Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 36)

Phần 2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

2.4. Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước

TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM VÀ Ở TỈNH QUẢNG NINH

2.4.1. Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam nước thu hồi đất ở Việt Nam

Qua báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 757 dự án giải tỏa “treo” với tổng diện tích 19.009 ha. Các địa phương còn tồn tại nhiều dự án giải tỏa “treo” gồm: Bình thuận 133 dự án, Đồng nai 88 dự án, Quảng Ninh 56 dự án, Vĩnh Phúc 33 dự án, Bắc Ninh 32 dự án, Cao Bằng 35 dự án, Hưng Yên 26 dự án, Quảng Nam 21 dự án, Kiên Giang 30 dự án và An Giang 26 dự án.

Thống kê có 16.924 hộ dân khiếu nại, tố cáo về GPMB, trong đó kết quả đã giải quyết được 12.838 hộ (đạt 75,86%), riêng tỉnh Vĩnh Phúc có tổng số đơn thư là 13.203 hộ, đã giải quyết được 10.974 hộ (đạt 83,12%). Nhiều địa phương đã tập trung giải quyết tốt công tác khiếu nại, tố cáo như: Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Long, Tiền Giang đều đạt 100%, Bình Phước 92%, Đăk Nông 82%. Bên cạnh đó cũng có một số địa phương chưa thực sự quyết tâm trong công tác giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân về GPMB như Điện Biên 9,04%, Phú Thọ 12%, Nam Định gần 25%, An Giang 11%, Cà Mau 23%.

Kết quả giải quyết BT-HT: cả nước có 192 dự án (25,30%) với tổng diện tích đã giải quyết là 4.339 ha (22,82%). Bên cạnh đó còn có 148 dự án (19,55%) đang làm thủ tục giải quyết với tổng diện tích 1.720 ha.

Kết quả giải quyết những vướng mắc trong công tác TĐC: theo thống kê thì có 61 dự án vướng mắc với tổng số 6.243 hộ dân cần được TĐC, trong đó các địa phương đã tập trung giải quyết TĐC cho 3.661 hộ (58,54%) (Phạm Thanh Hiền, 2010).

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua các địa phương đã tiến hành rà soát và có quyết định hủy bỏ 87 dự án đã thu hồi đất với tổng diện tích 1.087 ha, trong đó: Đồng Nai hủy bỏ 10 dự án (373,98 ha), Hưng Yên hủy bỏ 7 dự án (66,64 ha), Hải Phòng hủy bỏ 10 dự án (50,30 ha), Bắc Ninh hủy bỏ 8 dự án (23,56%)...

Thời gian qua, sự hình thành các khu, cụm công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ kéo theo nhu cầu về mặt bằng, nhà xưởng tăng cao mà chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp. Trên thực tế, tuy diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (1 - 2%) trong tổng số diện tích đất tự nhiên, nhưng lại chủ yếu tập trung vào một số xã, huyện có vị trí thuận lợi, mật độ dân số cao, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, có địa phương bị thu hồi từ 70- 80% diện tích đất nông nghiệp. Theo kế hoạch, những năm tới có địa phương có thể chuyển đổi 100% diện tích đất nông nghiệp, kéo theo nhiều hộ bị thu hồi 100% diện tích đất sản xuất. Những địa phương có diện tích đất bị thu hồi lớn là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai (19.752 ha), Bình Dương, Cà Mau (13.242 ha), Hà Nội (7.776 ha), Vĩnh Phúc (5.573 ha), Hải Dương (3.146 ha) .... Khoảng 70% số hộ có diện tích đất thu hồi từ 50% diện tích đất sản xuất trở lên. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, bình quân đất nông nghiệp trên một nhân khẩu chỉ còn 0,108 ha (so với 10 năm trước giảm 0,005 ha); trong khi đó, mức bình quân đất nông nghiệp của thế giới hiện nay là 0,23 ha/người. Vấn đề này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo động nhiều lần, nhưng tình trạng này không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Tính riêng giai đoạn từ 2001- 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên phạm vi cả nước lên tới trên 366 nghìn ha (chiếm gần 3,9% quỹ đất nông nghiệp), tức mỗi năm thu hồi hơn 73.200 ha (Phạm Thanh Hiền, 2010).

Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng tổng số 433 dự án giải tỏa “treo” với tổng diện tích 12.645 ha chưa có hướng giải quyết...

2.4.2. Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Quảng Ninh nước thu hồi đất ở Quảng Ninh

Bảng 2.1. Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

STT Tình hình thực hiện công tác BT, HT và TĐC

ĐVT Kết quả thực hiện

Ghi chú

I. Tổng diện tích đất thu hôi: 3.673 ha

1.1 Số tổ chức Tổ chức 106

Thu hồi đất của 106 tổ chức với diện tích là 310ha

1.2 Số hộ gia đình, cá nhân Hộ 19.868

Thu hồi đất của 19.868 hộ gia đình,

cá nhân với diện 3.376ha

II. Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

2.1

Đã kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ Tổ chức và hộ gia đình 17.249 Đạt 86% 2.2

Đã phê duyệt phương án và thông báo chi trả tiền bồi

thường

Phương

án 13.307

Số hộ phải bố trí tái định cư Hộ 2.162 Đã bố trí tái định cư cho 645 hộ

III. Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ đã thực hiện là 2.145 tỷ đồng

Từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực đến nay, tỉnh đã thu hồi 13.529,05 ha giao UBND cấp huyện thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án, trong đó thu hồi 716,8 ha đất nông nghiệp; Tổng số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất 44.903 hộ, việc bồi thường, hỗ trợ chủ yếu thực hiện bằng tiền, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 2.480,7 tỷ đồng.

