Hiện trạng các LUT huyện Ninh Giang năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 76 - 81)

Loại hình sử dụng đất Kí hiệu Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Chuyên lúa LUT 1 1. Lúaxuân – Lúa mùa 6593,50 73,07

2Lúa -Màu LUT 2

2. Lúa xuân – Lúa mùa - Ngô 686 7,60 3.Lúa xuân – Lúa mùa- Khoai tây 98,00 1,09 4.Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang 36,00 0,40 5.Lúa xuân – Lúa mùa - ớt 30,50 0,34 6. Lúa xuân – Lúa mùa – Hành 13,00 0,14 7. Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa lê 26,62 0,30

1Lúa - 2 Màu LUT 3

8. Lúa xuân – Dưa lê – ớt 21,25 0,24

9. Lúa xuân– ớt – ngô 32,17 0,36

10. Ngô – Lúa mùa – ớt 36,54 0,40

Chuyên rau

màu LUT 4

11. Ngô – Ngô – ớt 56,23 0,62

12. Dưa lê – Dưa lê – ớt 18,25 0,20

13.Dưa chuột – Ngô – Dưa lê 20,00 0,22

15.Ớt – Dưa lê – Bắp cải 16,32 0,18

Cây ăn quả LUT 5

16. Ổi 55 0,61

17.Nhãn 74 0,82

18.Vải 348 3,86

19.Chuối 162 1,80

6. Chuyên cá 20. Chuyên cá 1328 15,83

Nguồn: Phòng NN & PTNT Huyện Ninh Giang (2016)

(1) Loại sử dụng đất chuyên lúa (LUT 1)

- LUT chuyên lúa với 1 kiểu sử dụng đất là 2 vụ lúa (Lúa xuân - Lúa mùa). Đây là LUT có diện tích lớn nhất 6593,50 ha chiếm 73,07% diện tích đất nông nghiệp. LUT này phân bố chủ yếu ở chân thấp, vàn thấp. Diện tích lớn nhất ở xã Tân Phong (892 Ha). Trong điều kiện đất canh tác cho cây lúa ngày càng giảm như hiện nay,việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và thâm canh để đảm bảo vấn đề lương thực là rất cần thiết.

Hình 4.1. Kiểu sử dụng đất chuyên lúa tại xã Tân Phong (2) Loại sử dụng đất 2 lúa – màu (LUT 2) (2) Loại sử dụng đất 2 lúa – màu (LUT 2)

- LUT 2 lúa - màu với 6 kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô, Lúa xuân- Lúa mùa- Khoai tây, Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang, Lúa xuân - Lúa mùa - ớt, Lúa xuân - Lúa mùa - Hành, Lúa xuân- Lúa mùa - Dưa lê tổng diện tích là 890,12 ha chiếm 9,87% diện tích đất nông nghiệp. Phân bố chủ yếu ở các xã Văn Hội, Hưng Long.

(3) Loại sử dụng đất 1 lúa – 2 màu (LUT 3)

- LUT 1lúa - màu có diện tích 89,96 ha, chiếm 1% diện tích đất nông nghiệp. Gồm 3 kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Dưa lê - ớt, Lúa xuân - ớt - ngô, Ngô - Lúa mùa - ớt. Loại sử dụng đất này mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nông dân.

(4) ) Loại sử dụng đất chuyên màu

- LUT chuyên màu có 4 kiểu sử dụng đất: Ngô - Ngô - ớt, Dưa lê - Dưa lê - ớt, Dưa chuột - Ngô - Dưa lê, Ớt - Dưa lê - Bắp cải với diện tích 130,8 ha, chiếm 1,23% diện tích đất nông nghiệp. Phân bố nhiều ở xã Hoàng Hanh.

Hình 4.2. Kiểu sử dụng đất chuyên màu tại xã Hoàng Hanh (5) Loại sử dụng đất cây ăn quả (5) Loại sử dụng đất cây ăn quả

- LUT cây ăn quả: diện tích 639 ha, chiếm 7,08% diện tích đất nông nghiệp. Đây là diện tích cấy lúa không đạt hiệu quả cao hoặc diện tích được kết hợp với việc chuyển đổi đào ao nuôi trồng thuỷ sản, lập vườn trồng cây ăn quả. Địa hình phân bố chủ yếu ở những vùng thấp. Loại cây trồng chủ yếu là vải, nhãn, ổi, chuối...Phân bố nhiều ở các xã Hiệp Lực, Vĩnh Hòa.

