Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 47)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Thanh Hóa

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hoá, có tọa độ địa lý 105045’00’’ kinh độ Đông, 19045’20’’ - 19050’08’’ vĩ độ Bắc. Có ranh giới hành chính tiếp giáp:

- Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa; - Phía Đông giáp huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương; - Phía Nam giáp huyện Quảng Xương, Đông Sơn; - Phía Tây giáp huyện Đông Sơn.

Toạ lạc trên vùng đất cổ của nền văn hoá Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa là đô thị trẻ, nằm hai bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, là vùng đất thiên thời, địa lợi, nhân hoà, ẩn chứa trong lòng nhiều tầng văn hoá.

Nằm trên trục giao thông chính xuyên Bắc - Nam, cách Thủ đô Hà Nội 155km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.600km về phía Nam, cách biên giới Việt Lào 135km về phía Tây, cách bãi biển Sầm Sơn 16km về phía Đông. Thành phố Thanh Hoá là điểm giao thoa có ảnh hưởng và đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội tới vùng Bắc Trung bộ, Nam Bắc bộ và tới nước bạn Lào. Với diện tích tự nhiên 146,77km² với 20 phường và 17 xã, dân số 411.302 người, Thành phố là một trong những đô thị có quy mô dân số và diện tích lớn nhất của khu vực phía bắc có kết cấu hạ tầng đô thị, Bưu chính viễn thông, giao thông, điện, cấp nước tương đối đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp.

Về di tích - danh thắng với 50 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh đang được quy hoạch, tôn tạo và phát huy giá trị; nguồn nhân lực dồi dào, có kiến thức văn hoá và trình độ chuyên môn cao, thành phố Thanh Hoá có thể phát triển một nền kinh tế phong phú, đa dạng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

4.1.1.2. Địa hình

Thành phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, có nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng - hẹp, nông - sâu.

- Núi:

+ Hàm Rồng: Chạy từ làng Dương Xá xã Thiệu Dương, men theo hữu ngạn sông Mã về đến chân cầu Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng vừa dài vừa uốn lượn, đến khúc cuối thì phình to ra như một cái đầu có miệng khổng lồ, vì thế, dân gian đặt tên là núi Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng nằm án ngữ cửa ngõ phía Bắc thành phố, theo tương truyền, núi Hàm Rồng có 99 đỉnh. Đặc điểm địa hình độc đáo đã vô tình tạo nên một cứ điểm phòng không vững chắc góp phần tạo ra huyền thoại về chiếc cầu Hàm Rồng không thể bị đánh sập trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

+ Núi Mật Sơn: Là núi sót thấp nằm trên địa phận phường Đông Vệ. - Sông:

+ Sông Mã: Theo tương truyền, nước sông chảy xiết và dũng mãnh như một con ngựa phi nước đại nên có tên là sông Mã. Con sông mở đầu bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng ('Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi') khi chảy vào địa phận thành phố trở nên hiền hòa, uốn lượn quanh núi Hàm Rồng trước khi đổ ra biển. Sông Mã đã được chọn làm trục xương sống để xây dựng một thành phố hiện đại bên bờ sông Mã trong tương lai.

+ Hệ thống sông đào bao gồm: sông Thọ Hạc, sông Cốc, sông Lai Thành, sông Nhà Lê, sông Kênh Bắc trước đây được xây dựng để cung cấp tưới tiêu, chống hạn, chống lụt cho nhân dân trên địa bàn thành phố. Cùng với những con sông đào này là những cây cầu mà người dân thành phố thường dùng tên chúng để chỉ những khu vực không mang địa danh hành chính chính thức như cầu Cốc, cầu Sâng, cầu Hạc...

4.1.1.3 Khí hậu

Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm thành phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt:

- Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối Xuân đến giữa mùa thu. Ở khoảng thời gian này trong năm, thời tiết nắng lắm, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán. Những ngày có gió Lào, nhiệt độ còn được đẩy cao tới 39-40 độ C.

thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5-6 độ C.

Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C.

- Do nắm trong vùng đồng bằng ven biển, thành phố Thanh Hóa hàng năm có 3 mùa gió:

+ Gió Bắc: (gió mùa Đông Bắc) Không khí lạnh từ vùng Siberia thổi vào, gây ra mùa đông lạnh và giá buốt.

+ Gió Tây Nam: (gió Lào) Từ vịnh Bengan qua Thái Lan rồi qua Lào, mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè. Cường độ gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh miền Trung khác.

+ Gió Đông Nam: (gió Nồm) Là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát mẻ. Lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1730 – 1980 mm.

4.1.1.4 Tài nguyên

- Tài nguyên đất đai: Thành phố có tổng diện tích tự nhiên là gần 60 km2, định hướng qui hoạch mở rộng đến 2025 có diện tích 260 km2.

- Tài nguyên rừng: Thành phố có khu vườn thực vật Hàm Rồng 500 ha, chủ yếu là Thông và các loại cây bản địa đặc trưng của xứ Thanh

- Tài nguyên biển: Thành phố Thanh Hoá cách bờ biển Sầm Sơn khoảng 16km. Trong tương lai, khi liên kết đô thị Thanh Hoá - Sầm Sơn thì tài nguyên biển sẽ có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế của thành phố.

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Kim loại sắt: có mỏ sắt Dinh Xá có trữ lượng lớn. + Các mỏ vật liệu xây dựng:

Về cát: có trữ lượng lớn trên sông Chu, sông Mã.

Về đá: Có đá vôi, đá xây dựng, đá ốp lát... trữ lượng khoảng 44.179.000m3

Sét gạch ngói: Trong địa bàn Thành phố Thanh Hoá có một số điểm với trữ lượng lớn như điểm Đồng Luộc (Đông Hương), điểm Bến phà II (Thiệu Dương), điểm Đông Ngạn (Đông Vinh).

Ngoài ra còn sét xi măng, đá phiến sét, bột két, vật liệu chịu lửa, các mỏ nước khoáng…

- Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của thành phố Thanh Hoá chủ yếu do hệ thống Sông Mã, sông Chu cung cấp.

+ Nguồn nước ngầm: Thành phố có tầng ngậm nước với trữ lượng khá lớn ở khu vực Hàm Rồng cách trung tâm thành phố 5km về phía Tây Bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)