Kết quả sản xuất chăn nuôi và thuỷsản năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 59 - 61)

Hạng mục ĐVT Số lượng

1. Đàn lợn con 57001

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tấn 9006

2. Đàn trâu con 130

Sản lượng thịt xuất chuồng tấn 34

3. Đàn bò con 2955

Sản lượng thịt xuất chuồng tấn 111

4. Đàn gia cầm con 936

Thịt gia cầm hơi giết bán tấn 1501

5. DT nuôi trồng thuỷ sản ha 1428

Sản lượng thuỷ sản tấn 7504

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Ninh Giang (2016) * Hoạt động dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp:

Dịch vụ tưới tiêu: các công trình thuỷ nông thường xuyên được tu sửa nâng cấp, hệ thống tưới tiêu ngày càng hoạt động hiệu quả. Công tác chống úng và quản lý đê điều luôn được quan tâm, chủ động trong mọi tình huống, nhờ vậy mà giảm được rủi ro trong sản xuất.

Công tác bảo vệ cây trồng, vật nuôi cũng được quan tâm thường xuyên, dự báo sâu bệnh, tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, chủ động phòng chống dịch bệnh.

Dịch vụ cơ giới hoá trong các khâu làm đất, vận chuyển đạt được trên 60% khối lượng công việc, giúp đảm bảo thời vụ, hạ giá thành sản phẩm.

Công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng được chú trọng, cung cấp giống mới, tập huấn kỹ thuật, phổ biến nhân rộng các mô hình chăn nuôi, thuỷ sản. Tăng cường năng lực hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Giá trị sản xuất của lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp chiếm khoảng trên 3% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

b. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện

Chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng thu nhập nội huyện, nhưng đã phát triển tương đối nhanh trong thời gian qua. Trên địa bàn huyện chủ yếu là công nghiệp ngoài quốc doanh.

Duy trì ổn định hoạt động sản xuất của trên 140 doanh nghiệp, Công ty TNHH, xí nghiệp, hợp tác xã TTCN và 4000 hộ sản xuất TTCN trên địa bàn, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu; vật liệu xây dựng và các sản phẩm may mặc. Năm 2016 đạt từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 500,8 tỷ đồng.

Hiện nay toàn huyện có nhiều cơ sở tham gia sản xuất CN-TTCN.Một số ngành nghề đã và đang phát triển mạnh như nghề mộc dân dụng ở Kiến Quốc; nghề thêu ren ở Ứng Hoè, Quyết Thắng; nghề đan lát mây tre ở An Đức, Quang Hưng, Ninh Thành, Hồng Thái; may mặc ở Tân phong, Hoàng Hanh, Tân Quang...giầy da ở Tân Phong, Thị Trấn..., gấp cò vạc, gấp giấy tiền cơ khí sản xuất công cụ nhỏ phục vụ nông nghiệp ở hầu khắp các địa phương; chế biến nông sản thực phẩm, làm bánh gai, đậu đỗ, sản xuất chế biến lợn con đông lạnh...thu hút hàng vạn lao động ở nông thôn đã góp phần đáng kể giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa và nông nhàn, tăng thu nhập cho kinh tế hộ.

Trong giai đoạn 2010 - 2016 hoạt động của ngành công nghiệp -TTCN đã tập trung khôi phục các làng nghề, các cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm. Những sản phẩm chủ yếu gồm: lợn sữa đông lạnh, dưa chuột muối, ớt xuất khẩu, xay sát, làm đậu phụ, làm bánh gai... Tuy nhiên hoạt động của công nghiệp còn quá nhỏ bé, chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư, sản phẩm chưa có thị trường tiêu thụ ổn định.

Xây dựng cơ bản: những năm qua công tác xây dựng cơ bản cũng được xúc tiến mạnh mẽ. Các công trình công cộng ở các địa phương như y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao...luôn được quan tâm đầu tư đúng mức. Cơ sở hạ tầng nông thôn đang từng bước được hoàn thiện với nguồn đầu tư chủ yếu là huy động vốn tự có trong dân cùng với một phần hỗ trợ của nhà nước.

Hoạt động thương mại, vận tải kho bãi, bưu chính, viễn thông và các dịch vụ phục vụ cá nhân, cộng đồng tiếp tục ổn định và phát triển, đáp ứng cơ bản được nhu cầu của nhân dân. Năm 2016 dịch vụ đạt 57,486 tỷ đồng, gồm hoạt động thương mại, vận tải kho bãi, bưu chính viễn thông, dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng.

Số doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ thuộc thành phần cá thể là chủ yếu. Hiện nay có trên 3000 hộ tham gia kinh doanh hàng tạp hoá, cung ứng vật tư, nhà hàng, tiêu thụ sản phẩm...

Dịch vụ vận tải: Chủ yếu do tư nhân đảm trách, nhờ hệ thống giao thông được cải thiện nên dịch vụ vận tải cũng phát triển mạnh hơn, trong đó vận tải bằng các phương tiện nhỏ tăng nhanh. Toàn huyện có 1 bến xe khách ở thị trấn Ninh Giang rộng trên 3000 m2, có 3 bến xếp dỡ hàng hoá đường sông (bến Cầu Ràm, bến thị trấn, bến Kiến Quốc). Hiện nay các bến bãi này không đáp ứng được nhu cầu đi lại và giao lưu kinh tế, vì vậy cần được mở rộng về quỹ đất cho phù hợp với tình hình phát triển mới.

4.1.2.3. Tình hình dân số, lao động và việc làm

Theo số liệu niên giám thống kê dân số trung bình toàn huyện năm 2016 có 145.305 người, trong đó dân số thành thị chiếm khoảng 4,58%; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên bình quân trong giai đoạn 2014- 2016 là 0,6%/năm Dân cư phân bố không đồng đều, mật độ dân cư bình quân của huyện là 1.062 người/km2, những đơn vị có mật độ dân cư cao là: thị trấn Ninh Giang 3.917 người/km2; xã Ứng Hòe 1.435 người/km2. Xã có mật độ dân cư thấp nhất là xã Quang Hưng có 639 người/km2. Qua đây cho thấy tính tác động của sự phân bố dân cư đến việc sử dụng đất cũng như phản ánh một phần mức độ phát triển kinh tế xã hội trong từng khu vực trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 59 - 61)