(6) LUT chuyên cá

- LUT chuyên cá: diện tích 1428 Ha chiếm 15,83 % diện tích đất nông nghiệp. Đây là diện tích kết hợp trồng vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế, nhất là nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, diện tích chuyển đổi đào ao thả cá ngày càng được mở rộng và cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để vừa đạt được hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ môi trường sinh thái cho mục tiêu sản xuất lâu bền đang là vấn đề cần được quan tâm.

Hình 4.4. Kiểu sử dụng đất chuyên cá tại xã Hoàng Hanh 4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụngđất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được xem xét ở các mặt: kinh tế, xã hội và môi trường bằng các chỉ tiêu cụ thể. Việc đánh giá được tiến hành cho tất cả các loại hình sử dụng đất dựa trên các kết quảthuđược trong quá trình điều tra phỏng vấn nông hộ và các cán bộ địa phương. Khi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều được tính đến dựa trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm tính.

4.3.1. Hiệu quả kinh tế

Trong quá trình quản lý khai thác tiềm năng đất đai, khi đời sống xã hội đã có sự thay đổi, chuyển biến theo nền kinh tế thị trường thì hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá và xem xét các phương thức sản xuất, sản phẩm làm ra có được thị trường chấp nhận hay không, có đem lại thu nhập cao cho người nông dân hay không. Hiệu quả kinh

tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: tổng chi phí, tổng thu nhập, giá trị ngày công lao động và hiệu quả đồng vốn. Trong đề tài nghiên cứu này đánh giá hiệu quả kinh tế được tính dựa trên cơ sở số liệu của Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ninh Giang năm 2016 như giá, năng suất, diện tích..., kết hợp với kết quả điều tra của 100 hộ tại 4 xã của huyện Ninh Giang.

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy, vùng sản xuất nông nghiệp của huyện có hệ thống cây trồng phong phú nhưng có sự mất cân đối giữa diện tích trồng lúa và các cây rau màu. Trong huyện diện tích đất 2 lúa có thể trồng thêm cây vụ đông còn khá lớn để nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích đất.

Ninh Giang là vùng trũng do đó năng suất lúa một số xã thấp, dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cây lúa sang đào ao thả cá ngày càng nhiều. Vì có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn (15,83% diện tích đất nông nghiệp), do đó đẩy mạnh được giá trị sản xuất trong toàn huyện lên cao.

* Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất

Qua việc nghiên cứu các kiểu sử dụng đất và kết quả điều tra vùng nghiên cứu cho thấy: Có 6 loại hình sử dụng đất với 20 kiểu sử dụng đất, trong đó có 1 kiểu sử dụng đất chuyên lúa, 2 lúa - màu có 6 kiểu sử dụng đất, 1 lúa - 2 màu có 3 kiểu sử dụng đất, chuyên rau màu có 5 kiểu sử dụng đất, chuyên cá có 1 kiểu sử dụng đất và cây ăn quả có 4 loại quả chính. Hiệu quả của từng kiểu sử dụng đất được thể hiện qua bảng 4.13.

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 4.13, nếu xét hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất nông nghiệp thì có thể phân các LUT của Ninh Giang như sau: LUT có hiệu quả kinh tế cao đó là: chuyên cá, giá trị sản xuất là 345600 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt mức cao nhất.

- LUT 1 chuyên lúa: Với 1 kiểu sử dụng đất lúa xuân- lúa mùa, cho GTSX đạt 61,479 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 37,170 triệu đồng/ha,giá trị gia tăng là 24,309triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 0,65. Tuy cho hiệu quả kinh tế thấp nhưng đây là LUT rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho cả huyện, do vậy cần phải được chú trọng hơn trong việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và đưa một số giống chất lượng năng suất cao vào sản xuất.

Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế các LUT tính trên 1 Ha Loại sử dụng đất GTSX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 76 - 81)