Các chính sách hỗ trợ và tái định cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi thường GPMB ở2 dự án nghiên cứu

4.4.4. Các chính sách hỗ trợ và tái định cư

a. Chính sách hỗ trợ

Được thực hiện theo quy định tại Quyết định 499/2010/QĐ-UBND (Thực hiện Điều 26, 28, 29 và Điều 32 Nghị định 197/2004/NĐ-CP; Khoản 4,5 Điều 4 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP; Điều 48 Nghị định 84/2007/NĐ-CP; điểm a, b khoản 1 Điều 27 và khoản 3 Điều 62 của Bộ Luật Lao động).

- Hỗ trợ để ổn định đời sống và ổn định sản xuất

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 12 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền cho 01 nhân khẩu/01tháng tương đương 30 kg gạo tính theo thời giá trung bình tại địa phương.

Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được hỗ trợ cao nhất

bằng 30% 1 năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận; mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

- Hỗ trợ di chuyển

- Hỗ trợ di chuyển chỗ ở: Chủ sử dụng nhà ở, đất ở thực tế đang ăn ở tại nơi thu hồi đất, bị thu hồi thuộc tiêu chuẩn được bố trí TĐC thì được hỗ trợ như sau:

+ Di chuyển chỗ ở trong phạm vi thành phố được hỗ trợ 3.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà ở, đất ở.

+ Di chuyển chỗ ở về tỉnh, thành phố khác được hỗ trợ 5.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà ở, đất ở.

- Hỗ trợ thuê nhà tạm cư:

+ Chủ sử dụng nhà ở, đất ở bị thu hồi được tiêu chuẩn TĐC nhưng không kịp bố trí vào khu TĐC, nếu tự nguyện bàn giao mặt bằng đúng tiến độ và tự lo tạm cư thì được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư 300.000 đồng/nhân khẩu hoặc 600.000 đồng/hộ độc thân/tháng những mức hỗ trợ không quá 1.800.000 đồng/hộ gia đình/tháng.

+ Thời gian tính hỗ trợ tính từ khi bàn giao mặt bằng đến khu có thông báo nhận nhà TĐC.

+ Trường hợp bị thu hồi một phần đất ở mà chủ sử dụng nhà ở, đất ở không được tiêu chuẩn TĐC nhưng thực tế bị phá dỡ toàn bộ hoặc một phần nhà ở, nếu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thì cũng được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư trong 6 tháng đối với trường hợp bị phá dỡ toàn bộ nhà ơ; trong 3 tháng đối với trường hợp bị phá dỡ một phần nhà ở.

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm

- Hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp có đủ một trong các điều kiện được bồi thường quy định thì được hỗ trợ bằng tiền để tự chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là 30.000 đồng/m2.

- Trường hợp hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP của Chính phủ hoặc phương án giao đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao.

- Hộ gia đình, cá nhân được mua căn hộ chung cư cao tầng nhưng không có nhu cầu mua, có nguyện vọng nhận tiền thì được bồi thường bằng tiền, mức bồi thường được xác định theo quy định trên với diện tích đất ở để tính bồi thường là 40m2/hộ.

Kết quả của chính sách hỗ trợ để ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ di chuyển chỗ ở và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm thuộc 2 dự án nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.20.

Bảng 4.20. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ của 2 dự án

Đơn vị tính: đồng STT Tên dự án Hỗ trợ di chuyển chỗ Hỗ trợ đào tạo nghề Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm Tổng cộng Ghi chú 1 Dự án 1 32.295.703.000 Hộ gia đình 153.000.000 4.962.000.000 27.180.703.000 32.295.703.000 2 Dự án 2 21.293.066.000 Hộ gia đình 123.000.000 4.134.000.000 17.036.066.000 21.293.066.000 Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập thực tế

Qua bảng 4.20 cho chúng ta thấy được việc áp dụng các chính sách hỗ trợ tại các dự án thu hồi đất đã được Hội đồng bồi thường cùng các Ban ngành thực hiện và áp dụng rất đầy đủ thống nhất trên các dự án, theo đúng các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và TĐC được quy định trong Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 27/5/2007; Nghị định 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ cùng với các Quyết định liên quan của UBND tỉnh Quảng Ninh.

