Định hướng sử dụngđất nông nghiệp huyện Ninh Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 93)

Ninh Giang là huyện thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng đất, phát triển chuyên môn hóa đi đôi với kinh doanh tổng hợp phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, đây là một nguyên tắc quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

Chuyên môn hóa sản xuất trong từng hộ, từng vùng là tập trung điều kiện để sản xuất nông sản hàng hóa phù hợp với điều kiện sản xuất của từng hộ, nhằm khai thác tối đa lợi thế của từng hộ, từng vùng.

Những năm gần đây, việc sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã phát triển mạnh, nhưng chủ yếu vẫn mang tính tự phát, vì vậy thị trường tiêu thụ không ổn định. Trong tương lai, quan điểm phát triển cây trồng hàng hóa kết hợp với đa dạng hóa cây trồng được xác định như sau: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nông nghiệp với xu thế phát triển mạnh nông sản hàng hoá nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững; Tổ chức sử dụng đất nông nghiệp theo hướng thâm canh cao trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo sử dụng đất theo quy hoạch vì lợi ích chung của toàn xã hội kết hợp với lợi ích của từng chủ sử dụng đất; Tìm, khai thác và mở rộng thêm thị trường để có kế hoạch sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần chứ không phải những sản phẩm mà huyện có như trước đây; Sử dụng đất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển nông nghiệp hữu cơ, hạn chế việc lạm dụng các chất hoá học kích thích sinh trưởng, bảo vệ thực vật, chế phẩm độc hại trong sản xuất nông nghiệp. Cải tạo môi trường đất, nước, không khí chống thoái hoá và ô nhiễm. Vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ môi trường là phải phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Nền nông nghiệp bền vững đòi hỏi một hệ thống canh tác ổn định, kết hợp hài hòa giữa trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, đó chính là vấn đề quan trọng nhất.

4.4.2. Xác định các loại sử dụng đất có hiệu quả và có triển vọng

4.4.2.1. Cơ sở định hướng và đề xuất giải pháp sử dụng đất hiệu quả

Để lựa chọn các loại sử dụng đất dựa trên cơ sở 5 nguyên tắc “đánh giá quản lý đất đai bền vững” của FAO đó là:

- Duy trì, nâng cao sản lượng;

- Giảm tối thiểu mức độ rủi ro trong sản xuất;

- Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa chất lượng đất;

- Khả thi về mặt kinh tế;

- Có thể chấp nhận được về mặt môi trường.

Ở Ninh Giang, một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu sau:

- Về mặt kinh tế: sản phẩm cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận.

- Về mặt xã hội: loại sử dụng đất phải tạo ra nhiều việc làm mang lại thu nhập cao, đảm bảo đời sống cho người lao động.

- Về mặt môi trường: loại sử dụng đất ít gây tác động tiêu cực cho môi trường đất đai trong sử dụng, các tác động về phân bón và thuốc trừ sâu không gây ô nhiễm môi trường.

Dựa vào quy hoạch sử dụng đất huyện Ninh Giang đến năm 2020 và kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên để đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả.

Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế nhưng lại là điều kiện không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy định hướng sử dụng đất của huyện phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, đầy đủ và có hiệu quả cao trên quan điểm cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 4.4.2.2. Lựa chọn các kiểu sử dụng đất

Từ những căn cứ trên và thông qua kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của loại sử dụng đất, từ đó đề xuất các LUT sử dụng đất có triển vọng ở huyện Ninh Giang như sau:

LUT 2 lúa - 1 màu; LUT 1 lúa - 2 màu; LUT chuyên rau; LUT cây ăn quả; LUT chuyên cá.

Như vậy, tất cả có 6 loại sử dụng đất hiện tại của huyện được lựa chọn vì các LUT này đều đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của huyện Ninh Giang. Đối với LUT chuyên lúa tuy hiệu quả kinh tế đem lại thấp nhưng do vấn đề về đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho nhân dân và xã hội vẫn chấp nhận nên vẫn được lựa chọn. Định hướng trong những năm tới tiếp tục chuyển dần những diện tích lúa vùng úng trũng, có năng suất thấp, không ổn định sang nuôi trồng thủy sản.

4.4.3. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Trong tương lai nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của Ninh Giang, Trong tương lai nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của Ninh Giang, nằm trong vùng trọng điểm lúa của đồng bằng Bắc bộ, vì vậy quỹ đất dành cho nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, những lợi thế và hạn chế về kinh tế- xã hội, để đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùngrau quả sạch, các loại thực phẩm sạch, chất lượng cao cho nhân dân trong huyện và vùng lân cận, hướng chuyển dịch cơ cấu là tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đồng thời phải phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp và các ngành dịch vụ.

