Một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 47 - 50)

Chỉ tiêu Năm

2005 2010 2015 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (%/năm) 15,45 16,31 11,07 2. Tổng thu ngân sách (tỷ đồng) 811,10 1.649,60 3.869,96 3. Cơ cấu kinh tế (%)

- Nông nghiệp 13,40 7,35 5,96

- Công nghiệp, TTCN 73,40 81,64 82,33

- Thương mại dịch vụ 13,20 11,01 11,71

Nguồn: Phòng Thống kê Thành phố Thanh Hóa (2015)

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó nông nghiệp năm 2005 vẫn chiếm 13,4% và giảm dần, tới năm 2015 chỉ còn chiếm 5,96%. Công nghiệp xây dựng từ chỗ năm 2005 chỉ chiếm 73,4% thì tới năm 2015 tăng lên 82,33%. Về thương mại dịch vụ năm 2005 chiếm 13,2% đến năm 2015 còn 11,71%.

Thanh Hóa phát triển mạnh, đẩy nhanh việc phát triển KCN tập trung, mở rộng KCN vừa và nhỏ. Đến hết năm 2015 đã có 282 dự án với diện tích 2.870,75 ha, thuộc các xã, phường trong thành phố, đã có nhiều dự án đi vào hoạt động thu hút trên 38.000 lao động vào làm việc. Làng nghề truyền thống và làng nghề mới được khôi phục và mở rộng sản xuất, hoạt động hiệu quả, nhiều sản phẩm được tiêu thụ trên địa bàn cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, năm 2015 là 41.928 tỷ đồng tăng so với 2015 là 1.702,26 tỷ đồng. Thành phố có 18 làng nghề truyền thống, sản phẩm của các làng nghề phong phú, đa dạng và có tín nhiệm cao trên thị trường như: chế biến gỗ, đồ đồng, chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu.

- Nông nghiệp, thuỷ sản: Nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực cả về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra giá trị sản lượng hàng hoá cao trên một đơn vị diện tích canh tác. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 đạt 243,3 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 143,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,45% trong tổng ngành kinh tế. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực, cơ cấu lao động trong nông nghiệp giảm dần. Các xã ven đường quốc lộ 1A đã mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh, rau sạch để cung ứng cho thị trường thành phố.

- Thương mại, dịch vụ: Toàn thành phố có 7 siêu thị, 22 chợ khu vực, 32 chợ nông thôn hoạt động kinh doanh mua bán. Thương mại, dịch vụ phát triển, các hoạt động dịch vụ như nhà trọ, nhà nghỉ, vui chơi, giải trí đã bước đầu phát huy hiệu quả; mạng lưới viễn thông, hệ thống chợ nông thôn được cải tạo nâng cấp phát triển nhanh, đáp ứng sức mua ngày một tăng trên địa bàn. (Phòng Thống kê thành phố Thanh Hóa, 2015)

4.1.2.4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, dân số thành phố Thanh Hóa khoảng 411.302 người, mật độ dân số khoảng 3.637 người/km2 (gấp hơn 10 lần so với toàn tỉnh); trong đó, dân số thành thị là 335.000 người, chiếm tỷ lệ 81,45%, dân số nông thôn là 76.302 người chiếm tỷ lệ 18,55%.

Tổng số lao động trong độ tuổi là 226.279 người chiếm 59,02% dân số toàn thành phố. Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 138.497 người, trong đó:

- Lao động khối nông nghiệp: 32.504 người chiếm 23,47%.

- Lao động khối dịch vụ: 21.670 người chiếm 15,65%.

Thực tế sốlao động phi nông nghiệp ngày càng tăng qua các năm. Năm 2010 là 61.768 người chiếm 67,56% thì đến năm 2015 là 65.993 người chiếm 67,00%. Tốc độ tăng tương đối cao, nguyên nhân là do trên địa bàn thành phố đã có nhiều nhà máy, công ty đi vào hoạt động, do đó một số lao động nông nghiệp trên địa bàn thành phố đã chuyển sang làm công nghiệp và lao động từ các địa phương khác chuyển đến làm việc tại các KCN này. Mặt khác, có nhiều làng nghề phát triển trở lại cũng thu hút một lượng lao động đáng kể, một phần lao động sẽ chuyển từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp cũng góp phần làm tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp.

Bảng 4.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2005-2015

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2005 2010 2015

1. Dân số Người 194.502 204.518 411.302

2. Mật độ dân số Người/km2 3.452 3.532 3.637 3. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số % 6,88 6,80 6,26 4. Dân số trong độ tuổi lao động Người 103.120 118.620 226.279 5. Lao động trong ngành Người 84.149 91.423 138.497 a. Nông-lâm-thuỷ sản Người 27.512 29.655 32.504 b. Công nghiệp xây dựng Người 37.185 41.731 84.323

c. Dịch vụ Người 19.452 20.037 21.670

6. GDP bình quân đầu người Tr/năm 32,70 62,30 71,92

7. Tỷ lệ hộ nghèo % 6,72 5,21 2,98

8. Số nhân khẩu Người 194.502 204.518 411.302 - Khu vực đô thị Người 109.065 118.010 335.000 - Khu vực nông thôn Người 85.437 86.508 76.302 Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Thanh Hóa (2010-1015)

Việc làm và mức sống dân cư: Theo số liệu thống kê dân số toàn thành phố là 411.302 người. Lao động trong độ tuổi là 226.279 người, chiếm 59,02% tổng số dân. Lao động đang làm việc trong ngành KTQD là 138.497 người, chiếm tỷ lệ 33,67% tổng dân số và chiếm 61,21% số người trong độ tuổi lao động.

đến năm 2010 là 62,30triệu đồng/năm và đến năm 2015 con số này lên đến 71,92 triệu đồng/năm. Trong sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sự phát triển nhanh của cơ chế sản xuất hàng hoá trong các thành phần kinh tế nên đời sống nhân dân cơ bản ổn định và ngày một nâng cao.

4.1.2.5 Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

a. Khu vực nông thôn

Dân cư nông thôn năm 2015 là 76.302 khẩu chiếm 18,55% khẩu trong thành phố. Dân cư được phân bố theo hệ thống phường, xã được hình thành từ nhiều năm trước. Ngoài hệ thống dân cư cũ khu vục dân cư mới khi được UBND tỉnh cho phép xây dựng đều nằm ven các tuyến đường quy hoạch và một số trục đường chính. Dân cư nông thôn tập trung phần lớn tại các xã Đông Cương, xã Thiệu Dương, xã Đông Hương, xã Quảng Hưng và xã Quảng Thành.

b. Khu vực đô thị

Dân cư đô thị tính đến năm 2015 là: 335.000 khẩu chiếm 81,45% với quy mô dân cư đô thị như hiện trạng của thành phố tập trung chủ yếu vào phường Ba Đình, phường Điện Biên, phường Lam Sơn, phường Đông Vệ, phường Đông Sơn. Trong tương lai khu công nghiệp Tây Bắc Ga, khu công nghiệp Lễ Môn đi vào hoạt động hết và mở rộng thì quy mô về dân số, số hộ và diện tích sẽ tạo điều kiện cho thành phố Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ hơn. (Phòng Thống kê Thành phố Thanh Hóa, 2015)

4.1.2.6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, hạ tầng xã hội

a. Hệ thống đường giao thông

Mạng lưới giao thông của thành phố Thanh Hóa có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trên địa bàn có các tuyến giao thông chính được thống kê tại bảng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 47 - 50)