Tổng hợp kết quả điều tra việc thực hiện quyền thừa kế QSDĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 76)

STT Chỉ tiêu Tổng số vụ Tỷ lệ (%) 1 Tổng số trường hợp thừa kế 40 100,0

+ Đất ở 38 95,0

+ Đất nông nghiệp 2 5,0

2 Tình hình thực hiện quyền thừa kế 40

Hoàn tất tất cả các thủ tục 21 52,5

Chỉ khai báo tại UBND xã, phường 7 17,5 Giấy tờ viết tay có người làm chứng 6 15,0 Giấy tờ viết tay không có người làm chứng 4 10,0

Không có giấy tờ 2 5,0

3 Thực trạng giấy tờ tại thời điểm thừa kế 40

GCNQSDĐ, QĐ giao đất tạm thời 27 67,5

Giấy tờ hợp pháp khác 6 15,0

Không có giấy tờ 7 17,5

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016) Căn cứ vào kết quả điều tra cho thấy:

- Việc thừa kế QSDĐ thực hiện chủ yếu trên đất ở với 38 vụ (chiếm 95%), còn lại là đất nông nghiệp với 2 vụ (chiếm 5%).

- Về hoàn thiện thủ tục theo quy định của pháp luật: Hoàn tất tất cả các thủ tục 21 vụ (chiếm 52,5%), chỉ khai báo tại UBND xã, phường 7 vụ (chiếm 17,5%), Giấy tờ viết tay có người làm chứng 6 vụ (chiếm 15%), Giấy tờ viết tay không có người làm chứng 4 vụ (chiếm 10%) và không có giấy tờ 2 vụ (chiếm 5%).

- Về thực trạng giấy tờ tại thời điểm chuyển nhượng: Có GCNQSDĐ hoặc quyết định giao đất tạm thời 27 vụ (chiếm 67,5%), Giấy tờ hợp pháp khác 6 vụ (chiếm 15%) và không có giấy tờ 7 vụ (chiếm 17,5%).

Từ kết quả này cho thấy việc người dân thực hiện việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn hạn chế do yếu tố nhận thức pháp luật khác nhau, người dân chưa thực sự chủ động vì quyền lợi của mình, chưa hiểu hết được quyền lợi của người được thừa kế. Trước đây, việc thừa kế QSDĐ thường được coi là việc nội bộ của gia đình, không cần thiết phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Họ chỉ làm thủ tục khi có nhu cầu phát sinh thực hiện các giao dịch về QSDĐ như thế chấp, chuyển nhượng. Tuy nhiên, với giá trị đất

ngày càng tăng, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, để bảo vệ quyền lợi của mình, người nhận thừa kế đã có ý thức hoàn thành các thủ tục đăng ký đất đai tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp thừa kế QSDĐ chưa hoàn tất thủ tục. Đây chính là một trong những nguyên nhân của các vụ tranh chấp đất đai giữa các thành viên trong gia đình gây khó khăn không chỉ đối với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến đất đai mà còn làm ảnh hưởng đến tiến độ cấp GCNQSDĐ cho bản thân những người được hưởng thừa kế. Tình trạng này có giảm dần theo thời gian, giai đoạn sau tỷ lệ số vụ không khai báo có giảm so với giai đoạn trước. Điều này cho thấy nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao trong vấn đề khai báo khi thực hiện quyền thừa kế QSDĐ.

Qua điều tra thực tế tại các xã, phường trên địa bàn thành phố Thanh Hoá cho thấy một số nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thừa kế QSDĐ mà không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

- Vấn đề thừa kế QSDĐ thường được người dân coi đó là vấn đề nội bộ trong gia đình, khi phải phân chia thừa kế thì anh, em tự thỏa thuận với nhau có sự chứng kiến của họ hàng, không cần phải khai báo với cơ quan nhà nước. Đất đai của bố mẹ để lại thường là chỉ cho con trai trong gia đình.

- Đối với các hộ gia đình, cá nhân sau khi hưởng thừa kế mà vẫn tiếp tục sử dụng ổn định, không có nhu cầu thực hiện các giao dịch như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp…QSDĐ thì trước mắt thường họ không khai báo và làm các thủ tục, phần lớn họ chỉ làm thủ tục đặng ký khi có nhu cầu chuyển nhượng, thế chấp bằng giá trị QSDĐ.

- Một bộ phận người dân không có các giấy tờ chứng minh về QSDĐ hoặc đất đang sử dụng thuộc diện phải nộp tiền sử dụng khi đăng ký nên họ không thực hiện khai báo. Bên cạnh đó tâm lý người dân còn ngại các thủ tục hành chính, họ cho rằng quá rắc rối, phức tạp dẫn đến tình trạng thực hiện quyền thừa kế QSDĐ nhưng không muốn đến khai báo đối với cơ quan Nhà nước.

Từ khi việc thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo luật định được Luật Dân sự quy định cụ thể và nhất là giá trị đất đai ngày càng tăng thì vấn đề thừa kế đất đai lại là vấn đề rất phức tạp trong xã hội hiện nay. Ý thức được mức độ quan trọng của người được hưởng thừa kế đất đai nên các hộ gia đình ngày nay khi phát sinh vấn đề phân chia đất đai đa số đã có ý thức tiến hành làm thủ tục và đến

Đối với cơ quan nhà nước, cần tiếp tục tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến việc khai nhận thừa kế QSDĐ để người dân nắm được các quy định của pháp luật, nhất là khi đất đai ngày càng có giá trị.

4.3.2.3. Kết quả điều tra việc thực hiện quyền tặng cho QSDĐ

Kết quả tổng hợp số liệu điều tra thực tế 40 hộ gia đình, cá nhân tham gia thực hiện quyền tặng cho QSDĐ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa được thể hiện ở bảng 4.17.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 76)