Dân số trung bình huyện Ninh Giang qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 61 - 66)

Chỉ tiêu Năm 2015 (người) Tỷ lệ (%) Năm 2016 (người) Tỷ lệ (%) 1. Dân số trung bình 144.382 100 145.305 100

Phân theo giới tính

Nam 70.760 49,01 71.374 49,12

Nữ 73.622 50,99 73.931 50,88

Phân theo thành thị nông thôn

Thành thị 6.615 4,58 6.776 4,66

Nông thôn 137.767 95,42 138.529 95,34

Năm 2016 toàn huyện có 79.238 lao động trong độ tuổi, chiếm tỷ lệ 55,5% trong dân số. Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế có 77.416 người, số lao động chưa có việc làm còn 1.822 người, chiếm 2,3% tổng số lao các ngành CN - TTCN và thương mại dịch vụ.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

- Thực trạng đô thị Thị trấn Ninh Giang có 6 khu phố, dân số có 6.706 người với 1.997 hộ. Tổng diện tích đất đô thị là 166,37 ha, trong đó đất ở đô thị có 35,21 ha, bình quân đất ở đô thị là 52m2/người và 176 m2/hộ. Quy mô hiện tại của thị trấn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của huyện. Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng phát triển chưa đồng bộ.

- Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn: Toàn huyện có 27 xã, trong đó có 99 thôn, dân số nông thôn 138.529 người, chiếm 95,34% dân số của huyện, tổng số hộ nông thôn là 42.512 hộ. Diện tích đất ở nông thôn có 1213 ha. Bình quân đất ở nông thôn đạt 87,56 m2/người và 285 m2/hộ. Các điểm dân cư thuận lợi về giao thông, có vị trí đẹp thường có tốc độ phát triển rất nhanh. Cơ sở hạ tầng ở hầu hết các điểm dân cư đều chưa hoàn chỉnh, hệ thống giao thông đã được bê tông hoá nhưng chưa đồng bộ, cấp điện, cấp nước còn hạn chế, vấn đề thoát nước và vệ sinh môi trường nông thôn chưa đảm bảo, chưa có quy hoạch khu xử lý rác thải, các công trình như trường học, sân thể thao, nhà văn hoá, chợ... còn thiếu. Tỷ lệ diện tích đất chuyên dùng trong khu dân cư còn thấp so với quy định.

4.1.2.5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế và sản xuất nông nghiệp

a. Giao thông

* Hệ thống đường bộ

Trên địa bàn huyện có đường quốc lộ 37 chạy qua huyện có quy mô đường cấp III đồng bằng với tổng chiều dài 11,5 km, với 4 tuyến đường tỉnh lộ chạy qua huyện (391, 392, 396, 396B), đường huyện 20D và một số đường liên xã nâng cấp lên đường huyện do huyện quản lý, và hệ thống đường thôn cơ bản đã được nhựa hóa, bê tông hóa.

Nhìn chung các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện tương đối hoàn chỉnh về mật độ, tuy nhiên nhiều tuyến đường còn nhỏ hẹp, chất lượng đường chưa tốt, nhất là tuyến đường 37, cần phải được đầu tư mở rộng, nâng cấp và xây dựng cầu kiên cố để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giao lưu với các tỉnh bạn như Thái Bình, Hải Phòng và cả nước.

* Hệ thống giao thông đường thuỷ

Toàn huyện có 45 km đường sông, trong đó sông Luộc chạy qua huyện 19 km, có bến phà Chanh, bến Hiệp là các bến vận chuyển hành khách qua sông sang Thái Bình. Trên sông Cửu An chảy qua huyện dài 12 km từ Cầu Ràm đi Thanh Miện, sông Đình Đào qua huyện 14 km từ Cầu Bía tới Ninh Giang cũng được dùng đểchuyên chở hàng hoá. Tuy nhiên nhiều đoạn sông do sự bồi lắng nên khả năng lưu thông còn hạn chế.

b. Hệ thống thuỷ lợi

* Thuỷ lợi, đê điều

Ninh Giang được coi là một trong những huyện làm tốt nhất công tác thuỷ lợi của tỉnh.Hiện nay hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh với hệ thống kênh mương, đê điều được tu bổ bảo vệ thường xuyên. Toàn huyện có 18,71 km đê trung ương và 41 km đê địa phương được đầu tư tu bổ và nâng cấp hàng năm, 24 trạm bơm tưới tiêu phục vụ tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, hệ thống kênh mương phân bố theo quy hoạch khá hợp lý.

Hệ thống kênh mương được phân thành 3 cấp: kênh cấp I, kênh cấp II, kênh cấp III.

Hệ thống kênh tưới cấp I: có 67 kênh cấp I làm nhiệm vụ tưới với tổng chiều dài 56,255 km.

Hệ thống kênh tưới cấp II:có 129 kênh cấp II làm nhiệm vụtưới với tổng chiều dài 67,121 km.

Hệ thống kênh cấp III: còn được gọi là kênh xương cá được bố trí đến từng khoảnh ruộng. Tuy vậy nhiều công trình thủy lợi đã quá cũ, tỷ lệ bê tông hóa kênh mương chưa được nhiều làm giảm công suất, hiệu quả sử dụng kém.

