Tình hình biến động đất nông nghiệp giai đoạn 201 0 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 71)

Phần 4 Kết quảnghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng nông nghiệp huyện Ninh Giang

4.2.2. Tình hình biến động đất nông nghiệp giai đoạn 201 0 2016

Trong năm 2016 trên địa bàn toàn huyện đã có 8/28 xã gồm: Đồng Tâm, Hồng Dụ, Hồng Thái, Nghĩa An, Ninh Hải, Quyết Thắng, Tân Phong và Ứng Hòe có biến động về đất đai, trong đó chủ yếu là diện tích biến động đất đai hợp pháp theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Qua kết quả thống kê, tổng hợp số liệu, tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện cụ thể như sau:

Đất nông nghiệp tính đến ngày 31/12/2016 là 9.022,93 ha biến động tăng 54,34 ha so với diện tích đất nông nghiệp năm 2010, cụ thể:

- Đất trồng lúa là 6.672,09 ha biến động giảm 641,31 ha so với diện tích đất trồng lúa năm 2010.Kết quả điều tra cho thấy những năm qua đất trồng lúa giảm rất nhiều, nguyên nhân chủ yếu do chuyển mục đích sử dụng sang đất ở tại nông thôn, đất sản xuất kinh doanh, đất nuôi trồng thủy sản, đất xây dựng công trình sự nghiệp. Mặt khác do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật - hạ tầng xã hội, xây dựng các điểm sản xuất kinh doanh, mở rộng cụm công nghiệp và đất ở phải sử dụng từ đất lúa. Việc ổn định và tăng sản lượng lương thực chủ yếu là thâm canh tăng vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Với đà phát triển kinh tế, xã hội của huyện hiện nay, trong tương lai nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp là rất lớn.

- Đất trồng cây hàng năm khác 170,36 ha, tổng giảm 21,81 ha so với năm 2010.

- Đất trồng cây lâu năm804,25ha, tổng tăng 352,81ha so với năm 2010 là 451,44 ha. Nguyên nhân do chuyển từ các loại đất khác sang(đất trồng lúa,đất trồng cây hàng năm khác, Đất nuôi trồng thủy sản...).

- Đất nuôi trồng thuỷ sản1.355,42ha, tăng 345,10ha so với năm 2010 là 1.010,32 ha. Nguyên nhân do chuyển từ các loại đất khác sang (chủ yếu là đất

trồng lúa). Năm 2016 có 5,05 ha do được chuyển từ đất trồng lúa sang để thực hiện dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tại xã Quyết Thắng.

- Đất nông nghiệp khác 20,81 ha, tổng tăng 19,55 ha so với năm 2010 là 1,26 ha.

Bảng 4.10. Biến động đất nông nghiệp năm 2016 so với năm 2010 Đơn vị tính diện tích: ha Đơn vị tính diện tích: ha Thứ tự Mục đích sử dụng Mã Diện tíchNăm 2016 So với năm 2010 Diện tích năm 2010 Tăng (+) giảm (-) 1 Đất nông nghiệp NNP 9.022,93 8.968,59 54,34

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7.646,71 7.957,01 -310,30

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.842,45 7.505,57 -663,12 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6.672,09 7.313,40 -641,31 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 170,36 192,17 -21,81 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 804,25 451,44 352,81

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 0,00 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 0,00 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0,00 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.355,42 1.010,32 345,10 1.4 Đất làm muối LMU 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 20,81 1,26 19,55

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ninh Giang (2016) 4.2.3. Hiện trạng một số cây trồng chính của huyện

Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 47,8%, các loại cây trồng chính trên địa bàn huyện là lúa, ngô, khoai lang, khoai tây, ớt, hành, dưa lê, dưa chuột, bắp cải, cây ăn quả (vải, nhãn, ổi, chuối).

Diện tích, năng suất và sản lượng của các cây trồng huyện Ninh Giang được thể hiện ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Diện tích, năng suất và sản lượng của các cây trồng chính

