Tình hình sử dụngđất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 33)

Chia thành hai nhóm chính:

+ Nông nghiệp công nghiệp hóa: những bước đi theo khuynh hướng này là tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp như trong công nghiệp cụ thể là chuyên môn hóa lao động, sản xuất theo dây chuyền, chuyên canh, tăng cường đầu

tư...đây là một khuynh hướng tích cực nhưng vận dụng quy trình công nghiệp để dập khuôn vào nông nghiệp là máy móc. Vì dùng nhiều sản phẩm công nghiệp cho nông nghiệp nên gây tác động xấu đến môi trường.

+ Nông nghiệp sinh thái: là sự kết hợp hài hòa giữa nông nghiệp công nghiệp hóa và sinh học nông nghiệp. Nông nghiệp sinh thái thể hiện tính đa dạng sinh học: trồng nhiều loại cây trồng, luân canh xen cây trồng, trồng theo phương thức nông lâm kết hợp...thường xuyên bón phân hữu cơ, tăng cường che đất chống xói mòn, rửa trôi, ứng dụng các biện pháp để khử các tàn dư của các chế phẩm trong sản xuất nông nghiệp.

Gần đây, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững. Đây là một dạng nông nghiệp sinh thái với mục tiêu là sản xuất nông nghiệp đi đôi với giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững lâu dài. Xuất phát từ quan điểm đó, nông nghiệp bền vững phải tuân thủ các mục tiêu sau:

- Khai thác nhiều hơn các quá trình tự nhiên như chu trình chất dinh dưỡng, cố định đạm và các mối quan hệ sâu hại thiên địch trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

- Giảm thiểu những đầu tư từ bên ngoài và không tái tạo với tiềm ẩn lớn phá hoại môi trường hoặc gây hại đến sức khỏe con người.

- Tiếp cận một cách hợp lý đối với những cơ hội và những nguồn tài nguyên mang tính năng sản xuất và đối với sự tiến bộ của các hình thái nông nghiệp có tính xã hội hóa lớn. Sử dụng có hiệu quả cao hơn tiềm năng sinh học, tri thức và kỹ năng bản địa bao gồm cả những cách tiếp cận sáng tạo của nguời dân.

- Tăng cường tính tự chủ trong nông dân, cải thiện những bất lợi giữa mẫu hình cây trồng, tiềm năng năng suất và các trở ngại của môi trường, khí hậu, địa hình để đảm bảo tính bền vững lâu dài của các mức sản xuất hiện tại.

- Sản xuất hiệu quả và có lãi với việc nhấn mạnh quản lý tổng hợp trang trại, bảo vệ đất, nước, năng lượng và các nguồn tài nguyên sinh học.

2.3.2. Tại Việt Nam

Trên cơ sở những nghiên cứu về phương thức sản xuất nông nghiệp cũng như nền nông nghiệp của các nước trên thế giới cho thấy mỗi phương thức sản xuất nông nghiệp đều có những ưu và nhược điểm, vận dụng phương thức này cho sản xuất tại Việt Nam là vấn đề cần được nghiên cứu sâu sắc. Chúng ta cần

phát huy thành tựu của quá trình đổi mới, tiếp thu những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật trên thế giới vào điều kiện cụ thể từng địa phương ở Việt Nam.

Mục tiêu phát triển nông nghiệp Việt Nam trong tương lai như sau:

- Tập trung vào sản xuất nông sản hàng hóa theo nhóm ngành hàng, nhóm sản phẩm dựa trên cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong nước và trên thế giới, đồng thời khai thác tốt lợi thế so sánh giữa các vùng (Đỗ Nguyên Hải, 2002).

- Xác định cơ cấu sản phẩm dựa trên cơ sở của các tiềm năngtự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế xã hội tổng hợp làm thước đo để xác định cơ cấu và tỷ lệ sản phẩm phù hợp với các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển nông sản hàng hóa.

- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, cây công nghiệp, rau hoa quả so với cây lương thực. Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 50%. Mặt khác, cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển ngành nghề công nghiệp và dịch vụ ngoài nông nghiệp.

