Những nét khác biệt trong chính sách và thực hiện chính sách giáo dục dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh lào cai việt nam và châu hồng hà tĩnh vân nam trung quốc từ năm 1991 đến nay (Trang 95 - 103)

Bảng 3.4 : Tình hình chi kinh phí giáo dục cả nước năm 2011-2012

8. Bố cục luận văn

3.2. Những nét khác biệt trong chính sách và thực hiện chính sách giáo dục dân tộc thiểu số

tộc thiểu số vùng biên giới Việt – Trung

Chính sách Việt Nam Trung Quốc

Đầu tư cho giáo dục

- Ưu tiên phát triển GD vùng dân tộc thiểu số

- Đa dạng hóa đầu tư GD, xã hội hóa GD

- Hồn thiện các chế độ đãi ngộ, trợ cấp

Hỗ trợ giáo viên

- Các chính sách đảm bảo toàn diện, đãi ngộ cao - Các chính sách cụ thể, có mục tiêu rõ ràng - Các chính sách mang tính hệ thống, hồn chỉnh Hỗ trợ học sinh - Đưa ra các chính sách hỗ trợ đối tượng học sinh trước tuổi đến trường - Đảm bảo bình đẳng giáo dục

- Đảm bảo quyền lợi một cách tồn diện

- Phủ sóng rộng rãi giáo dục bắt buộc và chính sách “hai miễn một bổ”

- Chính sách bữa ăn dinh dưỡng đặc biệt

3.2.1. Chính sách đầu tư cho giáo dục Tại Việt Nam Tại Việt Nam

Là một dân tộc đông anh em, với hơn 54 dân tộc, Đảng và chính phủ Việt Nam ln xác định phải quan tâm đặc biệt đến đầu tư giáo dục dân tộc thiểu số.

Ở Việt Nam, các tỉnh phía bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang đều thuộc khu vực dân tộc thiểu số vùng biên giới. Trong tổng số 62 huyện khó khăn tại Việt Nam, Lào Cai đã có tới 3 huyện Si Ma Cai, Mường Khương và Bắc Hà. Trong quá trình đầu tư vào giáo dục, Chính phủ Việt Nam ln ưu tiên cho sự phát triển giáo dục tại các vùng dân tộc thiểu số, biên giới. bảo đảm phát triển giáo dục tại khu vực có nền kinh tế xã hội chậm phát triển.

Bên cạnh đó trong q trình phát triển nền giáo dục nước nhà, Việt Nam rất coi trọng sự đa dạng hóa con đường đầu tư cho giáo dục, xem đó là sách lược chiến lược quan trọng hàng đầu.

Xã hội hóa giáo dục là chính sách hàng đầu đối với nền giáo Việt Nam. Năm 1997, chính phủ Việt Nam đã đề ra chủ trương xã hội hóa giáo dục, giáo dục cùng với hoạt động bồi dưỡng giáo đều là sự nghiệp chung của toàn xã hội, toàn xã hội phải cùng nhau thực hiện sự nghiệp giáo dục và tồn thể quần chúng phải cùng được hưởng hình thức giáo dục như nhau. Sự nghiệp giáo dục nhận được sự ủng hộ từ ngân sách nhà nước, đồng thời cũng phải dựa tồn bộ vào xã hội, có vậy mới cân bằng được nguồn ngân sách hộ trợ, bao gồm cơ cấu kinh tế, các tổ chức xã hội, sự hỗ trợ từ nhân dân quần chúng, sự phối hợp từ phía phụ huynh và học sinh. Sự đa dạng các nguồn đầu tư, mở rộng và phát triển quan hệ giáo dục quốc tế, tận dụng một cách có hiệu quả từ các nguồn tài trợ chính thức, quỹ tín dụng của các tổ chức nước ngồi và cá nhân, sự qun góp từ các tổ chức quốc tế và Việt kiều.

Theo thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam. trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến năm 2012, các tổ chức cơ quan quốc tế đã hỗ trợ cho Việt Nam với tồng số tiền lên đến 80 tỉ USD53, dùng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam, xóa đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, có khoảng 50 quốc gia, tổ chức quốc tế cùng với hơn 350 tổ chức phi chính phủ cung cấp vốn ODA và tín dụng đãi ngộ trên các lĩnh vực kinh tế xã hội tại Việt Nam. Trong đó, ngánh giáo dục cũng được ưu tiên cung cấp và sử dụng vốn ODA, cụ thế 100 triệu USD được dùng cho việc phát triển giáo dục mầm non và tiểu học, 205 triệu USD dùng cho giáo dục Trung học, 138 triệu USD dành cho giáo dục Đại học54, còn lại hầu hết vốn OAD đều dùng để cải thiện nâng cấp môi trường giảng dạy cho các vùng dân tộc thiểu số miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn.

