Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 38)

So sánh về giá đất được bồi thường so với mức giá thị trường và các điều kiện sống thay đổi ở nơi tái định cư mới so với nơi ở cũ.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Thị xã Đông Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, với toạ độ địa lý: Từ 21029’04” đến 21044’55” vĩ độ bắc, 106033’ đến 106044’ 57” kinh độ đông.

- Phía bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.

- Phía Nam giáp huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương.

- Phía Đông giáp thành phố Uông Bí.

Về đơn vị hành chính: Thị xã Đông Triều có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 6 phường và 15 xã.

Đông Triều là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, có Quốc lộ 18A chạy qua đã mang lại những lợi thế quan trọng trong việc giao lưu kinh tế với các khu vực trong và ngoài tỉnh thông qua hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Đông Triều vừa có đồi núi vừa có đồng bằng ven sông, phía Bắc và Tây Bắc là vùng đồi thuộc cánh cung Đông triều, phía nam là vùng đồng bằng ven sông.

Nhìn chung địa hình Đông Triều được chia thành 3 vùng chính:

a. Vùng đồi núi phía bắc:

Vùng này gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, độ cao trung bình từ 300 - 400 m, đỉnh cao nhất là Am Váp 1031 m, đoạn giữa đứt gãy tạo thành thung lũng lớn Bình Khê – Tràng Lương.

Đất đai vùng này phù hợp với phát triển rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.

b. Vùng giữa:

Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng đồng bằng phía nam, bao gồm các khu vực phía bắc quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến Hồng Thái Đông, địa hình đồi thấp xen kẽ đồng bằng, có nguồn gốc là đất phù sa cổ, phù hợp với phát triển cây lâu năm, cây công nghiệp và trồng lúa.

c. Vùng đồng bằng phía nam:

Bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng phía nam quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đông, địa hình khá bằng phẳng. Đất đai vùng này tương đối phì nhiêu, chủ yếu do phù sa sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc bồi đắp tạo thành, phù hợp với trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

4.1.1.3. Khí hậu.

Đông Triều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè và khô, lạnh vào mùa đông. Theo trung tâm dự báo khí tượng, thuỷ văn Quảng Ninh trong những năm từ 2005 đến 2010 khí hậu Đông Triều có những đặc trưng sau:

- Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,80C, dao động từ 16,60C đến 29,40C;

- Nhiệt độ vào mùa đông ở mức khá thấp, nhiệt độ trung bình trong tháng 1 tại các nơi đều dưới 160C, trị số thấp nhất tuyệt đối tới 3-50C;

- Nhiệt độ mùa hè khá cao, trị số trung bình tháng 7 đạt trên 290C, trị số cao nhất tuyệt đối lên tới 39 - 400C;

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình ở Đông Triều tương đối thấp so với các khu vực khác trong tỉnh, trung bình năm chỉ đạt 1.444,0 mm;

- Phân bố lượng mưa năm theo mùa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, tháng 8 và tháng 9.

Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10 - 15% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất.

Đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều được chia thành các nhóm đất như sau: (Theo báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng nông hoá tỉnh Quảng Ninh năm 2015)

Nhóm đất phèn:

Diện tích 861,25 ha = 2,17% diện tích đất tự nhiên toàn thị xã, chủ yếu là đất phèn hoạt động, mặn ít, phân bố chủ yếu ở địa hình trũng thấp thuộc các xã ven sông Kinh Thầy như Hồng Thái Tây, Yên Đức, Hưng Đạo, Thuỷ An, Nguyễn Huệ.

Hướng sử dụng chính trên loại đất này là trồng lúa, khoai mỡ v.v.

Nhóm phù sa:

Diện tích 5.974,99 ha = 15% diện tích đất tự nhiên, bao gồm:

- Đất phù sa được bồi: Diện tích 147,09 ha, chiếm 2,46% diện tích nhóm đất, phân bố ở các bãi ngoài đê thuộc các xã Yên Đức, Hưng Đạo, Thuỷ An, Nguyễn Huệ, Bình Dương.