- Để khuyến khích nông sản hàng hóa, đặc biệt là các nông sản xuất khẩu cần tiếp tục tạo ra sự đồng bộ giữa các yếu tố của kinh tế thị trường, từng bước hoàn thiện thị trường theo định hướng Xã hội Chủ Nghĩa, đặc biệt là thị trường ruộng đất, tạo ra sự lưu chuyển mạnh mẽ đất nông nghiệp để hình thành các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô thích hợp.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất hàng hóa cần ứng dụng khoa học công nghệ một cách đồng bộ, nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Sản phẩm làm ra phải chứa đựng một lượng tri thức khoa học - kỹ thuật và tổ chức quản lý cao để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP2.4.1. Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 2.4.1. Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Trên thế giới mỗi vùng, mỗi quốc gia đều có tập tục phương thức sản xuất riêng. Do đó, việc đưa ra các công thức và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở mỗi nước là khác nhau.

trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, từ đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng.

Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa.

Nói chung về việc sử dụng đất đai, các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối với các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn.

Các nhà khoa học Nhật cho rằng hiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên các loại đất canh tác là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tổ chức hàng hóa của sản phẩm...

Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây đậu thay thế lúa xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được tăng lên rõ rệt, nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao (Vũ Năng Dũng, 2004).

Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.Mới đây, tại Bác Ngao, Hải Nam, viện sĩ Viên Long Bình - "Cha đẻ của lúa lai thế giới", người đề xuất và chủ trì Chương trình gây giống lúa lai siêu cấp Trung Quốc cho rằng: sau 13 năm nghiên cứu và nhân rộng, công tác nghiên cứu lúa lai siêu cấp Trung Quốc đã thu được thành tựu

đáng mừng, gieo trồng thử trên diện tích nhỏ tại khu vực thâm canh lương thực đã cho thu hoạch cao. Viện sĩ Viên Long Bình cho biết, theo Chương trình "nghiên cứu cải tiến và ứng dụng giống lúa lai siêu cấp chất lượng cao" do Bộ Khoa học kỹ thuật Trung Quốc ấn định vào năm 2008, mục tiêu giai đoạn 3 được thực thi theo 3 bước, tức là chỉ tiêu sản lượng thí điểm trên diện tích rộng lúa lai siêu cấp một vụ năm 2010 lên tới 830 kg/sào; năm 2012 lên tới 860 kg/sào; năm 2015 lên tới 900 kg/sào. Theo ông: "nghiên cứu lúa lai siêu cấp có ý nghĩa to lớn, có lợi cho đảm bảo an ninh lương thực Trung Quốc và thế giới; có lợi cho nông dân Trung Quốc gia tăng thu nhập, nông nghiệp tăng năng suất; có lợi cho kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững; nâng cao trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngành giống Trung Quốc; thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ môi trường” (Vũ Ngọc Tuyên, 1994).

Nông nghiệp ở Hoa Kỳ là ngành nông nghiệp phát triển, đứng đầu thế giới về sản lượng ngũ cốc (lúa mì, ngô...). Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2% GDP nhưng mỗi năm cũng thu về cho đất nước khoảng 240 - 260 tỷ USD. Sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, khoảng 75 - 80 tỉ USD mỗi năm (Hoàng Việt, 2001). Hàng năm Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng như chính phủ Mỹ cũng dành một khoản tiền lớn đầu tư để nghiên cứu các loại hình sử dụng đất cho phù hợp với nhiều giống cây, con mới thích nghi với điều kiện và tiềm năng của từng vùng. Điển hình tháng 11/2006 Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa cấp chứng nhận cho 30 giống cây trồng mới thuộc nhóm tái chế và nhóm củ được nhân giống của nước này như cỏ màn trầu, bông, cỏ đuôi trâu, rau diếp, yến mạch, hạt tiêu, cà chua, lúa nước, lúa mì.

Ở Châu Âu đã đưa chế độ luân canh 4 năm, 4 khu vực với hệ thống cây trồng gồm: khoai tây, ngũ cốc mùa xuân, cây cỏ ba lá và ngũ cốc mùa đông vào thay thế chế độ luân canh 3 năm, 3 khu vực với hệ thống cây trồng chủ yếu là: ngũ cốc, ngũ cốc, bỏ hóa làm cho năng suất ngũ cốc tăng gấp 2 lần và sản lượng lương thực, thực phẩm trên 1 ha tăng gấp 4 lần.

