Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Đông Triều
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Trong 5 năm (2010-2015) kinh tế ổn định, phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 14,14%/năm, cao hơn bình quân của tỉnh (của tỉnh ước đạt 12,7%/năm), vượt mục tiêu UBND tỉnh đã phê duyệt đến năm 2020 là 13,9%.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 18,44%/năm (của tỉnh ước tăng bình quân 15,8%/năm).
Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân 18,55%/năm (của tỉnh ước đạt 18,2%/năm).
Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhưng trên một số lĩnh vực tiếp tục phát triển.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.200USD, tăng 2,62 lần so với năm 2010.
4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2010 - 2015, cơ cấu kinh tế của thị xã chuyển dịch tích cực, đúng hướng.
Nhìn về tổng thể cơ cấu ngành cho thấy: Tỷ trọng công nghiệp chiếm 59,4%, tăng 10% so với năm 2010, dịch vụ chiếm 25,2%, tăng 4,4% so với năm 2010, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 15,14%, giảm 14,4% so với năm 2010.
Nhìn chung cơ cấu chuyển dịch tích cực qua các năm, tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm dần, công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, có tác động
tới chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động, cơ cấu thành phần kinh tế được quan tâm, các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế đã phát huy nội lực nhiều hơn, tạo tiền đề cho thị xã phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.
4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:
Theo số liệu Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh tính đến ngày 01/01/2016 dân số thị xã. Đông Triều có 156.627 người, trong đó nam 79.200 người, nữ 77.427 người. Dân số thành thị 39.280 người chiếm 25,08%, dân số khu vực nông thôn 117.347 người chiếm 74,92% dân số toàn thị xã .
Đông Triều có 17 dân tộc đang sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm 97,6% dân số, dân tộc Tày chiếm 1,41%, Sán Dìu 0,49%, Hoa 0,25%, Dao 0,08%, các dân tộc Nùng, Thổ, Mường, Thái, Sán Chay, Khơ Me, Hmông, Giáy, Lào, Phù Lá, Pà Thèn, Pu Péo chỉ chiếm 0,17% (cơ cấu dân số thể hiện chi tiết ở bảng 4.1):
- Số hộ dân trong thị xã có: 45.818 hộ, bình quân 3,4 người/hộ, trong đó: Khu vực đô thị: 11.407 hộ, bình quân 3,4 người/hộ
Khu vực nông thôn: 34.411 hộ, bình quân 3,4 người/hộ
Bảng 4.1. Dân số năm 2010 - 2015 của thị xã Đông Triều
Nội dung ĐVT Năm 2010 Năm 2015
- Tổng dân số người 156.627 169.7
- Dân số thành thị người 39.280 72.6
- Dân số nông thôn người 117.347 97.100
- Dân số trong độ tuổi lao động người 94070 101.900
Nguồn: Cục Thống kê Quảng Ninh
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình qua các năm từ 2010 đến năm 2015 là 1,0% (tỷ lệ sinh 1,52, tỷ lệ chết 0,52%). Tuy nhiên do hình thành các khu, cụm công nghiệp nên tỷ lệ tăng cơ học có xu hướng tăng (Năm 2010 tỷ lệ tăng cơ học là +0,03%, năm 2015 là +0,26%). Đây là vấn đề cần giải quyết về nhà ở tại các khu vực sản xuất công nghiệp.
- Mật độ dân số trung bình năm 2015 là 394 người/km2 tăng 7 người/km2 so với năm 2010 (387 người/km2).
Sự phân bố dân cư theo đơn vị hành chính trong huyện không đều. Nơi có mật độ dân số cao là phường Đông Triều 6121 người/ km2, phường Mạo Khê 1816 người/km2.
Các xã có mật độ dân số thấp là Tràng Lương 35 người/km2, An sinh 75 người/km2, Bình Khê 157 người/km2, các xã còn lại từ 300 đến 900 người/km2
- Tổng số người trong độ tuổi lao động của thị xã đầu năm 2015 có 101.900 người chiếm 60,05% dân số.
Hàng năm số lao động đang làm việc trong ngành kinh tế đạt 97% tổng số lao động trong độ tuổi, trong đó lao động trong ngành công nghiệp chiếm 18,6%, nông nghiệp chiếm 74% và lĩnh vực dịch vụ chiếm 7,4%.
Hàng năm giải quyết việc làm cho trên 2000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30%.
- Đời sống của nhân dân trong thị xã được nâng lên rõ rệt, Thu nhập bình quân đầu người đạt 1200 USD, tăng 2,62 lần so với năm 2010.