Hạng mục Năm

2014 2015 2016

1. Lúa

Diện tích (ha) 14073 13565 13344

Năng suất (tạ/ha) 57,19 59,58 58,1

Sản lượng (Tấn) 80483 80820 77529

2. Ngô

Diện tích (ha) 523 573 686

Năng suất (tạ/ha) 103,13 103,02 108,29

Sản lượng (Tấn) 5394 5903 7429

3. Khoai lang

Diện tích (ha) 50 42 56

Năng suất (tạ/ha) 98,92 102,9 103,77

Sản lượng (Tấn) 492 432 581

4. Khoai tây

Diện tích (ha) 90 95 99

Năng suất (tạ/ha) 135,45 136,5 137,49

Sản lượng (Tấn) 12190,5 12967,5 1361,15

5. Dưa chuột

Diện tích (ha) 37 34 35

Năng suất (tạ/ha) 164 165 167

Sản lượng (Tấn) 607 561 585

6. Dưa lê

Diện tích (ha) 100 109 116

Năng suất (tạ/ha) 135 136 137

Sản lượng (Tấn) 1350 1482 1589

7. Ớt

Diện tích (ha) 96 99 101

Năng suất (tạ/ha) 122 123 123

Sản lượng (Tấn) 1171 1218 1242

8. Bắp cải

Diện tích (ha) 45 48 46

Năng suất (tạ/ha) 306 304 302

Sản lượng (Tấn) 1377 1459,2 1389,2

9. Hành

Hạng mục Năm

2014 2015 2016

Năng suất (tạ/ha) 106,84 106,89 106,85

Sản lượng (Tấn) 2564,16 2351,58 2457,55

10. Vải

Diện tích (ha) 358 358 348

Năng suất (tạ/ha) 82,85 83,35 81,88

Sản lượng (Tấn) 2966,03 2983,93 2849,424

11.Nhãn

Diện tích (ha) 80 80 78

Năng suất (tạ/ha) 70 69 69

Sản lượng (Tấn) 560 552 538,2

12.ổi

Diện tích (ha) 54 55 58

Năng suất (tạ/ha) 275 277 272

Sản lượng (Tấn) 1485 1523,5 1577,6

13.chuối

Diện tích (ha) 182 178 174

Năng suất (tạ/ha) 263,65 274,5 275

Sản lượng (Tấn) 4429 4584 4455

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Ninh Giang (2016) Qua bảng trên ta thấy: Hệ thống cây trồng của huyện phong phú và đa dạng. Năng suất cây trồng trong những năm qua đã có xu hướng tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp do thời tiết không thuận lợi. Hiện nay, một số cây trồng được coi là chủ lực và có ý nghĩa đến sự phát triển của huyện như: nhóm cây lương thực (lúa, ngô, khoai), rau màu, nhóm cây ăn quả đang có xu hướng phát triển mở rộng diện tích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

* Nhóm cây lương thực

- Cây lúa: Trong giai đoạn vừa qua diện tích gieo trồng lúa có xu hướng giảm đáng kể do một phần diện tích đất trồng lúa đã được chuyển sang mục đích khác (diện tích lúa năm 2016 là 13344 ha giảm 729 ha so với năm 2014). Năng suất lúa cả năm 2016 đạt 58,1 tạ/ha, sản lượng đạt 77529 tấn. Các giống lúa đặc sản, lúa chất lượng cao cũng đã bắt đầu được đưa vào gieo trồng, có 3 xã đã phát triển vùng sản xuất lúa tập trung. Diện tích lúa lớn nhất được gieo trồng tại các xã Tân Phong, Nghĩa An,Vĩnh Hòa...

- Cây ngô: Trong 3 năm trở lại đây, diện tích gieo trồng ngô có sự biến động tăng diện tích năm 2014 là 523 ha đến năm 2016 là 686 ha, năng suất tăng do áp dụng kỹ thuật và điều kiện khí hậu thuận lợi cho cây ngô phát triển.Vì vậy sản lượng tăng đáng kể năm 2016 là 7429 tấn(tăng 2035 tấn so với năm 2014). Xã có năng suất ngô khá như, An Đức , Hồng Phong ...

- Cây khoai lang: Đây là loại cây được trồng khá thông dụng trước đây. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã giảm nhiều cả về diện tích và sản lượng. Nhìn chung, loại cây này không phát triển được do giá trị kinh tế thấp, không có thị trường tiêu thụ ổn định, đòi hỏi chi phí sản xuất cũng khá cao.

- Trong những năm gần đây, diện tích cây rau màu có xu hướng ngày càng tăng. Các loại cây rau màu được trồng trên địa bàn huyện là dưa chuột, dưa lê, ớt, bắp cải…Hiện nay địa phương đang đẩy mạnh trồng cây ớt xuất khẩu, dưa chuột xuất khẩu; cây gia vị cung cấp thị trường trong huyện và lân cận. Các xã có diện tích chuyên màu rau tập trung là Hoàng Hanh, Kiến Quốc, Hồng Phong, An Đức,…Lợi nhuận của cây rau màu đem lại rất cao. Đối với người nông dân trồng rau màu luôn là sự lựa chọn hàng đầu so với các loại cây trồng hàng hóa khác.