Ở châu Á trong những năm đầu của thập kỷ 70 nhiều vùng đã đưa các cây trồng cạn vào hệ thống cây trồng trên đất lúa làm tăng hiệu quả sử dụng đất. Nông dân Ấn Độ thực hiện sự chuyển dịch từ cây trồng truyền thống kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả cao bằng cách trồng mía thay cho lúa gạo và lúa mì, trồng đậu tương thay cho cao lương ở vùng đất đen, trồng cây lúa ở vùng có mạch nước ngầm cao thay cho cây lấy hạt có dầu, bông và đậu đỗ.

Tại Philippin tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc được thực hiện bằng kỹ thuật canh tác SALT. SALT là hệ thống canh tác trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đường đồng mức. Cây lâu năm chính là cây ca cao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả. Một số chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Theo VũThị Phương Thụy (2000), ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD, chiếm 28,3% trong thu nhập của nông nghiệp, Canada tương ứng là 5,7 tỉvà 39,1%, Austraylia 1,7 tỉvà 14,5%, Nhật Bản 42,3 tỉvà 69,8%, cộng đồng Châu Âu 67,2 tỉ và 40,1%, Áo là 1,6 tỉvà 69,8%.

Tuy có sựkhác nhau về phương pháp, sắp xếp hệ thống đánh giá và quan điểm đánh giá, song chúng cũng có những quan điểm đồng nhất. Đó là, luôn gắn liền với mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, nâng cao chất lượng sản phẩm và đề ra các phương pháp bảo vệ đất đai, cũng như bảo vệ môi trường nhằm đạt được hiệu quả sử dụng đất đai bền vững.

2.4.2. Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

2.4.2.1. Lịch sử đánh giá đất ở Việt Nam

Đánh giá đất ở Việt Nam được hình thành từ rất sớm. Từ khi biết sử dụng đất cho mục đích trồng trọt, đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm thì con người đã có ý thức đánh giá và phân hạng đất đai. Việc đánh giá và phân hạng đất đai có được từ kinh nghiệm trong thực tế. Người nông dân biết đánh giá thửa đất đó là tốt hay xấu dựa vào năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, hình thái đất đai, cải tạo đất…

Vào thời Lê đã biết phân hạng điền khác nhau để làm cơ sở tính thuế. Thời Lý biết đo đạc và lập điền bạ để đánh thuế. Thời Nguyễn đã có sự phân chia tứ hạng điền, lục hạng thổ.Thời Pháp thuộc, việc nghiên cứu đánh giá đất được tiến hành ở các vùng đất có độ phì nhiêu cao, có khả năng khai thác phục vụ cho việc lập các đồn điền.

Sau năm 1954, ở miền Bắc ra đời một số cơ quan phụ trách về đánh giá phân loại đất như: Vụ Quản lý ruộng đất, Viện Thổ nhưỡng nông hoá, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp… Các cơ quan này đã có các công trình nghiên cứu và công trình phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý độ màu mỡ đất và xếp hạng đất nông nghiệp.

Từ năm 1986 đến nay, công tác quản lý đất đai trên toàn quốc đã có nhiều thay đổi và được đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông lâm nghiệp bền vững.

Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên trên người là 0,43 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm nhanh do chuyển mục đích sử dụng. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới.

Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bềncủa tác giả Trần An Phong - Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Trần An Phong và cs., 1996).

2.4.2.2. Những kết quả nghiên cứu về loại hình sử dụng đất

Ngay từ những năm 1960, GS. Bùi Huy Đáp đã nghiên cứu đưa cây lúa xuân giống ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông vào sản xuất, do đó đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

Công trình đánh giá đất toàn quốc của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (1993 – 1994) được tiến hành trên 9 vùng sinh thái, đã xác định trên toàn quốc có 90 loại sử dụng đất chính, trong đó có 28 loại sử dụng đất đã được lựa chọn (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 1995).

Ở vùng đồng bằng Nam bộ, theo Phạm Quang Khánh và Vũ Cao Thái (1994) đã xác định được 7 loại sử dụng đất chính, 49 loại sử dụng đất chi tiết và 50 hệ thống sử dụng đất.

Ở vùng đồi núi Tây Bắc và trung du phía Bắc, theo Lê Văn Khoa (1993), Lê Thái Bạt (1995) đã xác định được 4 loại sử dụng đất chính: đất ruộng, đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 33)