Bảng 3.3: Tỉ lệ vốn ODA đầu tư phát triển cho các lĩnh vực tại Việt Nam

Lĩnh vực ưu tiên phát triển Chiếm (%) vốn ODA

Giao thông vận tải 28.22

Năng lượng và công nghiệp 19.8

Nông nghiệp và phát triển nông thôn 15.17

Phát triển đô thị và môi trường 13.44

Y tế và giáo dục 8.61

Ngành khác 14.76

Theo Nhìn lại 20 năm viện trợ ODA, website bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam

Việc thực thi chính sách xã hội hóa giáo dục, huy động hiệu quả tính tích cực của việc thành lập trường học trong toàn xã hội, mở rộng được cách thức cũng như nguồn kinh phí giáo dục quốc dân, bước đầu hình thành bầu khơng khí để tồn xã hội quan tâm đến giáo dục và môi trường xã hội cho tồn dân học tập, từ đó đã thúc đẩy cải cách giáo dục.

Tại Trung Quốc

Trung Quốc luôn không ngừng hồn thiện chế độ trợ cấp. Trong báo cáo cơng tác chính phủ đã chỉ rõ, khơng ngừng hồn thiện chế độ trợ cấp cấp quốc gia, thành lập hệ thống trợ cấp đối với các học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn, thực hiện tồn diện ở mỗi giai đoạn từ giáo dục mầm non đến giáo dục bậc nghiên cứu, mỗi năm tổng giá trị trợ cấp lên đến gần 100 tỉ tệ, số lượt học sinh được hưởng trợ cấp là gần 80 triệu lượt. Từ năm 2007 đến năm 2011, số lượt học sinh được hưởng chế độ trợ cấp trong các giai đoạn giáo dục đại học, dạy nghề, giáo dục THPT và giáo dục bắt buộc đã nâng tổng số lên 340 triệu lượt.

3.2.2. Chính sách hỗ trợ giáo viên Tại Việt Nam Tại Việt Nam

Chính phủ khơng ngừng đưa ra các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ giáo viên.

Các chính sách được bảo đảm tồn diện, đãi ngộ lớn.

Ngoài những các chính sách đãi ngộ và chính sách nhà ở mang tính mục tiêu, Việt Nam cịn hướng đến những giáo viên cơng tác tại vùng dân tộc, biên giới xa xơi, đưa ra nhưng chính sách đãi ngộ khác liên quan đến thâm niên công tác, điều động công tác…, bảo đảm khá toàn diện những quyền lợi của giáo viên nơi đây. Ví dụ như, nếu thâm niên cơng tác của giáo viên vùng biên giới là 1 năm thì sẽ được tính được là 1,5 năm; các giáo viên được điều đến vùng biên giới cơng tác sau khi mãn kì hạn, nhà nước có thể sẽ dựa theo nguyện vọng của mỗi người giúp đỡ sắp xếp cơng việc, có người nhà thân thích điều đến cơng tác tại khu vực biên giới, thì có thể hưởng thêm phí đi lại, trợ cấp về phí

vận chuyện hành lí, nhân viên làm trong lĩnh vực giáo dục tại vùng biên giới có thể tham gia trồng trọt, chăn nuôi, nhà nước sẽ hỗ trợ 50% vốn chăn ni, trồng trọt. Những chính sách này bất luận này là từ phía ngồi hay từ góc độ sức lực đều tạo ra sự bảo đảm rất tốt cho quyền lợi của giáo viên vùng biên giới, góp phần ổn định đội ngũ giáo viên vùng biên giới.

Trong khi đó, so với Việt Nam trên những lĩnh vực này, Trung Quốc vẫn còn giữ một khoảng cách khá xa, những chính sách đãi ngộ như vậy thì vẫn cịn thiếu khá nhiều.

Các chính sách đối với giáo viên vừa cụ thể vừa có mục tiêu rõ ràng.

Đối với giáo viên cơng tác tại vùng biên giới, Việt Nam không chỉ dựa theo đặc điểm cụ thể của từng nơi công tác, từng loại hình trường học để đưa ra tiêu chuẩn trợ cấp khác nhau trong mỗi mức lương hàng tháng, mà cịn đưa ra hình thức trợ cấp một lần đối với các giáo viên cơng tác tại nơi có kinh tế đặc biệt khó khăn. Về chỗ ở, khơng chỉ cấp nhà ở công trong thời gian cơng tác mà cịn cấp cho những giáo viên đã mãn hạn nhưng vẫn muốn ở lại tiếp tục làm việc, còn ưu tiên sắp xếp đất ở, đồng thời đãi ngộ giá nhà trong 10 năm.