- Đất phù sa không được bồi: Diện tích 5.827,9 ha, chiếm 97,54% diện tích nhóm đất, phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực trong đê thuộc các xã Hồng Thái Tây, Yên Đức, Kim Sơn, Hưng Đạo, Thuỷ An, Nguyễn Huệ, Bình Dương.

Nhóm đất xám:

Diện tích 2.570,6 ha = 6,47% diện tích tự nhiên, có 2 đơn vị đất: - Đất xám điển hình:

Diện tích 737,48 ha, chiếm 28,69% diện tích nhóm đất, phân bố ở các xã dọc theo quốc lộ 18A, nơi có địa hình cao và vàn cao.

Hướng sử dụng chính trên loại đất này là trồng các loại cây hoa màu thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất xám glây:

Diện tích 1833,12 ha, chiếm 71,31% diện tích nhóm đất. Phân bố ở ven chân đồi phía bắc quốc lộ 18A, đất hình thành và phát triển chủ yếu trên đá cát kết và phù sa cổ, nằm ở địa hình bậc thang thấp, hứng nước từ các khu vực lân cận nên ít thoát nước.

Hướng sử dụng chính loại đất này là trồng lúa ở nơi thuận tiện nước. - Nhóm đất vàng đỏ:

Diện tích 22.869,56 ha = 57,58% diện tích đất tự nhiên, bao gồm: + Đất vàng đỏ:

Diện tích 15.174,17 ha, chiếm 66,35% diện tích nhóm đất. Phân bố ở các xã có đồi núi ở phía bắc thị xã như Xuân Sơn, Tràng Lương, Bình Khê, Tràng An, An Sinh, Việt Dân, Tân Việt, Bình Dương.

Hướng sử dụng chính loại đất này là trồng cây ăn quả và phát triển rừng. + Đất vàng nhạt: Diện tích 7.695,39 ha, chiếm 33,65% diện tích nhóm đất, phân bố chủ yếu ở Xuân Sơn, Tràng Lương, Bình Khê, Tràng An, An Sinh, Việt Dân, Tân Việt, Bình Dương.

Hướng sử dụng chính trên loại đất này là trồng cây ăn quả.

- Nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi: Diện tích 224,29 ha = 0,56% diện tích đất tự nhiên, thường phân bố ở độ cao tuyệt đối > 700m thuộc các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương.

Hướng sử dụng chính trên loại đất này là khoanh nuôi bảo vệ rừng.

- Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích 268,06 ha, chiếm 0,67% diện tích tự nhiên. Đất hình thành trong điều kiện địa hình chia cắt mạnh độ dốc lớn, thảm thực vật che phủ mặt đất đã bị chặt phá. Đất bị rửa trôi, xói mòn mạnh nên tầng đất cứng, chặt, tầng đất mịn rất mỏng. Đất tầng mỏng cần được sử dụng hợp lý nhất là phủ xanh bằng thảm thực vật phù hợp với môi trường của từng tiểu vùng sinh thái.

- Nhóm đất nhân tác: Diện tích 981,11 ha = 2,46% diện tích đất tự nhiên, đất hình thành do tác động của con người, tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi các hoạt động của con người. Đất có độ phì nhiêu khá, phản ứng của đất chua, thành phần cơ giới thường là thịt trung bình. Nhóm đất này phân bố rải rác ở các xã có đồi núi ở phía bắc thị xã Đông Triều. Hướng sử dụng chính trên loại đất này là trồng lúa, màu ở nơi thuận lợi về nước và phát triển rừng ở nơi hoàn nguyên sau khi khai thác mỏ.

b. Tài nguyên nước:

- Nước mặt: Đông Triều có hệ thống sông suối khá lớn, phân bố đều trong toàn thị xã, ngoài ra còn có 32 hồ đập lớn nhỏ. Đây là nguồn nước mặt dồi dào để cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ công nghiệp và đời sống dân sinh.

