Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 79 - 83)

Phần 4 Kết quảnghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng nông nghiệp huyện Ninh Giang

4.3.1. Hiệu quả kinh tế

Trong quá trình quản lý khai thác tiềm năng đất đai, khi đời sống xã hội đã có sự thay đổi, chuyển biến theo nền kinh tế thị trường thì hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá và xem xét các phương thức sản xuất, sản phẩm làm ra có được thị trường chấp nhận hay không, có đem lại thu nhập cao cho người nông dân hay không. Hiệu quả kinh

tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: tổng chi phí, tổng thu nhập, giá trị ngày công lao động và hiệu quả đồng vốn. Trong đề tài nghiên cứu này đánh giá hiệu quả kinh tế được tính dựa trên cơ sở số liệu của Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ninh Giang năm 2016 như giá, năng suất, diện tích..., kết hợp với kết quả điều tra của 100 hộ tại 4 xã của huyện Ninh Giang.

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy, vùng sản xuất nông nghiệp của huyện có hệ thống cây trồng phong phú nhưng có sự mất cân đối giữa diện tích trồng lúa và các cây rau màu. Trong huyện diện tích đất 2 lúa có thể trồng thêm cây vụ đông còn khá lớn để nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích đất.

Ninh Giang là vùng trũng do đó năng suất lúa một số xã thấp, dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cây lúa sang đào ao thả cá ngày càng nhiều. Vì có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn (15,83% diện tích đất nông nghiệp), do đó đẩy mạnh được giá trị sản xuất trong toàn huyện lên cao.

* Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất

Qua việc nghiên cứu các kiểu sử dụng đất và kết quả điều tra vùng nghiên cứu cho thấy: Có 6 loại hình sử dụng đất với 20 kiểu sử dụng đất, trong đó có 1 kiểu sử dụng đất chuyên lúa, 2 lúa - màu có 6 kiểu sử dụng đất, 1 lúa - 2 màu có 3 kiểu sử dụng đất, chuyên rau màu có 5 kiểu sử dụng đất, chuyên cá có 1 kiểu sử dụng đất và cây ăn quả có 4 loại quả chính. Hiệu quả của từng kiểu sử dụng đất được thể hiện qua bảng 4.13.

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 4.13, nếu xét hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất nông nghiệp thì có thể phân các LUT của Ninh Giang như sau: LUT có hiệu quả kinh tế cao đó là: chuyên cá, giá trị sản xuất là 345600 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt mức cao nhất.

- LUT 1 chuyên lúa: Với 1 kiểu sử dụng đất lúa xuân- lúa mùa, cho GTSX đạt 61,479 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 37,170 triệu đồng/ha,giá trị gia tăng là 24,309triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 0,65. Tuy cho hiệu quả kinh tế thấp nhưng đây là LUT rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho cả huyện, do vậy cần phải được chú trọng hơn trong việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và đưa một số giống chất lượng năng suất cao vào sản xuất.

Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế các LUT tính trên 1 Ha Loại sử dụng đất GTSX Loại sử dụng đất GTSX (1000đ) CPTG (1000đ) TNHH (1000đ) HQĐV (Lần) Phân cấp Chuyên lúa 61479 37170 24309 0,65 T

1. Lúa xuân - lúa mùa 61479 37170 24309 0,65 T

2 Lúa - Màu 122175 65682 56494 0,86 T

2. Lúa xuân - lúa mùa - ngô 126279 70920 55359 0,78 T 3.Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây 115479 64521 50958 0,79 T 4.Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 94554 52479 42075 0,80 T 5.Lúa xuân - lúa mùa - ớt 140454 68220 72234 1,06 TB 6. Lúa xuân - lúa mùa - hành 134055 71487 62568 0,88 TB 7. Lúa xuân - lúa mùa - dưa lê 122229 66462 55767 0,84 T

1 Lúa - 2Màu 173313 81929 91384 1,12 TB

8. Lúa xuân - dưa lê - ớt 170910 79017 79017 1,00 TB 9. Lúa xuân - ớt - ngô 174960 83475 91485 1,10 TB

10. Ngô - lúa mùa - ớt 174069 83295 90774 1,09 TB

Chuyên rau - màu 191868 88954 102914 1,16 TB

11. Ngô - ngô - ớt 208575 98550 110025 1,12 C

12. Dưa lê - dưa lê - ớt 200475 89634 110841 1,24 C 13. Dưa chuột - ngô - dưa lê 174150 87177 86973 1,00 TB 14.Ớt - Dưa lê -bắp cải 184275 80457 103818 1,29 TB