Nhằm đánh giá chính sách hỗ trợ của Nhà nước tại cac dự án về hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ di chuyển chỗ ở và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm thuộc 2 dự án nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra phỏng vấn hộ dân được bồi thường và kết quả được tổng hợp ở bảng 4.21.

Bảng 4.21. Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của 2 Dự án Số TT Các chính sách hỗ trợ Số phiếu điều tra Số hộ đồng ý Số hộ không đồng ý Số Phiếu Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) I Dự án 1 1 Hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất 100 100 100 100 0 0

2 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và

tạo việc làm 100 100 100 100 0 0

3 Hỗ trợ đào tạo nghề 100 100 85 85 15 15

II Dự án 2

1 Hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất 100 100 100 100 0 0

2 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và

tạo việc làm 100 100 100 100 0 0

3 Hỗ trợ đào tạo nghề 100 100 91 91 9 9

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế

Qua bảng 4.21 cho chúng ta thấy:

- Chính sách hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất ở cả 2 dự án được người dân đánh giá cao và đạt 100% số người được hỏi và họ cho rằng chính sách hỗ trợ ổn định cuộc sống của người dân có đất bị thu hồi là phù hợp, đảm bảo lợi ích chính đáng của người có đất bị thu hồi.

- Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi ở các dự án nghiên cứu được người dân đồng tình ở mức 100%.

- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề chỉ được người dân đồng tình từ 85%(dự án 1) đến 91% (dự án 2). Hầu hết ở cả 2 dự án nghiên cứu người dân không đồng tình với chính sách hỗ trợ đào tạo việc làm. Với các hộ có đất bị thu hồi 100% đất nông nghiệp hiện nay không còn diện tích đất nông nghiệp để canh tác thì được hỗ trợ học nghề và có chính sách hỗ trợ tạo việc làm mới cho toàn bộ số lao động trực tiếp sản xuất tại thời điểm thu hồi đất. Theo quy định thì mỗi người trong độ tuổi lao động được hỗ trợ 01 thẻ học nghề trị giá 6.000.000 đồng (không chi trả bằng tiền), tuy nhiên việc đào tạo nghề cho những người được hỗ trợ còn nhiều bất cập. Nhiều trường hợp không nhận được thẻ hỗ trợ đào tạo nghề, công tác tổ chức các lớp học nghề còn nhiều nhiêu khê ở các cơ sở đào tạo, thủ tục hết sức rườm rà. Vấn đề giải

quyết việc làm cho đối tượng được đào tạo nghề cũng rất khó khăn, do việc đào tạo nghề chưa thực sự phù hợp so với yêu cầu về ngành nghề tuyển dụng của các doanh nghiệp nên khi ra trường, các học viên thông thường không xin được việc. Đây là một bất cập cần tìm ra phương hướng giả quyết trong thời gian tới.

b. Chính sách tái định cư

Thực hiện theo Quyết định 499/QĐ-UBND (Thực hiện Luật cư trú 2006; Điều 4, Khoản 2 Điều 14, Điều 34 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Điều 5 Nghị định 84/2007/NĐ-CP; khoản 4 phần 1 Thông tư số 116/2004/TT-BTC).

Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương, căn cứ vào quy mô thực tế của diện tích đất bị thu hồi, khả năng quỹ đất dùng để bồi thường số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở phải di chuyển đến nơi khác.

* Điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư:

- Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.

- Khu tái định cư phải được sử dụng chung cho nhiều dự án.

- Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

* Bố trí đất ở cho các hộ gia đình tại khu TĐC được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Ưu tiên cho các hộ sớm thực hiện kế hoạch GPMB tiếp đó là các hộ thuộc các đối tượng chính sách xã hội, người có công với cách mạng, gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh.

- Những trường hợp diện tích đất ở bị thu hồi nhỏ hơn mức tối thiểu quy định trên thì người được giao đất ở mới tại khu TĐC được giao bằng mức tối thiểu theo quy định ở trên phải nộp tiền sử dụng đất cho phần chênh lệch diện tích theo quy định hiện hành.