Hệ thống cấp nước sạch được đầu tư đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho 100% số xã trong huyện .

c- Hệ thống điện, năng lượng

Hiện nay 100% số xã có điện lưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Điện của Ninh Giang được cung cấp bởi 4 nguồn, bao gồm: đường 378 - E81; trạm 110 kv Nghĩa An 110/35-22; đường 372 E83 Phố Cao; đường 374 Thái Bình. Trong đó trạm 110 kv Nghĩa An là nguồn chính cung cấp điện năng cho huyện, các nguồn khác được cấp bổ sung khi cần thiết. Tổng số trạm biến áp trên địa bàn huyện có

89 trạm/97 máy với tổng dung lượng điện là 23.850 KVA, một trạm trung gian 1 máy có dung lượng 1.800 KVA - 35/10. Đường hạ áp bình quân 15 - 17 km/1 xã. 4.1.2.6. Hạ tầng xã hội

* Giáo dục đào tạo: toàn huyện có 91 trường học, trong đó có 28 trường mầm non, 28 trường tiểu học, 29 trường trung học cơ sở, 5 trường phổ thông trung học, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và 1 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Trong số các trường học có 89 trường công lập, 2 trường dân lập.

Hiện nay đã có 15 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ kiên cố hóa đối với các trường mầm non đạt 24,7%, các trường tiểu học đạt 68,8%, trung học cơ sở đạt 77,2% và trung học phổ thông đạt trên 92,3%. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất trường học còn nghèo nàn; quy mô, chất lượng hướng nghiệp - dạy nghề còn hạn chế; * Y tế: toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa với 120 giường bệnh; 1 phòng khám đa khoa đặt tại xã Văn Hội với 15 giường bệnh; 2 phòng khám đa khoa tư nhân; 28 trạm y tế xã. Diện tích đất đai dành cho các cơ sở y tế tương đối đầy đủ, bao gồm: bệnh viện huyện 13.036 m2; phòng khám đa khoa khu vực 5.956 m2, các trạm y tế xã đều có diện tích từ 500 - 2500 m2, hầu hết các trạm y tế của các địa phương đều có vườn thuốc nam.

* Văn hoá thông tin, thể dục thể thao: toàn huyện có 53/105 thôn (trong đó có 51 làng và 2 khu phố) được công nhận là “Làng văn hoá”, đạt 50,48%, gần 76% hộ gia đình được công nhận là “Gia đình văn hoá”. Hầu hết các thôn, khu đều có nhà văn hoá, sân thể thao. 100% số làng văn hoá có tủ sách phục vụ bạn đọc, 100% số trường học có thư viện, sân thể thao, 20 điểm bưu điện văn hoá xã hoạt động có hiệu quả.

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

4.1.3.1. Những thuận lợi cơ bản

- Ninh Giang có hệ thống giao thông thuận lợi bao gồm các tuyến đường Quốc lộ 37; tỉnh lộ (391, 392, 396, 396B).Những tuyến giao thông này rất thuận lợi cho việc giao lưu giữa các xã trong huyện cũng như các địa phương lân cận.

- Hệ thống các cảng sông, bến bãi giúp cho việc vận tải bằng đường thủy trử lên dễ dàng và thuận tiện hơn.

- Địa hình đồng bằng, sông ngòi và cảnh quan thiên nhiên phong phú, khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào, là những lợi thế đáng kể để Ninh Giang có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

- Đất đai màu mỡ, tài nguyên nhân văn phong phú, có nhiều ngành nghề truyền thống... tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, thâm canh cao trong nông nghiệp.

- Cơ sở vật chất và hạ tầng đang từng bước được đầu tư tạo tiền đề cho phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá.

+ Tuy là một vùng nông thôn thuần túy, nhưng trên địa bàn huyện có nhiều làng nghề truyền thống như nghề mộc, thêu ren và chế biến nông sản, trong huyện cũng có các di tích văn hóa và dịch vụ du lịch như đền thờ Khúc Thừa Dụ, đền Tranh, chùa Trông, di tích Bác Hồ về thăm, nghệ thuật rối nước ở xã Hồng Phong...đó là tiền năng để phát triển CN - TTCN và dịch vụ trong tương lai thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

+Ninh Giang nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, Quốc lộ 37 đi qua.Nơi đây là một điểm giao lưu quan trọng về kinh tế - xã hội của Hải Dương ở khu vực phía Nam với Hải Phòng, Thái Bình và cả nước.

4.1.3.2. Những khó khăn và thách thức

- Huyện nằm cách xa trung tâm tỉnh, ở phía cuối các tuyến đường giao thông chính, không có tài nguyên khoáng sản quý, đó là những khó khăn lớn cho việc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.

- Là vùng đất thấp trũng và cuối nguồn nước của tỉnh, thường hay bị úng ngập vào mùa mưa cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp thâm canh.

- Truyền thống thâm canh, sản xuất nhỏ, là những yếu tố không nhỏ ảnh hưởng tới phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường tuy không lớn nhưng cũng đã tác động đến cuộc sống dân cư, nhất là môi trường nông nghiệp, nông thôn.

4.2. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN NINH GIANG 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 huyện Ninh Giang 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 huyện Ninh Giang

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất đai là vấn đề cần thiết để đảm bảo cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng đất, từ đó đề ra phương hướng bố trí sử dụng đất hợp lý có hiệu quả. Hiện trạng sử dụng đất của huyện được thể hiện ở bảng 4.6 và phần phụ lục.

Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 31/12/2016, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 13.681,48 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 9022,93 ha; diện tích đất phi nông nghiệp là 4.655,48 ha; đất chưa sử dụng là 3,07 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 61 - 66)