Cây ăn quả 100825 40167,5 60658 1,51 TB

Vải 105300 45670 59630 1,31 TB Nhãn 108000 40000 68000 1,70 TB Ổi 162000 55250 106750 1,93 C Chuối 55000 25000 30000 1,20 T Chuyên cá 345600 110000 235600 2,14 C Cá 345600 110000 235600 2,14 C

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) - LUT 2 lúa - màu: với 4 kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô, Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây, Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang, Lúa xuân - Lúa mùa - ớt. Với GTSX trung bình đạt 122,175triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 65,682 triệu đồng/ha,giá trị gia tăng là 56,494 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 0,86 lần được đánh giá ở mức hiệu quả kinh tế thấp. Cụ thể, kiểu sử dụng đấtLúa xuân - Lúa mùa - Ngô cho GTSX đạt 126,279 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 70,920 triệu đồng/ha,giá trị gia tăng là 55,359 triệu đồng/ha, hiệu quả

đồng vốn là 0,78 lần. Kiểu sử dụng đấtLúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây cho GTSX đạt 115,479 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 64,521 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 50,958 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 0,79. Kiểu sử dụng đất Lúa xuân- Lúa mùa - Khoai lang cho GTSX đạt 94,554 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 52,479 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 42,075triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 0,80. Kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - ớt cho GTSX cao nhất trong LUT là 140,454 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 68,220 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 72,234triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,06. Kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Hành cho GTSX đạt 134,055triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 71,487triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 62,568triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 0,88. Kiểu sử dụng đất Lúa xuân- Lúa mùa - Dưa lê cho GTSX đạt 122,229triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 66,462 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 55767 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 0,84. Đây là LUT cho hiệu quả kinh tế thấp do điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

- LUT lúa – 2 màu: với 3 kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Dưa lê - ớt, Lúa chiêm - ớt - ngô, Ngô - Lúa mùa - ớt. Với GTSX trung bình đạt 173,313triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 81,929 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 91,384 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,12. Cụ thể, kiểu sử dụng đấtLúa chiêm - Dưa lê - ớt cho GTSX đạt 170,910 triệuđồng/ha, chi phí trung gian là 79,017 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 79,017 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,00. Kiểu sử dụng đấtLúa xuân - ớt - ngô cho GTSX đạt 174,960 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 83,475triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 91,485triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,10. Kiểu sử dụng đất Ngô - Lúa mùa - ớt cho GTSX đạt 174,069 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 83,295triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 90,774 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,09. Đây là LUT cho hiệu quả kinh tế trung bình.

- LUT Chuyên rau - màu: Với 4 kiểu sử dụng đất Ngô - Ngô - ớt, Dưa lê - Dưa lê - ớt, Dưa chuột - Ngô - Dưa lê, Ớt - Dưa lê - Bắp cải. Với GTSX trung bình đạt 191,868triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 88,954 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 102,914 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,16 lần. Cụ thể, kiểu sử dụng đấtNgô - Ngô - ớt cho GTSX đạt 208,575 triệuđồng/ha, chi phí trung gian là 98,550triệu đồng/ha giá trị gia tăng là 110,025 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,12. Kiểu sử dụng đấtDưa lê - Dưa lê - ớt cho hiệu quả cao nhất trong LUT, GTSX đạt 200,475 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 89,634 triệu

đồng/ha, giá trị gia tăng là 110,841triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,24 lần. Kiểu sử dụng đất Dưa chuột - Ngô - Dưa lê với GTSX đạt 174,150 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 87,17 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 86,973triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,00 lần. Kiểu sử dụng đấtỚt - Dưa lê - Bắp cải với GTSX đạt 184,275 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 80,457 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 103,818 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,29 lần. Đây là LUT cho hiệu quả kinh tế trung bình.

- LUT cây ăn quả: với 4 loại quả: vải , nhãn, chuối, ổi. LUT cho hiệu quả kinh tế trung bình với thu nhập bình quân đạt 100,825triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 40,167triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 60,658triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,51 lần .Trong đó cây ổi cho thu nhập cao hơn các cây còn lại, với thu nhập 162,000triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 55,250, thu nhập hỗn hợp106,750triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 1,93. Trong tương lai LUT này cần được mở rộng và phát triển.

- LUTChuyên Cá:cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong vùng, với thu nhập 345,600 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 110 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp là235,600 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,14 lần.

Như vậy, qua tính toán hiệu quả sử dụng đất về mặt kinh tế của huyện cho thấy LUT chuyên lúa của huyện có hiệu quả kinh tế thấp mà hiện tại diện tích đất trồng lúa là lớn nhất 6593,50 ha, chiếm 73,07% diện tích đất nông nghiệp của huyện. Vì vậy, khi tính hiệu kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của Ninh Giang nhìn chung là thấp so với tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ninh giang tỉnh hải dương (Trang 79 - 83)