STT Chỉ tiêu Tổng số
vụ Tỷ lệ (%) 1 Tổng số trường hợp tặng cho 40 100
+ Đất ở 36 90
+ Đất nông nghiệp 4 10
2 Tình hình thực hiện quyền tặng cho 40
Hoàn tất tất cả các thủ tục 28 70
Chỉ khai báo tại UBND xã, phường 10 25
Giấy tờ viết tay có người làm chứng 2 5
Giấy tờ viết tay không có người làm chứng 0 0
Không có giấy tờ 0 0
3 Thực trạng giấy tờ tại thời điểm tặng cho 40
GCNQSDĐ, QĐ giao đất tạm thời 27 67,5
Giấy tờ hợp pháp khác 8 20
Không có giấy tờ 5 12,5
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016) Căn cứ vào kết quả điều tra cho thấy:
- Việc tặng cho QSDĐ thực hiện chủ yếu trên đất ở với 36 vụ (chiếm 90%), còn lại là đất nông nghiệp với 4 vụ (chiếm 10%).
- Về hoàn thiện thủ tục theo quy định của pháp luật: Hoàn tất tất cả các thủ tục 28 vụ (chiếm 70%), chỉ khai báo tại UBND xã, phường 10 vụ (chiếm 25%), Giấy tờ viết tay có người làm chứng 2 vụ (chiếm 5%).
định giao đất tạm thời 27 vụ (chiếm 67,5%), Giấy tờ hợp pháp khác 8 vụ (chiếm 20%) và không có giấy tờ 5 vụ (chiếm 12,5%).
Quyền tặng cho QSDĐ là rất phổ biến và phần lớn các trường hợp tặng cho QSDĐ thường là những người có quan hệ huyết thống như bố mẹ cho con, ông bà cho cháu...
Do quyền tặng cho QSDĐ một mặt liên quan trực tiếp tới quyền lợi của bên nhận, một mặt giá đất ngày một tăng cao, để tránh tranh chấp sau này nên số vụ khai báo hoàn tất các thủ tục với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên vẫn còn số ít trường hợp không khai báo với cơ quan nhà nước để hoàn tất thủ tục tặng cho QSDĐ do một số nguyên nhân chính như sau:
- Thửa đất chưa được cấp GCNQSDĐ nên không thể hoàn thiện hồ sơ và thường người tặng cho và người nhận tặng cho là những người trong cùng một gia đình, cùng huyết thống vì vậy theo họ không cần thiết phải làm các thủ tục khai báo rườm rà, phức tạp.
- Cũng như quyền thừa kế đối với các hộ gia đình, các cá nhân được tặng cho mà không có nhu cầu sử dụng QSDĐ để thực hiện các giao dịch như chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp QSDĐ thì họ không thực hiện thủ tục để hoàn tất, họ chỉ hoàn tất thủ tục theo quy định của pháp luật khi họ cần GCNQSDĐ hoặc khi thành phố tổ chức rà soát để cấp GCNQSDĐ đồng loạt.
Từ kết quả điều tra cho thấy nhận thức của người dân về việc thực hiện tặng cho quyền sử dụng ngày càng quan trọng. Do đó, cơ quan nhà nước có thể quản lý tốt hơn tình hình biến động sử dụng đất của các hộ gia đình tại các địa phương. Do nhu cầu chia tách trong nội bộ gia đình rất cao tỷ lệ thuận với tốc độ tăng dân số, nếu không quản lý được thì rất phức tạp sau này. Mặt khác, việc thực hiện quyền tặng cho để chia tách đất cho các thành viên trong gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nhận tặng cho quyền sử dụng trong việc thực hiện các quyền sử dụng khác như: thế chấp quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sử dụng theo quy định pháp luật khi có nhu cầu.
4.3.2.4. Kết quả điều tra việc thực hiện quyền thế chấp QSDĐ
Kết quả tổng hợp số liệu điều tra thực tế 40 hộ gia đình, cá nhân tham gia thực hiện quyền thế chấp QSDĐ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa được thể hiện ở bảng 4.18