Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 87 - 92)

Phần 4 Kết quảnghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng nông nghiệp huyện Ninh Giang

4.3.3. Hiệu quả môi trường

Việc nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là vấn đề rất lớn và phức tạp, đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu đất, nước và mẫu nông sản trong một thời gian khá dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu:

- Mức sử dụng phân bón.

- Mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

- Mức độ thích hợp của loại hình sử dụng đất. * Về mức sử dụng phân bón

Để đánh giá mức đầu tư phân bón và xác định ảnh hưởng của chúng đến vùng sinh thái, qua tổng hợp 100 phiếu điều tra về tình hình đầu tư phân bón cho từng cây trồng và kết quả đem so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối cho các cây trồng được thể hiện qua bảng 4.15.

Số liệu trong bảng 4.15 cho thấy lượng phân bón được sử dụng chủ yếu là phân vô cơ. Đặc biệt lượng đạm được nông dân sử dụng nhiều, lượng kali sử dụng lượng rất thấp. Tỉ lệ bón phân cân đối N:P:K là 1:0,55:0,41. Yêu cầu thông thường phải đạt 1:0,5:0,3.Mức bón chung ở Việt Nam hiện nay là 1:0,3:0,1. Mức bón ở các nước đang phát triển tỉ lệ này là 1:0,6:0,5. Như vậy, so với yêu cầu thông thường mức bón phân cho cây trồng của huyện Ninh Giang là chưa hợp lý. Vậy, để hướng tới một nền nông nghiệp phát triển mạnh và bền vững hướng sử dụng phân bón cần cân đối ở tỷ lệ 1:0,6:0,5.

Bảng 4.15. Tổng hợp mức đầu tư phân bón thực tế tại tại địa phương và theo tiêu chuẩn

Loại sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất

Theo phiếu điều tra nông hộ Theo tiêu chuẩn

Đánh giá N P2O5 K2O N P2O5 K2O

(kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha)

Chuyên lúa 1. Lúa xuân – Lúa mùa 211,14 123,93 97,2 200 - 230 130 - 150 60 - 110 TB

2 Lúa - Màu

2. Lúa xuân – Lúa mùa - Ngô 347,76 289,17 178,2 350 - 430 230 - 300 140 - 210 TB

3.Lúa xuân – Lúa mùa- Khoai tây 310,5 206,55 194,4 250 - 280 170 - 200 120 - 200 T

4.Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang 248,4 174,42 178,2 250 - 280 170 - 200 120 - 200 TB

5.Lúa xuân – Lúa mùa - ớt 360,18 261,63 226,8 375 - 440 230 - 287 160 - 260 TB

6. Lúa xuân – Lúa mùa – Hành 248,4 160,65 226,8 280 - 330 180 - 230 160 - 330 TB

7. Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa lê 322,92 261,63 226,8 330 - 380 222 - 265 180 - 250 TB

