Thống kê diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo tính chất phát sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 55 - 58)

tính chất phát sinh

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp 7.646,71 100

1. Đất phù sa được bồi 2022,93 26,45

- Đất phù sa được bồi hàng năm, trung tính ít chua 1941,05

- Đất phù sa ít được bồi 81,88

2. Đất phù sa không được bồi, không glây 5800 57,87 - Đất phù sa không được bồi, trung tính, ít chua 4211,38

- Đất phù sa không được bồi, chua 1.588,62

3. Đất phù sa không được bồi có glây 1200 15,68

Nguồn số liệu: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Ninh Giang

a. Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính, ít chua

Đặc điểm: Giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn và lân tổng số, lân dễ tiêu từ trung bình đến giàu; pH KCL từ 7,2 - 7,4.

Loại đất này nằm ở ngoài đê, thích hợp với việc trồng rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích khoảng 2022,93 ha tập trung chủ yếu ở các xã Văn Giang, Hưng Long, Hồng Phúc, Kiến Quốc, Hồng Phong, Hiệp Lực, Hoàng Hanh.

b. Đất phù sa không được bồi, không glây

Đây là loại đất chính của huyện, chiếm gần một nửa diện tích canh tác hàng năm.

Đặc điểm: Nhóm đất này thường phân bố trên chân cao, vàn cao và vàn. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, hàm lượng mùn từ trung bình đến khá, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu khá, độ chua pH KCL từ 5,0 - 6,5.

Đất này thường được sử dụng trồng 2 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa 1 vụ màu, có khả năng thâm canh cao. Diện tích khoảng trên 5800 ha, được phân bố ở các xã trong huyện.

c. Đất phù sa không được bồi, có glây

Đặc điểm: phân bố chủ yếu địa hình vàn thấp và trũng, khả năng tiêu nước chậm, thành phần cơ giới thịt nặng, đất chua và nghèo lân dễ tiêu, pH KCLtừ 4,0 -5,0. Đây là loại đất chuyên trồng 2 vụ lúa, cá biệt có một số diện tích chỉ trồng được 1 vụ lúa xuân. Diện tích khoảng 1.200 ha, phân bố tập trung ở các xã Tân Phong, Quang Hưng, An Đức, Vạn Phúc.

4.1.1.6. Tài nguyên nước

Nguồn nước trên địa bàn huyện khá phong phú:

- Nước mặt: Hệ thống sông ngòi và ao hồ trên địa bàn huyện có khả năng cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên do huyện nằm ở cuối hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải, lại là vùng trũng nhất tỉnh nên hàng năm thường bị úng ngập cục bộ vào mùa hè. Diện tích mặt nước ao hồ đầm ngoài khả năng cung cấp nước còn có tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản, kể cả những chân ruộng trũng.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá dồi dào, mạch nông, hiện đã được khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư và sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên chưa có công trình khảo sát đánh giá cụ thể về trữ lượng và chất lượng nước ngầm.

4.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản

Theo số liệu điều tra về khoáng sản, thì trên địa bàn huyện Ninh Giang không có khoáng sản quý hiếm, mà chỉ có một số nguồn nguyên vật liệu xây dựng như: sét, cát, sỏi được phân bố ven sông. Tuy trữ lượng không lớn nhưng cũng góp phần giải quyết nguyên liệu xây dựng tại chỗ trong huyện và một số đơn vị gần huyện. Đặc biệt huyện có nhà máy gạch đặt tại xã Hồng Phong hoạt động rất hiệu quả.

4.1.1.8. Tài nguyên nhân văn, cảnh quan môi trường

Ninh Giang hiện có trên 140 nghìn người sinh sống mang đậm nét văn hoá của vùng đồng bằng với nền văn minh lúa nước được hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ. Các di tích văn hoá như Đền Tranh, đền Khúc Thừa Dụ, chùa Chông, di tích Bác Hồ về thăm tai xã Hiệp Lực đã khắc sâu niềm tự hào dân tộc, khơi dậy tinh thần lao động cần cù sáng tạo của người dân. Những làng nghề truyền thống với nhiều sản phẩm độc đáo như nghề mộc ở thôn Cúc Bồ xã Kiến Quốc, nghề thêu ren ở Ứng Hòe, Quyết Thắng, nghề mây tre đan ở An Đức, Quang Hưng, Ninh Thành... Các sản phẩm ngành nghề và chế biến thực phẩm đã có mặt trên thị trường trong nước và quốc tế, mang lại thu nhập hàng triệu USD cho kinh tế huyện. Thương hiệu bánh gai Ninh Giang nổi tiếng đã góp phần làm đẹp thêm những nét văn hoá truyền thống của quê hương.

Về cảnh quan thiên nhiên và môi trường, huyện có nhiều sông và ao hồ tự nhiên cũng tạo cho cảnh quan thêm sinh động, tuy nhiên do địa hình đồng bằng, mật độ dân số cao, đất đai được khai thác với cường độ mạnh kể cả cho nông

nghiệp và phi nông nghiệp nên đã ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trên đồng ruộng, đất bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu, phân hoá học, chất thải công nghiệp và ngành nghề; trong khu dân cư diện tích cây xanh, ao hồ bị thu hẹp do phát triển dân cư, vệ sinh môi trường nông thôn chưa được chú ý đầu tư quy hoạch hợp lý về đường xá, mương rãnh thoát nước nên phần nào đã tác động xấu tới môi trường sống của dân cư và suy thoái tài nguyên đất. Đó là những vấn đề cảnh báo cần được quan tâm đúng mức hơn trong sử dụng đất.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Ninh Giang là vùng đông dân cư, mật độ dân số cao, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, đặc biệt từ khi tái lập huyện (1997) đến nay kinh tế của Ninh Giang đã có bước phát triển khá. Tổng sản phẩm nội huyện liên tục tăng. Nếu tính về quy mô sản xuất thì giá trị sản xuất (GTSX) trên toàn huyện tăng với nhịp độ cao hơn.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện

Nông nghiệp là thế mạnh của huyện Ninh Giang. Với truyền thống thâm canh trong sản xuất, nông nghiệp là nguồn thu nhập chính cho đại bộ phận nhân dân và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hiện nay cây lúa vẫn là chủ yếu, sau đó là cây rau màu có giá trị kinh tế vào vụ đông, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Diện tích gieo trồng cây lương thực có xu hướng giảm dần, cây vụ đông, cây công nghiệp, cây lâu năm tăng lên.Việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đã phát huy tác dụng trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Đất đai được triển khai theo hướng mở rộng, thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng do vậy mà hiệu quả ngành nông nghiệp được nâng lên.

* Trồng trọt

- Ngành trồng trọt: trồng trọt là ngành sản xuất chính của huyện, năm 2016 tổng diện tích cây hàng năm đạt 6842,45 ha, trong đó cây lúa là cây trồng chính của huyện với diện tích gieo cấy là 6672,09 ha, chiếm 97,73% tổng diện tích cây trồng hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)