Xác định cácloại sử dụngđất có hiệu quả và có triển vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 94 - 95)

Phần 4 Kết quảnghiên cứu và thảo luận

4.4. Định hướng sử dụngđất nông nghiệp huyện Ninh Giang

4.4.2. Xác định cácloại sử dụngđất có hiệu quả và có triển vọng

4.4.2.1. Cơ sở định hướng và đề xuất giải pháp sử dụng đất hiệu quả

Để lựa chọn các loại sử dụng đất dựa trên cơ sở 5 nguyên tắc “đánh giá quản lý đất đai bền vững” của FAO đó là:

- Duy trì, nâng cao sản lượng;

- Giảm tối thiểu mức độ rủi ro trong sản xuất;

- Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa chất lượng đất;

- Khả thi về mặt kinh tế;

- Có thể chấp nhận được về mặt môi trường.

Ở Ninh Giang, một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu sau:

- Về mặt kinh tế: sản phẩm cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận.

- Về mặt xã hội: loại sử dụng đất phải tạo ra nhiều việc làm mang lại thu nhập cao, đảm bảo đời sống cho người lao động.

- Về mặt môi trường: loại sử dụng đất ít gây tác động tiêu cực cho môi trường đất đai trong sử dụng, các tác động về phân bón và thuốc trừ sâu không gây ô nhiễm môi trường.

Dựa vào quy hoạch sử dụng đất huyện Ninh Giang đến năm 2020 và kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên để đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả.

Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế nhưng lại là điều kiện không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy định hướng sử dụng đất của huyện phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, đầy đủ và có hiệu quả cao trên quan điểm cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 4.4.2.2. Lựa chọn các kiểu sử dụng đất

Từ những căn cứ trên và thông qua kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của loại sử dụng đất, từ đó đề xuất các LUT sử dụng đất có triển vọng ở huyện Ninh Giang như sau:

LUT 2 lúa - 1 màu; LUT 1 lúa - 2 màu; LUT chuyên rau; LUT cây ăn quả; LUT chuyên cá.

Như vậy, tất cả có 6 loại sử dụng đất hiện tại của huyện được lựa chọn vì các LUT này đều đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của huyện Ninh Giang. Đối với LUT chuyên lúa tuy hiệu quả kinh tế đem lại thấp nhưng do vấn đề về đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho nhân dân và xã hội vẫn chấp nhận nên vẫn được lựa chọn. Định hướng trong những năm tới tiếp tục chuyển dần những diện tích lúa vùng úng trũng, có năng suất thấp, không ổn định sang nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 94 - 95)