Những nét tương đồng trong chính sách và thực hiện chính sách giáo dục dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh lào cai việt nam và châu hồng hà tĩnh vân nam trung quốc từ năm 1991 đến nay (Trang 90 - 95)

Bảng 3.4 : Tình hình chi kinh phí giáo dục cả nước năm 2011-2012

8. Bố cục luận văn

3.1. Những nét tương đồng trong chính sách và thực hiện chính sách giáo dục dân tộc thiểu số

dân tộc thiểu số khu vực biên giới 2 nước Việt - Trung

3.1.1. Chính sách đầu tư cho giáo dục

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi vậy đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh. Đảng và nhà nước Việt Nam cũng như Đảng và nhà nước Trung Quốc luôn chú trọng đầu tư phát triển giáo dục đất nước.

3.1.1.1. Tập trung đầu tư, tăng kinh phí cho giáo dục Tại Việt Nam

Đảng và nhà nước Việt Nam đầu tư lớn cho giáo dục.

Việt Nam coi giáo dục là lĩnh vực trọng điểm được tập trung đầu tư và có sự bảo đảm ưu tiên, cố gắng nâng cao tỉ trọng ngân sách chi cho giáo dục trong ngân sách chung. Năm 2007 chi phí cho giáo dục đã đạt 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục mà Quốc hội Việt Nam đã đề ra đến năm 2010, bảo đảm ưu tiên phát triển cho sự nghiệp giáo dục. Năm 2012, Việt Nam có tổng cộng 21.656.279 học sinh, chiếm 24.39% trong tổng số 88.780.000 người dân Việt Nam, trong đó học sinh mẫu giáo là 4.148.356 em, học sinh tiểu học là 7.202.767, học sinh THCS là 4.869.839 em, học sinh THPT là 2.675.320 em, sinh viên trung cấp là 555.684 em, sinh viên cao đẳng 756.292 em, sinh viên đại học là 1.448.021 em. Năm 2012 chi phí giáo dục ở Việt Nam là 170.349 tỉ đồng51, tổng kinh phí chi cho giáo dục bình quân đầu người là 1,9188 triệu đồng, chi phí

bình qn mỗi học sinh phải nộp vào khoảng 7,866 triệu đồng, trong khi năm 2004 con số này còn chưa đạt mức 1,113 triệu đồng, nhưng chỉ trong 8 năm đã gấp gần 8 lần, trong điều kiện ngân sách nhà nước cịn nhiều hạn chế, ngân sách thâm hụt thì con số này quả thật khơng phải là nhỏ, đủ để nhận thấy được Chính phủ Việt Nam đã và đang rất chú trọng việc đầu tư cho giáo dục nước nhà.

Bảng 3.1: Tỉ lệ ngân sách giáo dục Việt Nam trong GDP 2008-2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 GDP (100 triệu đồng) 15.451.825 17.197.732 20.700.000 26.502.279 30.851.349 Tốc độ tăng trưởng (%) 6,23 5,3 6,78 5,89 5,03 Thu nhập tài chính (100 triệu đồng) 4.305.490 4.547.860 5.884.280 7.218.056 7.431.886 Chi phí giáo dục (100 triệu đồng) 740.170 946.350 1.207.850 1.512.000 1.703.490

Chi phí giáo dục trong

GDP(%) 5 5,75 6,1 5,95 5,77

Chi phí giáo dục trong

tổng chi ngân sách (%) 17,19 20,81 20,53 20,9 22,92

Tổng hợp niên giám thống kê Việt Nam từ năm 2008 đến 2012

Tại Trung Quốc

Giống như Việt Nam, Chính phủ Trung Quốc cũng đẩy mạnh đầu tư giáo dục, đặc biệt chú trọng tăng kinh phí đối với giáo dục bắt buộc.