1 Lúa - 2Màu

8. Lúa xuân – Dưa lê – ớt 360,18 330,48 307,8 430 - 500 332 - 405 210 - 300 TB

9. Lúa xuân – ớt – ngô 385,02 358,02 259,2 450 - 550 340 - 440 170 - 260 TB

10. Ngô – Lúa mùa – ớt 397,44 358,02 259,2 410 - 520 310 - 410 200 - 250 TB

Chuyên rau - màu

11. Ngô – Ngô – ớt 422,28 468,18 291,6 480 - 620 360 - 500 220 - 300 TB

12. Dưa lê – Dưa lê – ớt 372,6 413,1 413,1 440 - 520 344 - 500 300 - 380 T

13.Dưa chuột – Ngô – Dưa lê 298,08 321,3 259,2 372 - 465 249 - 331 300 - 365 TB

15.Ớt – Dưa lê – Bắp cải 347,76 302,94 291,6 485 - 580 352 - 452 280 - 390 TB

Cây ăn quả

Vải 111,78 50,49 194,4 95 - 190 46 - 61 177 - 354 C

Nhãn 99,36 55,08 178,2 95 - 190 46 - 61 177 - 354 C

Ổi 149,04 59,67 81 120 - 170 50 - 90 40 - 80 C

Chuối 248,4 183,6 64,8 200 -250 130 - 180 50 - 90 TB

Chuyên cá Cá - - - - -- -

Mỗi loại cây trồng khác nhau thì yêu cầu về lượng phân bón cũng rất khác nhau. Đối với kiểu sử dụng đất chuyên rau màu đòi hỏi lượng phân lớn nhất, ít nhất là LUT chuyên lúa. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ nắm được quy trình kỹ thuật và sử dụng phân bón hóa học theo cơ cấu hợp lý là không nhiều, phần lớn các hộ bón phân mất cân đối. Loại phân đạm được bón chủ yếu từ phân urê, lân chủ yếu từ supe lân, kali chủ yếu từ kaliclorua.Các loại phân trung và vi lượng cũng được sử dụng, thường ở dạng phân bón qua lá. Tuy nhiên ngược lại với việc sử dụng phân hóa học thì lượng phân chuồng để bón cho các loại cây lại quá thấp. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng tới sức sản xuất của đất, làm thoái hóa đất do suy kiệt mùn và chất hữu cơ trong đất. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu và sản xuất lâu bền cần phải có hướng dẫn cụ thể tỉ lệ phân bón N:P:K cân đối cho từng cây trồng. Để có nhận định chính xác về sự ảnh hưởng của phân bón đến đất, nước, sinh vật...cần được nghiên cứu phân tích đầy đủ các chỉ tiêu. Vì vậy, người nông dân nên bón phân vô cơ hợp lý theo hướng của cán bộ khuyến nông góp phần tăng năng suất cây trồng và hạn chế tối đa gây thoái hóa đất.

Qua bảng trên ta thấy: các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả môi trường tốt là cây ăn quả. Kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa - Khoai tây, Dưa lê – Dưa lê – ớt cho hiệu quả môi trường thấp. Các kiểu sử dụng đất còn lại cho hiệu quả trung bình. Trước thực trạng sử dụng hóa chất dư thừa trong nuôi trồng thủy sản và những tác động xấu đến môi trường hiện nay, LUT chuyên cá được đánh giá thấp về hiệu quả môi trường.

Qua điều tra trên địa bàn huyện về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng cho thấy lượng thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng tương đối nhiều với nhiều loại thuốc như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc trừ bệnh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nông dân sử dụng thuốc kích thích ra hoa, đậu quả…với các loại cây trồng. Việc sử dụng thuốc BVTV phụ thuộc vào nhận thức của người dân, có thểnhận xét như sau:

- Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tương đối nhiều, hầu hết các loại cây trồng đều phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 lần/vụ.

- Đa sốcác loại thuốc được sử dụng theo đúng chủng loại và có xuất xứ rõ ràng.

- Phần lớn các nông hộ sử dụng liều lượng và số lần phun vượt qua tiêu chuẩn cho phép.

Cụ thể, mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Ninh Giang được thể hiện ở bảng phụ lục 3cho thấy:

- Đối với cây lúa: khi điều tra các nông hộ chúng tôi thấy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho lúa tùy thuộc vào thời tiết, tình hình sâu bệnh, thường các hộ phun trung bình 2-3 lần/vụ, mỗi lần phun có thể kết hợp 2 - 3 loại thuốc. Các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng chủyếu như: Chess 50WGtrừ rầy lưng trắng, rầy nâu;Tiptop 250 ECtrừ bệnh lem lép hạt; Abafax 1.8EC trừ sâu đục thân, sâu cuốn lá/ lúa; Beam 75WP trừ bệnh đạo ôn lá lúa; Carben 50WP trừ bệnh khô vằn; Aloha 25WP trừ cỏ.