Về chất lượng nước mặt:

+ Nhìn chung chất lượng nước mặt các sông, hồ ở Đông Triều khá tốt, đảm bảo phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

+ Tuy nhiên nồng độ pH tại sông Đá Bạc, sông Cầm và sông Đá Vách ở nơi chịu ảnh hưởng của khai thác khoáng sản (khai thác đá), ảnh hưởng của hoạt động đóng tàu và sản xuất xi măng, đều thấp hơn so với QCVN 08:2008/BTNMT (A) cho phép.

- Nước ngầm:

Đông Triều có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, phân bố ở các xã Bình Khê, Tràng Lương, Đức Chính, Tràng An, Việt Dân, Tân Việt, có khả năng khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân theo chương trình nước sạch nông thôn. Theo kết quả báo cáo đánh giá nguồn nước ngầm do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất – Trường Đại học Mỏ Địa chất thực hiện thì trữ lượng nước dưới đất một số khu vực như sau:

+ Vùng Phả Lại - Đông Triều trữ lượng cấp A 5.294 m3/ngđ, cấp B 4637 m3/ngđ, cấp C1 6.418 m3/ngđ.

+ Vùng Đông Triều – Tràng Bảng trữ lượng cấp A 46.414 m3/ngđ, cấp B 2.851 m3/ngđ, cấp C1 117.638 m3/ngđ.

+ Vùng Mạo Khê - Tràng Bạch trữ lượng cấp B 4.107 m3/ngđ, cấp C1 3.909 m3/ngđ.

Về chất lượng nước ngầm qua khai thác, thăm dò đảm bảo được độ an toàn cao, nước trung tính, kiềm nhẹ, riêng khu vực Mạo Khê nước bị nhiễm sắt, cần có biện pháp xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

c. Tài nguyên rừng:

* Tài nguyên rừng:

Năm 2010, Đông Triều hiện có 17.423,86 ha đất có rừng, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 51,3%, trong đó đất rừng sản xuất 6.042,24 ha chiếm 34,67% diện tích đất có rừng, rừng phòng hộ có 10.870,22 ha chiếm 62,39% diện tích rừng, rừng đặc dụng có 511,4 ha chiếm 2,94% diện tích rừng.

Rừng phòng hộ tập trung ở các xã An Sinh, Tràng Lương, Bình Khê, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây.

Rừng đặc dụng có ở xã Tràng Lương.

Rừng sản xuất tập trung ở các xã An Sinh, Tràng Lương, Bình Khê, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Mạo Khê, Thuỷ An, Nguyễn Huệ, Hoàng Quế, Yên Thọ.

- Về hệ thực vật: Theo kết quả điều tra của Viện điều tra quy hoạch rừng, hệ thực vật Đông Triều nói riêng, Quảng Ninh nói chung chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Hoa Nam (Trung Quốc) có nhiều đặc điểm giống với hệ thực vật Hải Nam và nằm trong luồng di cư thực vật Đông Nam - Trung Quốc.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Trong 5 năm (2010-2015) kinh tế ổn định, phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 14,14%/năm, cao hơn bình quân của tỉnh (của tỉnh ước đạt 12,7%/năm), vượt mục tiêu UBND tỉnh đã phê duyệt đến năm 2020 là 13,9%.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 18,44%/năm (của tỉnh ước tăng bình quân 15,8%/năm).

Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân 18,55%/năm (của tỉnh ước đạt 18,2%/năm).

Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhưng trên một số lĩnh vực tiếp tục phát triển.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.200USD, tăng 2,62 lần so với năm 2010.

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2010 - 2015, cơ cấu kinh tế của thị xã chuyển dịch tích cực, đúng hướng.

Nhìn về tổng thể cơ cấu ngành cho thấy: Tỷ trọng công nghiệp chiếm 59,4%, tăng 10% so với năm 2010, dịch vụ chiếm 25,2%, tăng 4,4% so với năm 2010, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 15,14%, giảm 14,4% so với năm 2010.

