Tình hình sử dụngđất nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 43 - 47)

Hải Dương là một tỉnh đồng bằng sông Hồng, nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có tổng diện tích tự nhiên là 165.598,54 ha. Đất nông nghiệp

có diện tích 104.648,95 ha, chiếm 63,19% so với tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 84.415,94 ha, chiếm 80,66% đất nông nghiệp và 50,98% so với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh; đất lâm nghiệp 10.849,80 ha chiếm 10,37% đất nông nghiệp và 6,55% so với tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh; đất nuôi trồng thủy sản 9.288,96 ha chiếm 8,87% diện tích đất nông nghiệp và 5,61% so với tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh; đất nông nghiệp khác 94,25 ha chiếm 0,09% diện tích đất nông nghiệp và 0,06% so với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh (Chi cục thống kê tỉnh Hải Dương năm 2016).

Tỉnh Hải Dương là vùng đất phù sa, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp đa canh, đa dhạng hoá sản phẩm và phát triển nông nghiệp hàng ho- Vùng chuyên canh cây dưa hấu: tập trung ở huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ.

Trước đây, tỉnh đã tiến hành phân hạng đất để phục vụ quản lý nhà nước về đất đai: thu thuế, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, giao đất và thu hồi đất, dồn điền đổi thửa…, xây dựng các bản đồ đất đến cấp xã. Ở cấp huyện, đã xây dựng được các loại bản đồ tỷ lệ 1: 25.000 theo chuyên đề, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thủy lợi, bản đồ nông hóa, bản đồ hiện trạng sử dụng đất... Những năm gần đây, tuy công tác đánh giá đất phát triển mạnh ở nước ta nhưng ở Hải Dương mới chỉ làm ở một số huyện trọng điểm như Cẩm Giàng, Bình Giang.

Hải Dương cũng đã hình thành một số vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm như:

- Vùng trồng cây ngô, ớt ở các huyện Nam Sách, Gia Lộc, Chí Linh, Ninh Giang.

- Vùng chuyên canh các loại rau: su hào, bắp cải, cà rốt, súp lơ....tập trung tại các huyện Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành với tổng diện tích chiếm 36,7% diện tích trồng rau toàn tỉnh.

- Vùng trồng hành, tỏi: Vùng chuyên canh hành, tỏi lớn nhất của tỉnh là huyện Kinh Môn, Nam Sách.

- Vùng chuyên canh cây lạc lớn nhất trong tỉnh là huyện Chí Linh và vải Thanh Hà với tổng diện tích 59,2% diện tích trồng vải của cả tỉnh.

2.5. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Đối với các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của

Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai cho người dân, nhất là ở nông thôn.

- Định hướng phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng: “ Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, cùng với lương thực đưa vụ đông thành một thế mạnh, hình thành các vùng chuyên canh rau, cây ăn quả, chăn nuôi lấy thịt…”.

Những năm gần đây Chính phủ đã ban hành một số chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo đó 10 năm tới những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của nông nghiệp nước ta cần phát triển theo định hướng sau:

- Về sản xuất lương thực: Lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh, sản lượng ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm. Cây màu lương thực chủ yếu là ngô, cần phát triển đạt mức 5 - 6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.

- Về cây công nghiệp ngắn ngày: Phát triển mạnh cây có dầu (Lạc, đậu tương, vừng, hướng dương…) để cung cấp dầu ăn, các loại cây có sợi (dâu tằm, bông…) gắn với ngành ươm tơ dệt lụa.

- Những cây công nghiệp lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao, tập trung phát triển cà phê, chè; sản lượng cà phê trong tương lai giữ mức khoảng 600.000 tấn/năm. Phát triển mạnh cây điều ở miền trung, diện tích cây cao su. Bên cạnh đó phát triển mạnh công nghiệp chế biến các sản phẩm mủ từ cao su, gỗ cao su.

- Về rau, hoa quả và cây cảnh, ngoài các loại rau truyền thống, phát triển các loại rau cao cấp mới như: Các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn, nấm dược liệu… là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trường tiêu thụ, tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả có khả năng xuất khẩu: vải, nhãn, dứa, thanh long … gắn với công nghiệp chế biến.

- Về lâm nghiệp: ngoài việc bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh, trồng rừng phòng hộ, cần phát triển rừng sản xuất. Cụ thể là phát triển các loại tre trúc, keo thông, các loại bạch đàn… làm nguyên liệu cho phát triển ngành giấy. Tiếp tục phát triển các ngành sản xuất gỗ ván nhân tạo gồm ván ghép thành, ván dăm, ván sợi, công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, thủ công mỹ nghệ…Phát triển các loại quế hồi… các loại cây quý hiếm như giáng hương, sao, lim, lát, pơmu, tếch… các loại cây đặc sản, cây lấy gỗ để làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

- Về Chăn nuôi: Phát triển đàn lợn phù hợp với nhu cầu cảu thị trường tiêu dùng trong nước, một số vùng chăn nuôi lợn chất lượng cao để xuất khẩu. Phát triển đàn bò sữa, nâng cao chất lượng và năng suất sữa. Phát triển đàn gia cầm chủ yếu là chăn nuôi gà vịt ngan.

- Về thuỷ sản: Cùng với việc phát triển đánh bắt xa bờ, tập trung đầu tư phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản. Tôm là ngành chủ lực trong nuôi trồng thuỷ sản gồm tôm nước lợ và tôm nước ngọt. Đồng thời phát triển mạnh nuôi các loại cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn và các loại đặc sản khác.

Phan Sỹ Mẫn và Nguyễn Việt Anh, đã đưa ra định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hoá như sau:

+ Phát triển mạnh kinh doanh hàng hoá theo chiều sâu trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, khai thác lợi thế so sánh của từng vùng gắn với bảo vệ và tái tạo tài nguyên, môi trường sinh thái. Đảm bảo an ninh lương thực đáp ứng nhu cầu hàng nông sản và nguyên liệu cho thị trường trong nước đồng thời hướng tới xuất khẩu.

+ Tiếp tục đổi mới thể chế chính sách và có các giải pháp đồng bộ về việc tổ chức, quản lý quá trình phát triển. Cụ thể là:

- Tăng cường công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý phát triển. Quy hoạch và định hướng phát triển nông nghiệp theo từng vùng, từng tiểu vùng kinh tế - sinh thái và theo nhóm sản phẩm hàng hoá. Trước hết cần tập trung cho các vùng nông nghiệp trọng điểm, có điều kiện sản xuất hàng hoá với quy mô lớn tạo ra sản phẩm hàng hoá chủ lực có giá trị kinh tế cao, có lợi thế xuất khẩu và phù hợp với điều kiện của vùng.

- Tăng cường đầu tư và điều chỉnh cơ cấu đầu tư thích ứng với yêu cầu thực tế phát triển nông nghiệp. Coi trọng hơn nữa đầu tư cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới. Tăng đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch và phát triển công nghệ chế biến.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển hệ thống khuyến nông và các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp.

- Hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

PHẦH 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)