Một số định hướng phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 36 - 40)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

2.3.5. Một số định hướng phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở

Việt Nam

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của nước ta bước đầu đã và đang chuyển từ phương thức truyền thống sang phương thức CNH - HĐH, đang từng bước giảm bớt tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và hướng tới xuất khẩu.

Trong Cương lĩnh phát triển đất nước, trong các Nghị quyết của Đảng và gần đây nhất là Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã nêu rõ: Về nông nghiệp: “phát triển nền nông nghiệp toàn diện”, trên cơ sở “bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống”, “chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng nông, lâm, thủy sản qua chế biến; tăng kim ngạch xuất khẩu”; và tiến tới “Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao”.

Trong đó đặc biệt coi trọng CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản… Hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực cho xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước.

Chiến lược Phát triển nông nghiệp đến năm 2020 xác định cần tổ chức lại nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo những định hướng : Nông nghiệp phải nhanh chóng chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc với số lượng hạn chế các cây không phải lương thực, sang nền sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, đa dạng theo vùng và phù hợp với yêu cầu của công nghiệp chế biến và xuất khẩu; Việc sản xuất hàng hóa này phải ngày càng tập trung và gắn chặt với các nhà máy chế biến công nghiệp hiện đại, quy mô lớn.

Qua đúc kết kinh nghiệm trong nửa sau của thế kỷ 20 và tham khảo kinh nghiệm một số nước trong khu vực và thế giới, có thể khẳng định rằng con đường phát triển nông nghiệp Việt Nam từ thế kỷ 20 bước vào thế kỷ 21 là nông nghiệp sản xuất hàng hoá trên cơ sở CNH-HĐH với mức độ phù hợp yêu cầu của nông nghiệp bền vững (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005).

phẩm, dựa trên cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong nước, thế giới và khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng.

+ Xác định cơ cấu sản phẩm trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nông sản hàng hoá.

+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, nhóm cây công nghiệp, rau quả so với cây lương thực. Giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống còn 50%, tăng quỹ đất nông nghiệp bình quân trên một lao động nông nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hoá, phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ ngoài nông nghiệp. Mặt khác, cần phải phát triển mạnh các ngành nghề, dịch vụ trong nông nghiệp để giải quyết lao động nông nhàn.

+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu cao hơn của thị trường ruộng đất, tạo ra sự lưu chuyển đất nông nghiệp nhằm tạo ra các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hàng hoá với quy mô thích hợp.

+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Cần ứng dụng đồng bộ các yếu tố khoa học công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hoá, nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, lưu thông tiếp thị nông sản hàng hoá.

Trong thập kỷ tới, phải đưa trình độ khoa học công nghệ của nhiều ngành trong nông nghiệp Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực, nâng mức đóng góp của khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của nông nghiệp từ 30% hiện nay lên trên 50%. Về giống, đảm bảo trên 70% giống được dùng trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Về tưới tiêu nước và cơ giới hoá, đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm… cơ giới hoá khâu làm đất trên 70% khâu gieo hạt cây ngắn ngày.

Theo định hướng trên, nền nông nghiệp Việt Nam đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia, đủ nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời nâng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 8-9 tỷ USD/năm. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có chủ trương, chính sách để tăng khả năng tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. Cụ thể, nhanh

chóng ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Khoa học công nghệ phải phục vụ mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững, nâng cao năng xuất, chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng mới, quý hiếm, trái vụ để nâng cao sức cạnh tranh.

2.3.4. Một số định hướng phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở Hưng Yên

Vùng chuyên canh tại Hưng Yên: Cánh đồng chuyên canh trồng bí đỏ với tổng diện tích 350 ha ở các xã Nhân La, Vĩnh Xá (Kim Động); Hồ Tùng Mậu (Ân Thi), Quang Hưng, Nhật Quang, Phan Sào Nam (Phù Cừ), giá trị thu được 2 triệu đồng/sào, tương đương 56 triệu đồng/ha. Cánh đồng trồng dưa chuột có diện tích 20 ha trên địa bàn xã Phú Thịnh (Kim Động) cho thu nhập 5,5 - 7 triệu đồng/sào. Cánh đồng trồng đậu tương với diện tích 30 ha ở các xã Phú Thịnh (Kim Động), Phùng Hưng (Khoái Châu); cánh đồng trồng ngô nếp với diện tích 140 ha, tập trung ở các xã Văn Nhuệ, Đặng Lễ (Ân Thi), Thuần Hưng, Việt Hòa (Khoái Châu), trung bình mỗi mô hình có diện tích 20 ha. Những mô hình này cho thu nhập trung bình khoảng 3,5 - 4 triệu đồng/sào, tương đương với 84 triệu đồng/ha Phạm Hà (2015).

Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cũng đã hình thành nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả cho hiệu quả cao, khẳng định được thương hiệu như: Nhãn, vải, cam, quýt, chuối… Vùng chuyên canh nhãn được phát triển tập trung ở các địa phương như: Thành phố Hưng Yên, các huyện Tiên Lữ, Khoái Châu, Kim Động. Đến nay diện tích nhãn có khoảng trên 3 nghìn ha, thu nhập bình quân đạt hơn 200 triệu đồng/ha/năm. Cây có múi như cam, quýt, bưởi có 2 nghìn ha, thu nhập trung bình 300 triệu đồng/ha/năm. Vùng chuyên canh trồng cam, quýt, bưởi được phát triển ở các xã như: Đông Tảo, Dạ Trạch (Khoái Châu); Tân Tiến, Liên Nghĩa, Mễ Sở (Văn Giang); Yên Phú, Việt Cường (Mỹ Hào)… Cây chuối tăng nhanh về diện tích, năng suất, sản lượng. Đến nay diện tích chuối có trên 1,47 nghìn ha, tập trung ở các huyện như: Mỹ Hào, Kim Động, Khoái Châu và thành phố Hưng Yên. Ở các cánh đồng chuyên canh trồng chuối, nông dân đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, sử dụng nhiều giống chuối nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho năng suất cao, giảm sâu bệnh, ra quả đều (Đào Ban, 2014).

Nhìn chung, định hướng phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở Hưng Yên nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội đem lại lợi ích lớn phục vụ đời sống của nhân dân. Hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực cho xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến. Song bên cạnh đó luôn tồn tại những bất cập, khó khăn như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất, sử dụng giống mới cho năng suất, chất lượng cao còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 36 - 40)