Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 83 - 87)

Phần 4 Kết quảnghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng nông nghiệp huyện Ninh Giang

4.3.2. Hiệu quả xã hội

Giải quyết lao động dư thừa trong lao động nông nghiệp nông thôn là một vấn đề lớn của xã hội. Nguồn thu nhập chính của người dân huyện Ninh Giang là ngành nông nghiệp, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ cao, nên lao động dư thừa trong nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn. Do vậy, loại hình sử dụng đất thu hút nhiều lao động sẽ gián tiếp góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Ngoài việc giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn thì khả năng tiêu thụ sản phẩm và được sự chấp nhận của người dân đối với loại hình sử dụng đất là những tiêu chí phản ánh hiệu quả xã hội.

Để đánh giá về hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp chúng tôi tiến hành so sánh mức đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế tính bình quân theo lao động của mỗi kiểu sử dụng đất. Mức thu hút lao động giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất; đảm bảo an toàn lương thực; mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ, trình độ và điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật. Các cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao không chỉ đòi hỏi đầu tư chi phí cao mà còn đòi hỏi cả việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và khả năng nhạy bén với thị trường tiêu thụ của người sản xuất. Ninh Giang là vùng có trình độ thâm canh cao, cây trồng chủ đạo là cây lúa, việc nâng cao trình độ của người dân về sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả là rất cần thiết. Trong quá trình điều tra, nghiên cứu chúng tôi nhận thấy huyện Ninh Giang có nhiều hộ sản xuất nông nghiệp đạt khá, thu nhập cao, đặc biệt là ở các xã Hiệp Lực, Hoàng Hanh, Kiến Quốc…Qua đó phần nào có thể đánh giá được trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật, hiểu biết về thị trường của nhân dân trong huyện. Cụ thể: một số LUT vừa phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ, vừa tận dụng nguồn lực dư thừa ở địa phương, đảm bảo an toàn lương thực và phát triển bền vững như LUT lúa màu, chuyên rau - màu...Một số LUT vừa thu hút nhiều lao động, giá trị ngày công cao, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường đó là LUT chuyên rau - màu, chuyên cá…

Bảng 4.14. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất Loại sử Loại sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Công lao động Thu nhập hỗn hợp (1000đ) Giá trị ngày công (1000đ/công) Sự chấp nhận của người dân (%) Phân cấp Chuyên

lúa 1. Lúa xuân – Lúa mùa 432 24309 56,27 75 T

2 Lúa - Màu

2. Lúa xuân – Lúa mùa - Ngô 607 55359 91,20 68,75 T 3.Lúa xuân – Lúa mùa- Khoai

tây 632 50958 80,63 75 TB

4.Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai

lang 621 42075 67,75 68,75 T

5.Lúa xuân – Lúa mùa - ớt 742 72234 97,35 75 TB 6. Lúa xuân – Lúa mùa – Hành 712 62568 87,88 73,33 TB 7. Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa

lê 737 55767 75,67 81,82 TB

1 Lúa - 2Màu

8. Lúa xuân – Dưa lê – ớt 831 79017 95,09 87,5 TB 9. Lúa xuân – ớt – ngô 701 91485 130,51 81,25 TB 10. Ngô – Lúa mùa – ớt 701 90774 129,49 87,5 T Chuyên

rau - màu

11. Ngô – Ngô – ớt 660 110025 166,70 68,75 T

12. Dưa lê – Dưa lê – ớt 920 110841 120,48 70 TB 13.Dưa chuột – Ngô – Dưa lê 780 86973 111,50 70 TB 15.Ớt – Dưa lê – Bắp cải 910 103818 114,09 78,57 TB

Cây ăn quả Vải 260 59630 229,35 100 TB Nhãn 260 68000 261,54 100 TB Ổi 340 106750 313,97 100 TB Chuối 179 30000 167,60 69,23 T Chuyên cá Cá 700 235600 336,57 100 C

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Từ bảng trên ta thấy:

- LUT Chuyên lúa: Mức sử dụng lao động kiểu sử dụng đất 2 lúa là 432 công/ha, giá trị ngày công ở mức thấp là 56,27 nghìn đồng. Mức lựa chọn của người dân cao và sản phẩm phần lớn phục vụ cho nhu cầu của gia đình nên mức độ tiêu thụ ngoài thị trường thấp. Mặc dù loại hình đất này mang lại hiệu quả xã hội không cao nhưng là kiểu sử dụng đất ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề đảm bảo

an ninh lương thực của vùng nên kiểu sử dụng đất vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy.

- LUT2 Lúa – Màu: Mức sử dụng lao động bình quân là 675,2 công/ha. Trong đó kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - ớt có mức sử dụng lao động cao nhất LUT này (742 công/ha) và giá trị ngày công đạt 97,35nghìn đồng với mức chấp nhận của người dân đạt 77,5%, do cây ớt là cây cho giá trị cao và mức tiêu thụ trên thị trường dễ dàng hơn các loại cây khác. Hiệu quả xã hội ở LUT này được đánh giá ở mức trung bình.

- LUT 1 lúa -2 màu: Mức sử dụng lao động bình quân là 744,33 công/ha. Trong đó kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Dưa lê - ớt có mức sử dụng lao động cao nhất LUT này (831 công/ha) và giá trị ngày công đạt 95,09 nghìn đồng với mức chấp nhận của người dân đạt 85,4%. Hiệu quả xã hội ở LUT này được đánh giá ở mức trung bình.

- LUT rau màu: mức sử dụng lao động bình quân là 817,5 công/ha cho hiệu quả xã hội ở mức trung bình. Trong đó kiểu sử dụng đất Dưa lê - Dưa lê - ớt có mức sử dụng lao động cao nhất LUT này (920 công/ha) nhưng kiểu sử dụng đất Ngô - Ngô - ớt lại cho giá trị ngày công cao nhất trong LUT này đạt 166,70 nghìn đồng với mức chấp nhận của người dân đạt 72,5%. Hiệu quả xã hội ở LUT này được đánh giá ở mức trung bình.

- LUT cây ăn quả: đây là LUT có giá trị ngày công cao với mức sử dụng lao động trung bình là 259,7 công/ha. Với cây ổi khi đã trưởng thành và cho thu hoạch (khoảng 2 -3 tuổi) thì năng suất sẽ cao hơn, cho GTSX cao nên GTNC sẽ cao. Do sản phẩm của LUT này có mức tiêu thụ rộng rãi trên thị trường và không gặp nhiều khó khăn nên có mức lựa chọn của người dân rất cao.

- LUT chuyên cá: đây là LUT thu hút được nhiều công lao động vớimức sử dụng lao động là 700 công/ha, giá trị ngày công ở mức cao là 336,57 nghìn đồng với sự chấp nhận của người dân đạt 100%.Hiệu quả xã hội ở LUT này được đánh giá ở mức cao.

Như vậy mức độ tạo việc làm và giá trị ngày công lao động giữa các LUT là khá chênh lệch. LUT cho hiệu quả xã hội cao nhất là LUT chuyên cá, thấp nhất là LUT chuyên lúa.

Hiện nay được sự chấp nhận của các cấp chính quyền tỉnh Hải Dương một số diện tích đất trồng 2 vụ lúa bấp bênh, năng suất thấp đã và đang chuyển dần

sang nuôi trồng thủy sản và đã cho kết quả tốt. Tuy nhiên, các LUT này đòi hỏi mức đầu tư cao, muốn mở rộng diện tích phải có chính sách hỗ trợ vốn cho người dân. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa được người dân coi là sản xuất để giữ đất, nhiều diện tích đất trũng chỉ trồng 2 vụ lúa vẫn bấp bênh nên hiệu quả sử dụng đất của LUT này là rất thấp, nên hiệu quả xã hội chỉ đạt ở mức thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 83 - 87)