* Nhóm cây ăn quả

Năm 2016 toàn huyện có hơn 900 ha trồng cây ăn quả với diện tích trồng rải rác ở các xã. Trong đó vải, nhãn, ổi là cây ăn quả cho thu nhập cao. Trồng theo mô hình đào ao nuôi cá, trồng cây ăn quả. Nhiều xã trong huyện trồng cây ăn quả với quy mô lớn như: Kiến Quốc, Hiệp Lực, Vĩnh Hòa, Văn Hội…mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với trồng lúa và các cây trồng khác.

* Ngành nuôi trồng thuỷsản: thủy sản là thế mạnh của huyện do có diện tích mặt nước ao hồkhá lớn và có nhiều diện tích đất trũng ven sông. Từ năm 2010 đến năm 2016 sản lượng của ngành thủy sản tăng.

Diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng do thực hiện thành công việc chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa sang nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, giá trị sản xuất thủy sản chủ yếu từ nuôi cá, tổng giá trị sản xuất từ nuôi trồng thủy sản năm 2016 đạt 175.883 triệu đồng. Phương thức nuôi trồng chủ yếu là phương thức truyền thống (nuôi hỗn hợp). Trong những năm trở lại đây, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi từ phương thức truyền thống sang thâm canh nuôi công nghiệp, bán công nghiệp bước đầu mang lại kết quả tương đối cao. Với thuận lợi là có trung tâm giống thủy sản trên địa bàn nên ngành thủy sản ngày càng phát triển.

4.2.4. Các loại sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ninh Giang

Huyện Ninh Giang có hệ thống cây trồng khá đa dạng với nhiều loại sử dụng đất (LUT) và kiểu sử dụng đất khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy, trên địa bàn vùng của huyện có 6 loại sử dụng đất với 20 kiểu sử dụng đất.

Bảng 4.12. Hiện trạng các LUT huyện Ninh Giang năm 2016 Loại hình sử Loại hình sử dụng đất Kí hiệu Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Chuyên lúa LUT 1 1. Lúaxuân – Lúa mùa 6593,50 73,07

2Lúa -Màu LUT 2

2. Lúa xuân – Lúa mùa - Ngô 686 7,60 3.Lúa xuân – Lúa mùa- Khoai tây 98,00 1,09 4.Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang 36,00 0,40 5.Lúa xuân – Lúa mùa - ớt 30,50 0,34 6. Lúa xuân – Lúa mùa – Hành 13,00 0,14 7. Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa lê 26,62 0,30

1Lúa - 2 Màu LUT 3

8. Lúa xuân – Dưa lê – ớt 21,25 0,24

9. Lúa xuân– ớt – ngô 32,17 0,36

10. Ngô – Lúa mùa – ớt 36,54 0,40

Chuyên rau

màu LUT 4

11. Ngô – Ngô – ớt 56,23 0,62

12. Dưa lê – Dưa lê – ớt 18,25 0,20

13.Dưa chuột – Ngô – Dưa lê 20,00 0,22

15.Ớt – Dưa lê – Bắp cải 16,32 0,18

Cây ăn quả LUT 5

16. Ổi 55 0,61

17.Nhãn 74 0,82

18.Vải 348 3,86

19.Chuối 162 1,80

6. Chuyên cá 20. Chuyên cá 1328 15,83

Nguồn: Phòng NN & PTNT Huyện Ninh Giang (2016)

(1) Loại sử dụng đất chuyên lúa (LUT 1)

- LUT chuyên lúa với 1 kiểu sử dụng đất là 2 vụ lúa (Lúa xuân - Lúa mùa). Đây là LUT có diện tích lớn nhất 6593,50 ha chiếm 73,07% diện tích đất nông nghiệp. LUT này phân bố chủ yếu ở chân thấp, vàn thấp. Diện tích lớn nhất ở xã Tân Phong (892 Ha). Trong điều kiện đất canh tác cho cây lúa ngày càng giảm như hiện nay,việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và thâm canh để đảm bảo vấn đề lương thực là rất cần thiết.

Hình 4.1. Kiểu sử dụng đất chuyên lúa tại xã Tân Phong (2) Loại sử dụng đất 2 lúa – màu (LUT 2) (2) Loại sử dụng đất 2 lúa – màu (LUT 2)

- LUT 2 lúa - màu với 6 kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô, Lúa xuân- Lúa mùa- Khoai tây, Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang, Lúa xuân - Lúa mùa - ớt, Lúa xuân - Lúa mùa - Hành, Lúa xuân- Lúa mùa - Dưa lê tổng diện tích là 890,12 ha chiếm 9,87% diện tích đất nông nghiệp. Phân bố chủ yếu ở các xã Văn Hội, Hưng Long.

(3) Loại sử dụng đất 1 lúa – 2 màu (LUT 3)

- LUT 1lúa - màu có diện tích 89,96 ha, chiếm 1% diện tích đất nông nghiệp. Gồm 3 kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Dưa lê - ớt, Lúa xuân - ớt - ngô, Ngô - Lúa mùa - ớt. Loại sử dụng đất này mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nông dân.

