Nhà nước ta nhưng đầu tư mà không đi kèm với cơ chế kiểm tra, giám sát thì tất yếu dẫn đến hiệu quả thấp. Trong các nguy cơ mà Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ ra thì tham nhũng được coi là quốc nạn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng đối với quần chúng nhân dân. Nạn tham nhũng, lãng phí khơng trừ một lĩnh vực nào và giáo dục đào tạo cũng khơng
nằm ngồi sự tác động của nó. Vấn đề đặt ra là cần có chính sách quản lý, sử dụng nguồn kinh phí mà Nhà nước dành cho giáo dục và đào tạo sao cho có hiệu quả. Mặc dù chúng ta đã có Luật Phịng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng giáo dục và đào tạo có những nét đặc thù nên việc đổi mới chính sách trong lĩnh vực này là rất cần thiết.
Việc sử dụng ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo phải có kế hoạch hợp lý nhằm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ trí thức bảo đảm về chất lượng, số lượng và có cơ cấu đồng bộ. Tránh đầu tư dàn trải mà cần có sự ưu tiên cho một số lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn và những ngành công nghệ cao. Trong việc thực hiện các đề tài cũng như các chương trình giáo dục và đào tạo phải có cơ chế kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng một cách khoa học và có chế tài xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm. Việc xử lý có thể thực hiện theo cách phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo hậu quả mà chủ thể thực hiện gây ra khi họ cố tình lợi dụng ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo để tham nhũng.
Sự điều chỉnh đầu tiên về chính sách giáo dục và đào tạo đội ngũ trí thức chính là quan tâm xây dựng đội ngũ trí thức, giảng viên ở các trung tâm giáo dục và đào tạo. Đây chính là tiền đề tạo nên sự đột phá cho giáo dục và đào tạo bởi họ chính là người trực tiếp truyền đạt kiến thức chun mơn và góp phần tạo ra diện mạo mới cho đội ngũ trí thức trong tương lai. Cần mạnh dạn đưa các viện nghiên cứu, nhất là về các lĩnh vực khoa học cơ bản, về các trường đại học. Biện pháp này vừa đẩy mạnh được nghiên cứu vừa nâng cao được chất lượng giáo dục đào tạo, lại tiết kiệm được kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
2.3.3.2. Những vấn đề cịn tồn tại trong chính sách đãi ngộ giáo viên của Việt Nam
Những năm qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành tập trung xây dựng và ban hành được một hệ thống văn bản chỉ đạo tương đối đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương và các cơ sở giáo dục thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo (như: chế độ chính sách đối với nhà giáo cơng tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chính sách miễn thu học phí đối với học
sinh vào học ngành sư phạm.v.v...). Cùng với chính sách chung của Nhà nước, tùy vào điều kiện kinh tế của từng vùng, các sở GD&ĐT đã tích cực tham mưu với các cấp chính quyền để có những chính sách riêng hỗ trợ cho đội ngũ nhà giáo (như: chế độ hỗ trợ tiền lương cho giáo viên mầm non ngồi cơng lập; chế độ hỗ trợ cho giáo viên đi học tập nâng cao trình độ.v.v…). Tuy nhiên, chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo hiện còn nhiều hạn chế, vướng mắc, như:
Nhiều quy định trong chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo đã ban hành từ lâu, khơng cịn phù hợp song chậm được bổ sung, sửa đổi, như: chế độ cho giáo viên đi bồi dưỡng tập trung theo Quyết định số 291/CP ngày 30/12/1974 của Hội đồng Chính phủ; chế độ làm việc và định mức lao động của nhà giáo; Chế độ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ và phụ cấp dạy lớp ghép; chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm và chế độ cấp bù học phí sư phạm.v.v...
Bất cập trong việc thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo, cụ thể như: chưa giải quyết triệt để bất hợp lý trong hệ thống thang, bảng lương, chế độ phụ cấp cho nhà giáo, chính sách tiền lương đối với giáo viên mầm non và chế độ đối với giáo viên hợp đồng; thu nhập của nhà giáo ở các trường cơng lập và ngồi cơng lập có khác biệt lớn; đời sống của phần đơng nhà giáo vẫn cịn khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên bản thân họ chưa thực sự yên tâm cơng tác, thậm chí ở một số thành phố lớn đã có hiện tượng giáo viên xin nghỉ việc, chuyển chỗ, làm nghề khác. Hay như tại Điều 8 Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cơng tác ởtrường chun biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, quy định thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm. Việc quy định thời gian như vậy chưa thu hút được những giáo viên muốn công hiến lâu năm tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2.3.3.3. Những vấn đề còn tồn tại trong chính sách hỗ trợ học sinh của Việt Nam
Trong “Nghiên cứu làm rõ các vấn đề bất hợp lý, cần khắc phục trong chính sách phát triển giáo dục, đào tạo đối với đồng bào dân tộc hiện nay đề xuất danh mục các
đào tạo, phát triển giáo dục vùng dân tộc và miền núi đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và cả nước”, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà sốt các chính sách giáo dục hiện hành, báo cáo những bất cập trong các chính sách hỗ trợ giáo dục đối với học sinh khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả báo cáo cho thấy mặc dù mọi chính sách của Đảng, nhà nước đều được thực hiện, nhưng do các chính sách đưa ra cịn nhiều điểm chưa hợp lý, xa rời với thực tế nên kết quả đạt được chưa cao. Ví dụ:
Hệ thống các trường phổ thơng dân tộc nội trú chưa hồn thiện
Trong tổng số 297 trường PTDTNT trên địa bàn 49 tỉnh và thành phố cả nước mới chỉ có 28 trường PTDTNT liên cấp THCS và THPT, do hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú bậc phổ thông trung học chủ yếu mới mở ở cấp tỉnh với quy mô ổn định trong một thời gian dài, vì vậy nhiều học sinh ở những huyện vùng cao có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, sau khi học xong phổ thơng cơ sở ở trường nội trú huyện khơng có điều kiện tiếp tục học lên phổ thông trung học vì trường học quá xa nhà. Qua khảo sát tại một số địa phương, tình trạng học sinh các trường dân tộc nội trú sau khi tốt nghiệp cấp cơ sở khơng được đi học tiếp cịn nhiều, số học sinh sau khi tốt nghiệp PTTH phải trở về quê còn chiếm tỷ lệ khá cao vào khoảng 38,6%. Với thực trạng trên mạng lưới các trường PTDTNT chưa phát triển thành hệ thống liên thông từ bậc trung học cơ sở tới trung học phổ thông, chưa thực hiện được việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp các cấp học trong PTDTNT, dẫn đến lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, tại Thơng tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc quy định mức học bổng chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu của Nhà nước/12 tháng/năm (tương đương với 840.000đ/tháng; bình quân 28.000đ/học sinh/ ngày và 9.300đ/ bữa ăn/học sinh). Với mức trợ cấp như vậy,