Nhìn chung cơ cấu chuyển dịch tích cực qua các năm, tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm dần, công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, có tác động

tới chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động, cơ cấu thành phần kinh tế được quan tâm, các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế đã phát huy nội lực nhiều hơn, tạo tiền đề cho thị xã phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

Theo số liệu Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh tính đến ngày 01/01/2016 dân số thị xã. Đông Triều có 156.627 người, trong đó nam 79.200 người, nữ 77.427 người. Dân số thành thị 39.280 người chiếm 25,08%, dân số khu vực nông thôn 117.347 người chiếm 74,92% dân số toàn thị xã .

Đông Triều có 17 dân tộc đang sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm 97,6% dân số, dân tộc Tày chiếm 1,41%, Sán Dìu 0,49%, Hoa 0,25%, Dao 0,08%, các dân tộc Nùng, Thổ, Mường, Thái, Sán Chay, Khơ Me, Hmông, Giáy, Lào, Phù Lá, Pà Thèn, Pu Péo chỉ chiếm 0,17% (cơ cấu dân số thể hiện chi tiết ở bảng 4.1):

- Số hộ dân trong thị xã có: 45.818 hộ, bình quân 3,4 người/hộ, trong đó: Khu vực đô thị: 11.407 hộ, bình quân 3,4 người/hộ

Khu vực nông thôn: 34.411 hộ, bình quân 3,4 người/hộ

Bảng 4.1. Dân số năm 2010 - 2015 của thị xã Đông Triều

Nội dung ĐVT Năm 2010 Năm 2015

- Tổng dân số người 156.627 169.7

- Dân số thành thị người 39.280 72.6

- Dân số nông thôn người 117.347 97.100

- Dân số trong độ tuổi lao động người 94070 101.900

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Ninh

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình qua các năm từ 2010 đến năm 2015 là 1,0% (tỷ lệ sinh 1,52, tỷ lệ chết 0,52%). Tuy nhiên do hình thành các khu, cụm công nghiệp nên tỷ lệ tăng cơ học có xu hướng tăng (Năm 2010 tỷ lệ tăng cơ học là +0,03%, năm 2015 là +0,26%). Đây là vấn đề cần giải quyết về nhà ở tại các khu vực sản xuất công nghiệp.

- Mật độ dân số trung bình năm 2015 là 394 người/km2 tăng 7 người/km2 so với năm 2010 (387 người/km2).

Sự phân bố dân cư theo đơn vị hành chính trong huyện không đều. Nơi có mật độ dân số cao là phường Đông Triều 6121 người/ km2, phường Mạo Khê 1816 người/km2.

Các xã có mật độ dân số thấp là Tràng Lương 35 người/km2, An sinh 75 người/km2, Bình Khê 157 người/km2, các xã còn lại từ 300 đến 900 người/km2

- Tổng số người trong độ tuổi lao động của thị xã đầu năm 2015 có 101.900 người chiếm 60,05% dân số.

Hàng năm số lao động đang làm việc trong ngành kinh tế đạt 97% tổng số lao động trong độ tuổi, trong đó lao động trong ngành công nghiệp chiếm 18,6%, nông nghiệp chiếm 74% và lĩnh vực dịch vụ chiếm 7,4%.

Hàng năm giải quyết việc làm cho trên 2000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30%.

- Đời sống của nhân dân trong thị xã được nâng lên rõ rệt, Thu nhập bình quân đầu người đạt 1200 USD, tăng 2,62 lần so với năm 2010.

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của thị xã Đông Triều

4.1.3.1. Thuận lợi

- Thị xã Đông Triều có giao thông thuận tiện nên có nhiều ưu thế trong việc phát triển thị trường. Nằm trong vùng có thị trường lớn, thị xã có thể cung cấp các loại nông sản thực phẩm như: Gạo, rau, thịt gia súc, gia cầm, cá, các loại thủy sản, hoa quả, đặc biệt là hoa tươi.

- Nền kinh tế phát triển nhanh và toàn diện, cơ cấu kinh tế thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, từng bước chuyển dần sang cơ cấu thương mại, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

- Việc cải cách thủ tục hành chính, đổi mới cơ chế, chính sách quản lý được UBND thị xã tích cực thực hiện. Vai trò quản lý Nhà nước được củng cố và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số dự án tại xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 38)