Theo phương án định hướng phát triển kinh tế của huyện Ninh Giang đến năm 2020. Dự báo đến năm 2020, đất nông nghiệp sau khi chuyển mục đích sử dụng sang phi nông nghiệp sẽ còn khoảng 8.200 - 8.400 ha, chiếm trên 60% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

Tập trung đưa các giống cây trồng mới cho năng suất, chất lượng cao, phù hợp với đất đai và điều kiện khí hậu, canh tác của địa phương vào gieo trồng, chủ động tiếp thu các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới về giống cây trồng để đảm bảo an toàn lương thực một cách vững chắc, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và có một phần lương thực hàng hoá, Ninh Giang chủ động phát triển trồng các cây

lương thực, thực phẩm chính như lúa; cây thực phẩm như rau màu, các loại dưa, hành tỏi các loại.

Trong trồng trọt vừa đẩy mạnh thâm canh vừa mở rộng diện tích, tiếp tục chuyển một phần diện tích trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản (thảcá) và trồng cây ăn quả, đến năm 2020 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm khoảng 7.400 ha, chủyếu là cây lương thực có hạt, cây công nghiệp ngắn ngày và rau các loại, cụ thể:

Cây lúa: quy hoạch thành vùng thâm canh lúa cao sản và lúa chất lượng cao trở thành hàng hóa nội địa, hướng tới xuất khẩu. Quy mô diện tích lúa giữ ổn định ở mức 6.000 - 6.700 ha, năng suất bình quân 61 tạ/ha, sản lượng đạt trên 39 nghìn tấn.

Rau các loại và cây màu khác:phát triển mạnh các cây rau, màu vụ xuân, hè và vụ đông trên cơ sở luân canh hợp lý trên diện tích trồng lúa. Tăng cường các loại cây hàng hoá như dưa lê, dưa chuột, ớt và các rau màu khác với các sản phẩm sạch phù hợp với nhu cầu thị trường khu vực và xuất khẩu. Mở rộng diện tích vào năm 2020, đặc biệt là tận dụng hết đất chuyên màu, đất chuyên lúa có khả năng thâm canh, tăng vụ.

Quy hoạch diện tích trồng cỏ để phát triển chăn nuôi trâu bò thịt, tăng cường phát triển đàn lợn thịt, lợn sữa và gia cầm.

Mở rộng diện tích trồng cây ăn quả trong khu dân cư, trên khu đồng chuyển đổi, phát triển trồng cây xanh ởcác khu vực công cộng có điều kiện.

Trong tương lai không xa, cùng với sự phát triển của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng, với những lợi thế sẵn có Ninh Giang chắc chắn sẽ có một thị trường bền vững, đáp ứng được nhu cầu thị trường một cách đầy đủvà phong phú. Trước mắt, do chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp sẽ hình thành những vùng chuyên canh, ngoài ra các vùng lúa hàng hoá, vùng nuôi trồng thuỷ sản sẽcung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân địa phương, các khu, cụm công nghiệp và tiến tới có thể cung cấp cho cả các vùng lân cận.

Đưa các giống bò Lai sin, lợn siêu nạc, đa dạng hoá các hình thức chăn nuôi gia cầm, chuyển đầu tư chăn nuôi nhỏ lẻ sang tập trung qui mô lớn làm tốt công tác chọn giống, vệ sinh chuồng trại, chuyển từ chăn nuôi thủ công, bán thủ công sang chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, gắn chăn nuôi với bảo vệ môi trường, hình thành một sốvùng chăn nuôi gắn với các trang trại theo mô hình

VAC. Đến năm 2020 giữ vững và phát triển mạnh đàn trâu, bò lên khoảng 4.000 con, đàn lợn đạt khoảng 70.000 con. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương thức công nghiệp.

Tận dụng tối đa diện tích mặt nước ao, hồ, đầm để nuôi trồng thuỷ sản, khuyến khích mở rộng các mô hình nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại xã An Đức,Tân Phong, Vạn Phúc và Hoàng Hanh, nhân rộng mô hình sang các xã khác có điều kiện tương tự, đặc biệt là vùng đất trũng phía Bắc và phía Nam sông Cửu An. Tăng cường đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.

Cải tạo vùng trũng sản xuất lúa kém hiệu quảsang nuôi trồng thuỷ sản. Phấn đấu đưa diện tích nuôi trồng thuỷ sản lên khoảng 1.700 ha, trong đó khoảng 25% diện tích này có thể kết hợp trồng cây có giá trị kinh tếcao, xây dựng theo mô hình kinh tế trang trại. Phấn đấu đạt năng suất trên 50tấn/ha.