Tỉnh Quảng Ninh đã thành lập Ban chỉ đạo GPMB của tỉnh, các địa phương thành lập Ban chỉ đạo của địa phương nhằm huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đẩy nhanh tiến độ GPMB đã góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay, về bộ máy làm công tác GPMB các cấp của tỉnh đã được hoàn thiện. Tỉnh đã thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh trực thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường và thành lập 14/14 trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện.

Tính đến hết năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 315 dự án đang triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (bao gồm cả dự án mới phê duyệt năm 2014 và các dự án chuyển tiếp từ các năm trước).

Các địa phương có nhiều dự án lớn là: Thành phố Hạ Long; Thị xã Cẩm Phả, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái, huyện Vân Đồn, Đông Triều.

Có 255 dự án thực hiện từ năm 2010 và 2014 (bằng 81% số dự án). Có 60 dự án thực hiện GPMB trước năm 2010, trong đó có những dự án thực hiện từ những năm 2000 - 2005 nhưng đến nay chưa GPMB xong do có nhiều vướng mắc, người bị thu hồi đất chưa bàn giao mặt bằng. Các dự án rơi vào tình trạng giải tỏa treo tập trung chủ yếu tại thành phố Hạ Long và thành phố Uông Bí, cụ thể là:

-Tại thành phố Hạ Long có các dự án phát triển hạ tầng như đường sắt Hạ Long - Phả Lại, Tỉnh lộ 337, Tỉnh lộ 336, khu công nghiệp Việt Hưng, hạ tầng kỹ thuật trường chuyên Hạ Long.... và các dự án kinh doanh hạ tầng như Nam ga Hạ Long; Khu đô thị Cao Thắng, Khu đô thị Ao Cá, Khách sạn Hải Châu, Khách sạn Đông Phương Hồng...

- Tại thành phố Uông Bí có các dự án lớn như đường sắt Hạ Long - Phả Lại, Khu đô thị Yên Thanh, Khu đô thị Cầu Sến, dự án nhà máy cẩu Quang Trung.

- Tại huyện Vân Đồn có các Dự án Xây dựng quần thể sân Golf, khách sạn 05 sao và khu nghỉ cao cấp và dịch vụ giải trí tại khu vực Ao Tiên; Dự án Khu du lịch sinh thái Đài Sơn...

Trong năm 2014, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác bồi thường, GPMB các dự án. Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành của tỉnh luôn xác định nhiệm vụ GPMB được ưu tiên hàng đầu để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh để triển khai nhiệm vụ và giải quyết công việc. Các địa phương rất tích cực, chủ động và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện công tác GPMB, làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết vướng mắc kéo dài, đặc biệt các vụ việc đông người nên đã đảm bảo tốt tình hình an ninh, chính trị tại địa phương, đóng góp quan trọng vào sự thành công của cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Từ năm 2010 - 2014 thực hiện được nhiều dự án trọng điểm, dự án quan trọng của tỉnh giải quyết tốt công tác GPMB nên đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công dự án như dự án đường 18A Cửa Ông - Mông Dương, dự án đường bao biển núi Bài Thơ, dự án Trung tâm thể thao vùng Đông Bắc, dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 18C, dự án đường 340...

Đặc biệt, chỉ đạo của UBND tỉnh về việc giao Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện GPMB tạo quỹ đất sạch, sau đó giao chủ đầu tư thực hiện dự án đã phát huy hiệu quả cao. Trung tâm đã GPMB xong cơ bản các dự án theo đúng tiến độ như Khu dân cư dọc biên giới sông Ka Long, Móng Cái (198ha), dự án Đại học Quốc tế Hạ Long (85ha), dự án Trung tâm thể thao vùng Đông bắc, dự án Khu du lịch sinh thái Hạ Long, dự án Trung tâm cứu hộ Miền Tây. Trong năm 2014, cũng đã giải quyết dứt điểm và GPMB xong nhiều dự án đã tồn đọng nhiều năm trước đây. Cụ thể gồm các dự án lớn và phức tạp gắn với khiếu nại đông người như:

- Tại thành phố Hạ Long có dự án Khu đô thị bãi Muối, dự án sân vườn Cái Dăm, dự án Nút giao thông Cái Dăm, dự án đường bao biển Núi Bài Thơ, dự án Nhà máy Nhiệt điện Hà Khánh, v.v.

- Tại thành phố Uông Bí có các dự án Nhà máy cẩu Quang Trung (GĐ1), dự án Công an thị xã, v.v.

- Tại thành phố Cẩm Phả có dự án cải tạo đường 18A đoạn Cửa Ông - Mông Dương, và 5 dự án sản xuất kinh doanh của ngành than.

- Tại thành phố Móng cái có dự án Quảng trường thành phố, dự án Khu đô thị Tây Ka Long, v.v.

Nhìn chung, về cơ bản các dự án phát triển đầu tư nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội đem lại lợi ích to lớn phục vụ đời sống của nhân dân, song bên cạnh đó luôn tồn tại những bất cập, khó khăn trong công tác GPMB, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan chức năng và người dân bị thu hồi đất. Đây là một công việc rất phức tạp, khó khăn do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan đưa lại, có rất nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết trong thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, xác định giá trị bồi thường cho người dân bị thu hồi đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 36)