(4) ) Loại sử dụng đất chuyên màu

- LUT chuyên màu có 4 kiểu sử dụng đất: Ngô - Ngô - ớt, Dưa lê - Dưa lê - ớt, Dưa chuột - Ngô - Dưa lê, Ớt - Dưa lê - Bắp cải với diện tích 130,8 ha, chiếm 1,23% diện tích đất nông nghiệp. Phân bố nhiều ở xã Hoàng Hanh.

Hình 4.2. Kiểu sử dụng đất chuyên màu tại xã Hoàng Hanh (5) Loại sử dụng đất cây ăn quả (5) Loại sử dụng đất cây ăn quả

- LUT cây ăn quả: diện tích 639 ha, chiếm 7,08% diện tích đất nông nghiệp. Đây là diện tích cấy lúa không đạt hiệu quả cao hoặc diện tích được kết hợp với việc chuyển đổi đào ao nuôi trồng thuỷ sản, lập vườn trồng cây ăn quả. Địa hình phân bố chủ yếu ở những vùng thấp. Loại cây trồng chủ yếu là vải, nhãn, ổi, chuối...Phân bố nhiều ở các xã Hiệp Lực, Vĩnh Hòa.

(6) LUT chuyên cá

- LUT chuyên cá: diện tích 1428 Ha chiếm 15,83 % diện tích đất nông nghiệp. Đây là diện tích kết hợp trồng vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế, nhất là nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, diện tích chuyển đổi đào ao thả cá ngày càng được mở rộng và cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để vừa đạt được hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ môi trường sinh thái cho mục tiêu sản xuất lâu bền đang là vấn đề cần được quan tâm.

Hình 4.4. Kiểu sử dụng đất chuyên cá tại xã Hoàng Hanh 4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụngđất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được xem xét ở các mặt: kinh tế, xã hội và môi trường bằng các chỉ tiêu cụ thể. Việc đánh giá được tiến hành cho tất cả các loại hình sử dụng đất dựa trên các kết quảthuđược trong quá trình điều tra phỏng vấn nông hộ và các cán bộ địa phương. Khi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều được tính đến dựa trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm tính.

4.3.1. Hiệu quả kinh tế

Trong quá trình quản lý khai thác tiềm năng đất đai, khi đời sống xã hội đã có sự thay đổi, chuyển biến theo nền kinh tế thị trường thì hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá và xem xét các phương thức sản xuất, sản phẩm làm ra có được thị trường chấp nhận hay không, có đem lại thu nhập cao cho người nông dân hay không. Hiệu quả kinh

tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: tổng chi phí, tổng thu nhập, giá trị ngày công lao động và hiệu quả đồng vốn. Trong đề tài nghiên cứu này đánh giá hiệu quả kinh tế được tính dựa trên cơ sở số liệu của Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ninh Giang năm 2016 như giá, năng suất, diện tích..., kết hợp với kết quả điều tra của 100 hộ tại 4 xã của huyện Ninh Giang.

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy, vùng sản xuất nông nghiệp của huyện có hệ thống cây trồng phong phú nhưng có sự mất cân đối giữa diện tích trồng lúa và các cây rau màu. Trong huyện diện tích đất 2 lúa có thể trồng thêm cây vụ đông còn khá lớn để nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích đất.

Ninh Giang là vùng trũng do đó năng suất lúa một số xã thấp, dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cây lúa sang đào ao thả cá ngày càng nhiều. Vì có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn (15,83% diện tích đất nông nghiệp), do đó đẩy mạnh được giá trị sản xuất trong toàn huyện lên cao.

* Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất

Qua việc nghiên cứu các kiểu sử dụng đất và kết quả điều tra vùng nghiên cứu cho thấy: Có 6 loại hình sử dụng đất với 20 kiểu sử dụng đất, trong đó có 1 kiểu sử dụng đất chuyên lúa, 2 lúa - màu có 6 kiểu sử dụng đất, 1 lúa - 2 màu có 3 kiểu sử dụng đất, chuyên rau màu có 5 kiểu sử dụng đất, chuyên cá có 1 kiểu sử dụng đất và cây ăn quả có 4 loại quả chính. Hiệu quả của từng kiểu sử dụng đất được thể hiện qua bảng 4.13.

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 4.13, nếu xét hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất nông nghiệp thì có thể phân các LUT của Ninh Giang như sau: LUT có hiệu quả kinh tế cao đó là: chuyên cá, giá trị sản xuất là 345600 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt mức cao nhất.

- LUT 1 chuyên lúa: Với 1 kiểu sử dụng đất lúa xuân- lúa mùa, cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)