Từ năm 2006 đến năm 2010, nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí cho giáo dục bắt buộc trên toàn quốc tăng từ 330,5 tỉ tệ lến đến 973,9 tỉ tệ, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 24,1% ; nguồn ngân sách trung ương chuyển đến các dự án, chương trình đặc biệt trong giáo dục bắt buộc cũng tăng từ 18,77 tỉ tệ lên 114,05 tỉ tệ, tăng trưởng bình quân đạt 43,5%: kinh phí trích từ cơng quỹ tài chính cơng bình qn cho mỗi học sinh tiểu học và học sinh THCS lần lượt tăng từ 271 tệ, 378 tệ lên 1366 tệ, 2045 tệ, tăng trường bình quân hàng năm đạt 38,2% và 40,1 %. Cơ chế bảo đảm kinh phí cho giáo dục bắt buộc tại nông thôn đều được thực thi rất hiệu quả.

Từ năm 2006 đến năm 2011, ngân sách chi cho việc cải cách cơ chế bảo đảm kinh phí giáo dục bắt buộc ở nông thôn khoảng 600 tỉ tệ, nhằm miễn trừ các khoản học phí, lệ phí và mang lại nguồn hỗ trợ ổn định và đáng tin cậy. Năm 2011 trong kế hoạch cải thiện

dinh dưỡng được tập trung thực hiện tại các vùng khó khăn tiếp giáp, đã xây dựng được hơn 130 nghìn trường học nơng thơn, đón nhận hơn 30 triệu học sinh nơng thôn tới học.

3.1.1.2. Tăng chi phí giáo dục trong ngân sách nhà nước Tại Việt Nam

Việt Nam tăng tổng chi phí đầu tư cho giáo dục theo từng năm.

Kể từ khi cài cách, đặc biệt là trong những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt, tổng lượng đầu tư cho giáo tăng dần theo từng năm, so với các nước trên thế giới đặc biệt là với các nước láng giềng, Việt Nam ln xếp ở vị trí cao trong bảng xếp hạng thế giới về đầu tư giáo dục. Tổng chi phí mà Chính phủ Việt Nam đã dành cho giáo dục trong năm 2001 là 1.560 tỉ đồng, chiếm 15,5 % tổng ngân sách nhà nước trong cùng năm. Năm 2007 con số này 6.667 tỉ đồng , chiếm 20% tổng ngân sách nhà nước trong cùng năm. Sau đó vài năm, chính phủ Việt Nam đã lấy mức 20% ngân sách để chi cho giáo dục, để Việt Nam sẽ dần có mức đầu tư giáo dục sánh ngang với các nước phát triển.

Bảng 3.2: Bảng chi phí giáo dục của Việt Nam 5 năm gần đây (100 triệu đồng)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 740170 946350 1207850 1512000 170349 Trung ương 189120 238340 306800 372630 41656 Địa phương 551050 708010 901050 1139370 128693 Chi phí cơ sở vật chất 125000 161600 222250 271610 30174 Trung ương 59000 74500 93160 107810 13174 Địa phương 66000 87100 129090 163800 17000

Chi phí bồi dưỡng giáo

dục thường xuyên 615170 784750 985600 1240390 140175

Trung ương 130120 163840 213640 264820 28482

Địa phương 485050 620910 771960 975570 111693

Tại Trung Quốc

Tỉ lệ kinh phí ngân sách nhà nước chi cho giáo dục trong tổng GDP liên tiếp tăng cao trong nhiều năm, liên tiếp đạt được những bước tiến mới.

Từ năm 2005 đến năm 2012, tỉ lệ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục lần lượt chiếm: 2.28%, 2.93%, 3.12%, 3.33%, 3.59%, 3.65%, 3.93% , 4.24%52. Đặc biệt là năm 2012, tỉ lệ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho kinh phí giáo dục đã đạt 4% trong tổng giá trị sản phẩm quốc nội so với mục tiêu đề ra, tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự phát triển và cải cách trong sự nghiệp giáo dục.