Về việc giải quyết hai vấn đề này, mặc dù Trung Quốc đã có những chính sách hỗ trợ tương ứng, thế nhưng mới chỉ có tính mục tiêu mà chưa có tính cụ thể. Về phương diện đãi ngộ mới chỉ quy định mức lương bình quân hàng tháng của giáo viên khơng được thấp hơn hoặc cao hơn mức lương bình quân của công nhân viên chức nhà nước, trong khi thực hiện chế độ trợ cấp tại vùng biên giới khó khăn, đồng thời cũng phải hướng tới những nhân viên, đơn vị, cơ quan tại vùng biên giới, chứ khơng phải là chỉ có mỗi tập thể giáo viên. Vì vậy, sự đãi ngộ và vị trí của những giáo viên vùng biên giới khơng có được sự bảo đảm và ưu tiên tối đa.

Tại Trung Quốc

Các chính sách xây dựng cơ cấu đội ngũ giáo viên cấp quốc gia không những mang tính hệ thống mà cịn rất hồn chỉnh.

Các chính sách đầu tư vào lĩnh vực xây dựng đội ngũ giáo viên ở Trung Quốc có thể nói là khá nhiều, đặc biệt là cấp quốc gia, các quy định pháp luật và chính sách liên quan hướng đến việc xây dựng đội ngũ giáo viên có thể nói là rất đầy đủ , bao gồm mọi

mặt trong xây dựng đội ngũ giáo viên. Hơn nữa, trong từng giai đoạn phát triển khác nhau đều dựa theo sự phát triển xã hội trên thực tế để điều chỉnh hướng đi của các chính sách giáo viên. Ví dụ, giai đoạn cải cách mở cửa từ thế kỉ trước đến giai đoạn tìm kiếm con đường phát triển năm 1995, các chính sách giáo viên của Trung Quốc chủ yếu nhằm bảo đảm số lượng, chất lượng, vị trí, tiền lương, phúc lợi cùng với bồi dưỡng cho giáo viên nông thôn, giúp cho mọi hoạt động giảng dạy tại nơng thơn có được căn cứ pháp luật và bảo đảm chế độ, đồng thời còn chú trọng giải quyết vấn đề thiếu hụt lượng giáo viên: trong giai đoạn đi sâu cải cách từ năm 1996-2005, các chính sách giáo viên được đề ra lúc này lại tập trung giải quyết phổ cập giấy chứng nhận cho giáo viên, giải quyết sự thiếu hụt giáo viên tại vùng sâu vùng xa cùng với nâng cao năng lực giảng dạy ,tố chất giảng viên; từ năm 2006 trở lại đây, các chính sách giáo viên lại càng thể hiện rõ tính cơng bằng, thơng qua việc nhấn mạnh, từng bước đẩy mạnh lực lượng đội ngũ giáo viên vùng nông thôn, thu hẹp khoảng cách nông thôn- thành thị, bảo đảm ổn định về mặt số lượng, chất lượng đối với đội ngũ giáo viên vùng nơng thơn, hóa giải vấn đề thiếu hụt giáo viên nơng thơn, đặc biệt phát huy vai trị bảo đảm trong việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nơng thơn phía Tây55.

3.2.3. Chính sách hỗ trợ học sinh Tại Việt Nam Tại Việt Nam

Một là, có các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ hướng tới nhóm học sinh đặc biệt thuộc giai đoạn giáo dục trước tuổi đến trường

Việt Nam khá coi trọng giáo dục mầm non thuộc giai đoạn trước tuổi đến trường, do vậy ngồi việc mỗi thơn vùng biên giới đều có trường mầm non cịn có trợ cấp tương xứng cho nhóm trẻ mầm non đặc biệt có hồn cảnh kinh tế khó khăn. Việc thực thi những chính sách này đã dần nâng cao tỉ lệ đến trường của học sinh trong độ tuổi mầm non trong nước tại Việt Nam. Trong báo cáo cơng tác tình hình giáo dục năm 2011, bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đã đề cập tới tỉ lệ tới trường của trẻ 5 tuổi năm 2014 đạt 90%.

Ngược lại, đối với giáo dục trước tuổi đến trường tại Trung Quốc, đầu tiên bản thân

55

Mã Vĩnh Tồn “Nhìn lại chính sách dành cho giáo viên nơng thơn trong vịng 30 năm trở lại đây của Trung Quốc” – NXB Giáo Dục 2013

trường mầm non vùng biên giới vẫn còn tồn tại một số hạn chế, thêm vào đó chưa xây dựng hoàn thiện chế độ trợ cấp cho giáo dục trước tuổi đến trường, trong năm 2011 chính phủ Trung Quốc bắt đầu yêu cầu các khu vực thực hiện nguyên tắc “địa phương làm trước, trung ương bổ trợ” để từng bước xây dựng chế độ trợ cấp cho giáo dục trước tuổi đến trường, do vậy trong quá trình quán triệt cụ thể, các chính sách hỗ trợ đối với giáo dục trước tuổi đến trường tại vùng biên giới Trung Quốc vẫn chưa được thực hiện tốt. Từ đó dẫn đến tỉ lệ phổ biến tới trường mầm non của các em vùng biên giới vẫn còn khá thấp.

