Hệ thống giao thông thành phố Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 54)

Đối tượng Độ dài (km) Mật độ (km/km2)

1. Đường sắt 4,65 5,26

2. Đường bộ 372,60 10,32

3. Đường thủy 0,65 0,02

Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thanh Hóa (2015)

- Đường bộ: thành phố Thanh Hóa có quốc lộ 1A đi qua và nằm trên tuyến đường sắt xuyên việt, tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố giao lưu thông

thương với các huyện, tỉnh, với các tỉnh trong cả nước và với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó còn có một số tuyến quốc lộ chạy qua thành phố như QL47, QL45. Trong đó độ dài tuyến đường bộ đi qua thành phố Thanh Hóa là 372,60 km với mật độ là 10,32 km/km2.

- Đường thủy: các tuyến đường sông chủ yếu: Sông Mã, sông Thống Nhất, sông Hạc, kênh Vinh, kênh nhà Lê… Trong đó độ dài tuyến đường thủy đi qua thành phố Thanh Hóa là 0,65 km với mật độ là 0,02 km/km2.

- Đường sắt: thành phố có tuyền đường sắt Bắc Nam chạy qua, ga đường

sắt Thanh Hóa có diện tích 46.500 m2 với năng lực thông qua là 300 lượt khách/ngày đêm, năng lực bốc dỡ vẩn chuyển 500 tấn hàng hóa/ngày đêm. Trong đó độ dài tuyến đường sắt đi qua thành phố Thanh Hóa là 4,65 km với mật độ là 5,26 km/km2 (Phòng Thống kê Thành phố Thanh Hóa, 2015).

b. Giáo dục

Thành phố Thanh Hoá luôn dẫn đầu cả tỉnh về chất lượng giáo dục và quy mô trường lớp; đào tạo tin học, ngoại ngữ có chuyển biến rõ nét; hệ thống trường dạy nghề, tiểu học, mầm non, dân lập, tư thục được khuyến khích đầu tư phát triển; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được giữ vững; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt 70 %; cơ sở vật chất, thiết bị trường học được tăng cường; các trường học đều được xây dựng kiên cố; đến nay đã có 29 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 38,7%. Công tác khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh; các phường xã có trung tâm học tập cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực (Phòng Thống kê Thành phố Thanh Hóa, 2015).

c. Cơ sở y tế

UBND thành phố Thanh hoá đã tạo điều kiện để việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày một tốt hơn; nhiều bệnh viện, phòng khám tư được thành lập, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương; ngành y tế đã thực hiện tốt chế độ khám chữa bệnh cho người có công, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn; thường xuyên kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và hoạt động hành nghề y dược; kịp thời dập tắt các ổ dịch, không để bùng phát trên diện rộng. Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hoá gia đình được quan tâm; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy

trì dưới 0,7%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2015 còn 14,5% giảm 3% so với năm 2010 (Phòng Thống kê Thành phố Thanh Hóa, 2015).

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai

4.2.1.1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thành phố Thanh Hóa là một trong những thành phố có ranh giới hành chính tương đối ổn định. Ranh giới hành chính của các xã, phường đã được pháp lý hóa khi thực hiện Chỉ thị số 364/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Đến nay thành phố và các xã, phường đã xây dựng bản đồ hành chính và hồ sơ địa giới hành chính giúp cho việc quản lý sử dụng đất tốt hơn. Địa giới hành chính giữa thành phố Thanh Hóa với các huyện giáp ranh đã được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyền vẽ lên bản đồ.

Các loại hồ sơ về địa giới hành chính của thành phố, xã, phường đều được lưu trữ, quản lý và sử dụng tốt theo đúng quy định pháp luật.

4.2.1.2. Khảo sát, đo đạc, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

- Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất. Trong những năm qua, thành phố đã thực hiện hoạt động điều tra đất đang sử dụng của các tổ chức nhà nước giao đất, cho thuê đất (theo Chỉ thị 31/TTg của Thủ tướng Chính phủ) làm cơ sở thực thi các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

- Công tác lập bản đồ địa chính.

+ Thành phố Thanh Hóa đã tiến hành công tác đo đạc và hoàn thành lập bản đồ địa chính xong từ năm 1991-1993, sớm nhất trong toàn tỉnh. Ngoài việc đo đạc và lập bản đồ địa chính các xã, phường, UBND tỉnh còn chỉ đạo Sở TN &MT tiến hành đo đạc để giải phóng mặt bằng cho các khu công nghiệp, các tuyến giao thông, các khu đô thị. Nhờ có bản đồ địa chính năm 1991-1993 nên việc rà soát đối chiếu việc sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân cũng như của các tổ chức trên địa bàn thành phố được dễ dàng hơn.

+ Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

của pháp luật về đất đai định kỳ 5 năm. Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2010, thành phố Thanh Hóa đã được lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của 37 xã, phường trên địa bàn.

4.2.1.3. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên trong những năm qua việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố được triển khai khá đồng bộ. Thành phố Thanh Hóa đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2015 theo quy định.

4.2.1.4. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong những năm qua đã thực hiện trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân vào các mục đích phát triển KT - XH, sản xuất kinh doanh. Đồng thời thu vào ngân sách hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, góp phần đầu tư trở lại xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương, ở cơ sở, công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

4.2.1.5. Đăng ký đất đai, thống kê kiểm kê đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ

- Đăng ký đất đai

Công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ cho nhân dân luôn được coi trọng. Năm 2005, UBND thành phố Thanh Hóa đã thành lập Văn phòng Đăng ký QSDĐ trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường giúp cho công tác đăng ký cấp giấy QSDĐ đạt được hiệu quả hơn. UBND thành phố đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác cấp GCNQSDĐ. Kết quả đến hết năm 2014, toàn thành phố đã cấp GCNQSDĐ được 112.411 giấy chứng nhận với 109.737 thửa đất cho hộ gia đình, cá nhân. Sở TN&MT tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh xét cấp GCNQSDĐ được 4.003 giấy chứng nhận cho các tổ chức kinh tế, 36 cơ sở tôn giáo (Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, 2014).

- Thống kê, kiểm kê đất đai, lập hồ sơ địa chính.

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện thường xuyên hàng năm và định kỳ 5 năm theo quy định của Luật Đất đai.

Việc theo dõi tình hình biến động các loại đất trên địa bàn thành phố còn nhiều hạn chế do nguồn tài liệu bản đồ có nhiều biến động, mới chủ yếu chỉnh lý biến động về số liệu; chỉnh lý biến động trên bản đồ file số nhưng vẫn còn nhiều thiếu xót. Nhiều cán bộ địa chính mới được tiếp quản công việc nên việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa đầy đủ theo quy định.

4.2.1.6 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 2003, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 54)