3.1.2. Chính sách hỗ trợ giáo viên

Giáo viên là lực lượng nòng cốt của giáo dục. Quan tâm chú trọng nâng cao đời sống giáo viên là biện pháp gián tiếp nâng cao chất lượng giáo dục. Nhận thấy tầm quan trọng của việc hỗ trợ giáo viên Đảng và Nhà nước hai nước Việt Nam, Trung Quốc đều đưa ra các chính sách hỗ trợ hợp lý, thiết thực nhằm nâng cao đời sống các thầy cô, đồng thời thu hút giáo viên trẻ về các vùng dân tộc thiểu số khu vực biên giới, đem cái chữ đến cho học sinh nơi đây.

Việt Nam và Trung Quốc đều tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đặc biệt tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên khu vực biên giới.

Tại Việt Nam

Các chính sách đã tập trung giải quyết được một lượng vấn đề còn tồn tại trong quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên vùng biên giới, hơn nữa việc thực thi những chính sách này cịn mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Việt Nam đã phê duyệt và đưa ra hàng loạt chính sách đãi ngộ, góp vai trị quan trọng trong việc giữ vững ổn định đội ngũ giáo viên giảng dạy tại vùng biên giới. Nỗ lực hết sức giải quyết vấn đề số lượng giáo viên không đủ tại vùng biên giới. Kể từ năm 2012, Việt Nam đã thông qua “ Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020”,

52

trong quá trình tổng kết thành tựu đạt được của giáo dục Việt Nam giai đoạn năm 2001- 2010, đã nhắc tới “ tốc độ tăng trưởng về mặt số lượng giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục , về chất lượng dần được nâng cao, từng bước khắc phục sự bất hợp lí trong cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phổ cấp giáo dục và phát triễn trong mỗi giai đoạn, mỗi quá trình.”

Tại Trung Quốc

Hai là, các chính sách đều có xu hướng giải quyết và coi trọng các vấn số lượng, chất lượng trong quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên vùng biên giới.

Ngồi thơng qua việc kết hợp cải thiện chính sách đãi ngộ giáo viên vùng biên giới, thu hút nhân tài ngồi ngành đến vùng nơng thơn biên giới công tác và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vùng biên giới, còn giải quyết tốt vấn đề thiếu hụt số lượng trong quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên, đồng thời cũng tăng cường giải quyết vấn đề chất lượng giáo viên vùng dân tộc biên giới: trong giai đoan từ năm 1985 đến năm 2001, nhà nước đã liên tiếp đưa ra nhiều chính sách liên quan đến việc xin thôi chức từ chức của giáo viên vùng biên giới, đặc biệt là từ năm 2005 trở lại đây, bộ giáo dục đã chỉ rõ cần phải từng bước loại bỏ tình trạng giáo viên dạy thay, thực hiện hệ thống tuyển chọn giáo viên giảng dạy tại nơng thơn một cách tồn diện.

3.1.3. Chính sách hỗ trợ học sinh

Chất lượng học sinh chính là tấm gương phản ánh rõ nhất chất lượng giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục, cần quan tâm hỗ trợ đến đối tượng này nhiều hơn nữa. Đặc biệt là học sinh vùng sâu, vùng xa, chỉ khi đảm bảo cuộc sống vật chất, các em mới có thể đến trường. Nhận thức sâu sắc về tính phức tạp ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới, Đảng và nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đảm bảo cuộc sống học sinh và điều kiện học tập của các em. Hai chính phủ đã có những chính sách thiết thực, hợp lí và kịp thời để hỗ trợ đảm bảo các em đều được đi học.

Việt Nam và Trung Quốc đều đưa ra các chính sách hỗ trợ học sinh sinh viên từ mầm non đến đại học. Từ các chính sách miễn giảm học phí đến các chính sách hỗ trợ

thiểu số vùng biên đã có những chính sách hỗ trợ thiết thực đảm bảo bình đẳng quyền được đi học của các em. Tuy nhiên mức độ thực hiện các chính sách này của hai nhà nước có nhiều điểm khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh lào cai việt nam và châu hồng hà tĩnh vân nam trung quốc từ năm 1991 đến nay (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)