Hai là, chế độ nội trú, bán trú cho học sinh dân tộc tại các trường học đầy đủ đã góp phần bảo đảm quyền lợi hưởng nền giáo dục bình đẳng cho các em học sinh vùng dân tộc nơi biên giới.

Việt Nam đã thực thi những chính sách hỗ trợ, trợ cấp cho dân tộc vùng biên giới đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số, hơn cả đó là Việt Nam đã thơng qua việc thúc đẩy chế độ nội trú , bán trú dân tộc tại các trường nhằm thực hiện những chính sách đó. Các chế độ nội trú, bán trú dân tộc tại trường học đều được phổ cập khá nhiều tại Việt Nam. Bình quân các trường tại mỗi tỉnh, huyện đều lần lượt có các khu nội trú dân tộc, mà bán trú thì lại càng phổ biến hơn, chỉ cần lượng học sinh dân tộc thiểu số bán trú và nội trú thuộc khu vực có hồn cảnh kinh tế xã hội khó khăn đạt tới một tỉ lệ nhất định thì sẽ có cơ hội được cơ quan nhà nước phê duyệt thành trường phổ thông dân tộc bán trú, thông thường bao gồm hai giai đoạn là tiểu học, THCS. Một số tỉnh biên giới của Việt Nam như tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang đều có các trường phổ thơng bán trú và nội trú dân tộc tương ứng, học sinh theo học tại các trường này đều được hưởng các chế độ đãi ngộ khác nhau từ học phí, học bổng, tiền trợ cấp đến đồ dùng học tập, đồ dùng sinh hoạt…Đây là sự bảo đảm rất lớn về quyền lợi hường nền giáo dục đối với các học sinh dân tộc vùng sâu vùng xa , vùng biên giới.

Mặc dù Trung Quốc cũng có một số trường dân tộc, nhưng lúc đầu khơng được quy mộ hệ thống như của Việt Nam, mà cịn thiếu đi những chính sách hỗ trợ đặc biệt mang tính chun mơn đối với các học sinh tại trường, tại Trung Quốc trong nước cũng thực hiên các chính sách đãi ngộ mang tính tồn quốc.

được bảo đảm quyền lợi khá toàn diện.

Khi đưa ra các chính sách trợ cấp, chính phủ Việt Nam sẽ rất chú trọng tới việc bảo đảm đối với nhóm đặc biệt. Hơn nữa, các đối tượng khi đã được quyết định hưởng chính sách đãi ngộ sẽ được bảo đảm quyền lợi khá tồn diện. Ví dụ, các đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp, hộ trỡ do chính phủ Việt Nam quyết định thì sẽ ln bao gồm một số loại sau: các học sinh có cha mẹ thường trú tại vùng biên giới, vùng núi, hải đảo và thuộc vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, học sinh có cha mẹ thuộc diện có cơng lao đối với cách mạng, học sinh dân tộc thiểu số có hồn cảnh gia đình khó khăn, cùng với học sinh thuộc diện trẻ mồ côi, người tàn tật, dân tộc ít người, đối với các diện học sinh này thì suốt giai đoạn giáo dục từ trước tuổi đến trường đến dự bị đại học, ngoài việc miễn giảm học phí cịn được hỗ trợ một khoản nhất sinh hoạt phí, được bảo đảm khá tồn diện. Điều này đã thể hiện đầy đủ sự quan tâm của nhà nước đối với nhóm đặc biệt, thể hiện được tính cơng bằng trong giáo dục.

Nguyên tắc làm việc phía Trung Quốc đó là từ những góc độ tổng thế đối với các học sinh thuộc giai đoạn khác nhau để đưa ra những chính sách hỗ trợ tương đương, phù hợp, có rất ít các chính sách hỗ trợ có tính chun mơn kém đối với học sinh.

Tại Trung Quốc

Một là, phủ sóng rộng rãi giáo dục bắt buộc và chính sách “ Hai miễn một bổ”, đãi ngộ đối với học sinh thuộc giai đoạn giáo dục bắt buộc tiểu học, THCS vùng dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số vùng biên giới tỉnh lào cai việt nam và châu hồng hà tĩnh vân nam trung quốc từ năm 1991 đến nay (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)