- Trường hợp các hộ gia đình di chuyển sống tại khu TĐC mới được hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống là 500.000đ/khẩu, thời gian hỗ trợ là 3 tháng.

Nhằm đánh giá chính sách tái định cư của nhà nước chúng tôi đã điều tra y kiến của người dân thuộc 2 dự án 1 và dự án 2 có thực hiện tái định cư và kết quả được thực hiện ở bảng 4.22.

Bảng 4.22. Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện các chính sách Tái định cư của 2 Dự án

Số TT Các chính sách hỗ trợ Số phiếu điều tra Số hộ đồng ý Số hộ không đồng ý Số Phiếu Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) I Dự án 1 1 Các tiêu chí xét TĐC 50 100 50 100 0 0 2 Vị trí TĐC 50 100 23 46 27 54 3 Diện tích khu đất TĐC 50 100 35 70 15 30 4 Tiến độ TĐC 50 100 0 0 50 100 II Dự án 2 1 Các tiêu chí xét TĐC 50 100 50 100 0 0 2 Vị trí TĐC 50 100 31 62 19 38 3 Diện tích khu đất TĐC 50 100 40 80 10 20 4 Tiến độ TĐC 50 100 0 0 50 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Qua bảng 4.22 cho thấy:

- Về tiêu chí tái định cư thì người dân ở 2 dự án đều đồng tình với chủ trương của Nhà nước và đạt 100% số hộ được hỏi.

- Về vị trí tái định cư của 2 dự án người dân đồng tình thấp và chỉ đạt từ 46% đến 62%. Tỷ lệ không đồng y chủ trương nhà nước về điểm tái định cư từ 38% đến 54% và họ cho rằng tại những điểm tái định cư mới mặc dù cơ sở hạ tầng tốt hơn nơi ở cũ nhưng khẳng năng sinh lời từ đất là không cao, vị trí TĐC đều xa các cơ sở dịch vụ như trường học, trạm xá, chợ.

- Về diện tich khu TĐC thì ở cả 2 dự án người dân đồng tình cao và đạt từ 70% đến 80%. Tuy nhiên một số người diện tích nơi ở mới đều chật chội hơn nơi ở cũ.

- Về tiến độ TĐC thì hầu hết thực hiện rất chậm tiến độ và người dân rất bực xúc về vấn đề này. Đây cũng là ly do để giải thích cho những công trình, dự án có TĐC đều không đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng.

Thực tiễn cho thấy việc bố trí TĐC chưa được người dân ủng hộ, do những nguyên nhân sau:

- Bố trí TĐC chưa quan tâm tới các yếu tố cộng đồng dân cư, tập quán sinh hoạt, sản xuất. Ví dụ người sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất được bố trí TĐC ở

điểm cách xa nơi ở hiện nay của mình, từ đó dẫn đến những khó khăn trong sinh hoạt cung như sản xuất.

- Việc xây dựng khu TĐC còn chậm, nhiều khi có quyết định thu hồi đất hoặc thậm chí khi tiến hành bồi thường mới quan tâm đến vấn đề TĐC. Từ khâu chuẩn bị không được kỹ do sự bức bách về thời gian dẫn đến thiếu các điều kiện tối thiểu.

- Chưa có quy định tối thiểu về quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất khi được bồi thường ở khu TĐC, nên người dân không biết mình có quyền và nghĩa vụ gì. Họ không vào các khu TĐC mà yêu cầu bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới dẫn đến tình trạng thừa chỗ trong các khu TĐC.

- Chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên có liên quan trong việc xây dựng khu TĐC, nên có tình trạng khoán trắng cho chủ dự án dẫn đến có những công trình TĐC chất lượng không đảm bảo.

- Ổn định đời sống và phong tục tập quán của người dân: phải xây dựng khu TĐC với điều kiện sống cao hơn so với trước khi di dời. Mặt khác, phải quan tâm đến phong tục, tập quán trong nhóm người, quan hệ họ hàng, cộng đồng. Đối với khu TĐC cần xây dựng các quy định về lối sống, an ninh trật tự, tạo sự yên tâm cho người mới chuyển đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)