4.4.4. Một số giải pháp chủ yếu mở rộng diện tích các loại sử dụng đất

Từ thực trạng sản xuất trên địa bàn huyện Ninh Giang cũng như các địa phương khác trong tỉnh Hải Dương và trên cả nước, sản xuất hàng hóa vẫn mang tính tự phát ở quy mô nhỏ. Xu hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới là phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy, Nhà nước đề ra chương trình liên kết 4 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp nhằm tạo ra mối liên kết mật thiết nhằm giúp nông dân tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo cả chất và lượng, để phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

4.4.4.1. Giải pháp thị trường

Việc xác định thị trường tiêu thụ là cơ sở quan trọng để bố trí phân vùng và đầu tư theo chiều sâu cho sản xuất và chế biến hàng nông sản. Xét về vị trí địa lý của Ninh Giang, nằm cách thành phố Hải Dương 30 km, cách thành phố Hải Phòng 40 km, thành phố Thái Bình 40 km…đây là những thị trường tiêu thụ nông sản lớn. Vì vậy, để mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ nông sản, cần phải nâng cấp và xây mới hệ thống chợ nông thôn để từ đó tạo môi trường cho việc trao đổi hàng hóa, hoàn thiện xây dựng tuyến đường Bắc- Nam lưu thông với Hải Phòng, Thái Bình. Đồng thời, tăng cường cung ứng vật tư cho sản xuất nông nghiệp và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân, có chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư, chế biến, tiêu thụ nông sản đặc biệt là các loại nông sản như rau, hoa quả, cá…để giúp cho nông dân yên tâm đầu tư sản xuất,

4.4.4.2. Giải pháp về vốn

Vốn là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển sản xuất. Để giúp cho nông dân có vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa cần: đa dạng hóa các hình thức cho vay, huy động vốn nhàn rỗi trong dân, ưu tiên người vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Địa phương cần có chính sách hỗ trợ vốn đối với các dự án sản xuất quy mô lớn: dự án quy hoạch vùng sản xuất giống lúa tập trung tiếp tục được nhân rộng ra các xã có diện tích lúa lớn trong huyện . Cải tiến thủ tục cho vay, nhanh chóng giải quyết việc vay vốn cho nông dân để họ kịp thời vụ sản xuất. Đẩy mạnh chức năng nhiệm vụ các HTX với các hoạt dộng hỗ trợ giống, phân bón cho nông dân.

4.4.4.3. Giải pháp về khoa học công nghệ

Để nâng cao trình độ sản xuất của người dân thì việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, khuyến nông cấp xã; kết hợp mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho các hộ gia đình là rất quan trọng. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa người dân với các nhà khoa học. Thông qua mối quan hệ này, người dân được tiếp cận nhanh nhất với các tiến bộ kỹ thuật mới như giống mới, kỹ thuật canh tác, bảo quản chế biến sau thu hoạch…để nâng cao hiệu quả sản xuất.

4.4.4.4. Hoàn thiện hệ thống chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Hoàn thiện vùng sản xuất hàng hóa tập trung dưới dạng: vùng chuyên canh, vùng đa canh hoặc kết hợp chuyên canh một loại cây trồng chủ lực với đa canh nhiều loại cây trồng khác. Trên cơ sở đặc điểm kinh tế, đất đai, các xã chủ động xây dựng vùng sản xuất hàng hóa cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Phát huy tích cực lợi thế của việc dồn điền, đổi thửa. Mặt khác, muốn xây dựng vùng sản xuất hàng hóa ổn định cần phải giải quyết đồng bộ các vấn đề: thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra, vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Kết quả nghiên cứu về điều tự nhiên, kinh tế - xã hội cho thấy: đây là huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, có hệ thống sông ngòi và cảnh quan thiên nhiên phong phú, khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ; Là điểm giao lưu quan trọng về kinh tế - xã hội của Hải Dương với Hải Phòng, Thái Bình...Tuy nhiên, huyện nằm cách xa trung tâm, không có tài nguyên khoáng sản và là vũng đất thấp trũng, cuối nguồn nước, thường hay bị úng ngập vào mùa mưa…

Về kinh tế - xã hội: huyện có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, nên có khả năng phát triển nông nghiệp toàn diện, thâm canh cao. Vấn đề đặt ra là mật độ dân số khá cao nên đất sản xuất nông nghiệp bình quân ở mức thấp .Tương lai đòi hỏi phải giải quyết đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, văn hoá, giáo dục, thể thao, giải trí cũng cần được mở rộng, đều này sẽ gây áp lực mạnh mẽ đến quỹ đất nông nghiệp. Như vậy, việc quan tâm đến phát triển các làng nghề truyền thống để từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bổ lại lao động… sẽ góp phần giảm tải đáng kể nhu cầu về đất sản xuất nông nghiệp trong tương lai.

2. Thực trạng về sử dụng đất tại Ninh Giang cho thấy hiện tại huyện có 6 loại sử dụng đất với 19 kiểu sử dụng đất chính. Các LUT được các hộ nông dân canh tác, trồng trọt nhiều như LUT chuyên lúa, LUT lúa - màu, một số LUT tuy mới phát triển, với quy mô diện tích còn nhỏ, nhưng có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai đem lại hiệu quả kinh tế cao như LUT nuôi trồng thủy sản (nuôi cá), LUT Cây ăn quả.

3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện thể hiện như sau:

Về hiệu quả kinh tế: có nhiều loại sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao như LUT chuyên cá HQĐV là 2,14 lần, cây ăn quả là 1,59 lần.

Về hiệu quả môi trường đa số các LUT đều gây ảnh hưởng đến môi trường,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 93)