- Đối với cây ăn quả, các hộ chỉ sử dụng 1 - 2 lần trong 1 năm ở các thời điểm cây ra lộc, ra hoa, dùng chủ yếu thuốc Reasgant 1.8EC trừ bọ xít, sâu đo, rệp muội trên vải, nhãn; Kaido 50SL, 50WP Myfatop 325SC, 650WP trừ bệnh thán thư vải nhãn...với lượng thuốc không ảnh hưởng đến môi trường.

- Đối với các cây rau như: dưa chuột, dưa lê, bắp cải. Qua điều tra cho thấy, số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn so với các cây trồng khác. Cụ thể các loại chuột 4 - 5 lần/vụ, bắp cải 2 - 3 lần/vụ. Các loại thuốc thường sử dụng như Silsau 1.8EC, Actara 25WG, Anti-xo 200WP, Ababetter 1.8 EC…Như vậy, đối với các cây rau màu, do số lần phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều, hơn nữa có lần phun trước khi thu hoạch 3 - 5 ngày nên lượng thuốc còn dư trong đất và trong sản phẩm rau quả, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và chất lượng sản phẩm.

Qua bảng phụ lục có thể thấy các kiểu sử dụng đất chuyên lúa và lúa – màu cho hiệu quả môi trường trung bình. Các kiểu sử dụng đất chuyên cây ăn quả được đánh giá tốt về môi trường. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét và khuyến cáo cho các hộ nông dân sử dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp và các biện pháp khác nhằm hạn chế đến mức tối đa dùng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc một cách khoa học, hợp lý.

* Về môi trường nước sử dụng trong sản xuất nông nghiệp:

Nguồn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ninh Giang được lấy chủ yếu từ sông Đình Đào, sông Cửu An, sông Luộc...Hệ thống nước các con sông này ít bị ô nhiễm do đó mức độ ô nhiễm đất sản xuất nông nghiệp từ nguồn nước tưới là không đáng kể.

Để đánh giá mức độ thích hợp của các kiểu sử dụng đất hiện tại đến môi trường, chúng tôi tiến hành tổng hợp phiếu điều tra nông hộ và khảo sát lấy ý kiến các chuyên gia trong ngành nông nghiệp về khả năng thích hợp của từng cây trồng hiện tại đối với đất. Sự thích hợp ở đây đối với người dân được hiểu đơn giản là khả năng cho năng suất cao và ổn định. Tổng hợp ý kiến của các nông hộvề mức độ thích hợp của cây trồng đối với đất được thể hiện qua bảng 4.16.

Bảng 4.16. Tổng hợp ý kiến về mức độ thích hợp của cây trồng hiện tại với đất hiện tại với đất

Đơn vị tính: %

Cây trồng Mức độ thích hợp

Có Không Không biết

Lúa xuân 97,82 1,58 0,6 Ngô 88,95 8,96 2,09 Khoai lang 77,86 16,56 5,58 Khoai tây 79,9 15,56 4,54 Dưa chuột 82,88 7,78 9,34 Dưa lê 90,76 6,22 3,02 ớt 96,58 2,36 1,06 Bắp cải 74,64 18,66 6,7 Hành 82,45 13,64 3,91 Vải 71,35 23,36 5,29 Nhãn 80,15 16,22 3,63 Ổi 100 0 0 Chuối 88,26 0 11,74 cá 100 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ Qua bảng 4.16 cho thấy:

- Phần lớn các hộ nông dân được hỏi đều cho rằng canh tác cây ăn quả không ảnh hưởng đến môi trường đất, cây trồng luôn thích nghi và cho năng suất cao ổn định. Các loại rau màu cũng cho năng suất cao nhưng mức độ thích hợp để cho năng suất cao trong nhiều năm liền là rất ít, hơn nữa các loại dưa, bắp cải… thường dùng nhiều và không cân đối phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây nên ảnh hưởng không nhỏ đến đất đai, môi trường.

- Riêng diện tích nuôi cá cho năng suất cao thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Nhưng các hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản bao gồm các chất khử trùng, các tác nhân kháng khuẩn, các thuốc trị bệnh, nguồn thức ăn dư thừa thải ra ảnh hưởng đến môi trường và con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 87 - 92)