Tình hình tiêu thụ nông sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 67 - 71)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.2.Tình hình tiêu thụ nông sản

4.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Mỹ Hào

4.3.2.Tình hình tiêu thụ nông sản

Mỹ Hào với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km, thêm vào đó là hệ thống giao thông thuận lợi: Quốc lộ 5 đi các tỉnh lân cận, những yếu tố này rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội và khả năng thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện được quan tâm phát triển. Mục đích sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân hiện nay cũng không còn như trước, người nông dân xác định trồng những cây trồng để tạo ra lợi nhuận tăng nguồn thu cho hộ gia đình. Qua điều tra thấy các sản phẩm nông sản của huyện được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài huyện. Một số mặt hàng như bầu bí, dưa chuột, cà chua, rau các loại đã được tư thương đến tận ruộng mua để bán ở các địa phương khác.

Ngoài ra việc tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện khá thuận lợi do có các điểm thu mua như: chợ đầu bao bì, và hệ thống chợ ở các xã.

Tại mỗi tiểu vùng việc tiêu thụ các sản phẩm cũng có sự khác nhau, cụ thể:

Việc tiêu thụ sản phẩm tại các xã tiểu vùng 1: Tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên chạy qua các xã, thị trấn Bần Yên Nhân, Phan Đình Phùng ... đã

tạo điều kiện rất thuận lợi cho người dân trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản đi các tỉnh lân cận, đặc biệt là thành phố Hà Nội.

Qua điều tra thấy tại các xã hầu hết các sản phẩm nông sản đều được tư thương đến thu mua tận ruộng. Một số mặt hàng nông sản còn được tư thương đặt trước khi nông sản được thu hoạch như: cải đông dư, cải bắp, rau cải ngọt, các loại rau khác.

Việc tiêu thụ sản phẩm tại các xã tiểu vùng 2: Qua điều tra tìm hiểu những hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lấy nguồn thu từ nông nghiệp là chính thì các hộ đều trồng các loại cây với mục đích để bán chứ không đơn thuần để phục vụ nhu cầu sử dụng của hộ gia đình. Với những hộ không lấy sản xuất nông nghiệp làm nguồn thu chính thì họ chỉ cấy cày 1 đến 2 mảnh ruộng, chủ yếu là trồng lúa phục vụ nhu cầu của gia đình. Một số sản phẩm như ngô, dưa chuột.. được tư nhân tới thu mua tận ruộng, còn lại chủ yếu người dân tự mang ra chợ bán. Lúa gạo cũng được tư thương tới tận nhà thu mua. Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm nông sản chính trên địa bàn huyện Mỹ Hào được thể hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tỷ lệ hàng hóa và phương thức tiêu thụ các nông sản chính huyện Mỹ Hào giai đoạn 2011-2015

STT Tên sản phẩm Tỷ lệ (%) Nơi tiêu thụ Mức tiêu thụ Gia đình sử dụng Để bán 1 Lúa 80 20 Tại nhà Thấp 2 Ngô 10 90 Chợ Trung bình

3 Khoai lang 20 80 Chợ Trung bình

4 Đậu tương 10 90 Tại nhà Trung bình

5 Lạc 10 90 Chợ Trung bình

6 Rau các loại 2 98 Tại ruộng Cao

7 Cam canh 3 97 Tại ruộng Cao

8 Ổi 2 98 Tại ruộng Cao

9 Chuối 1 99 Tại ruộng Cao

10 Quất cảnh 100 Tại ruộng Cao

Qua bảng trên thấy, Nông sản hàng hóa chủ yếu là cây thực phẩm (rau màu các loại..) tỷ lệ nhóm cây này là 98%. Cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương) chiếm tỷ lệ 90%. Nhóm cây lương thực, chủ yếu là sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội bộ. Khoảng 75% tổng sản phẩm sản xuất ra để sử dụng trong gia đình.

Cây ăn quả cam canh, chuối, ổi cũng được xác định là các sản phẩm hàng hóa, qua điều tra thấy hầu như các hộ đều để bán 99%, những sản phẩm loại không tiêu thụ được thì gia đình sử dụng.

4.3.2.1. Đánh giá chung tình hình chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt

a.. Thuận lợi

Sản xuất trồng trọt trong những năm qua đã đạt được một số thành tựu nhất định như đã nêu ở những phần trên mà nguyên nhân là:

Việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người nông dân, đến nay toàn bộ quỹ đất nông nghiệp đã có chủ quản lý, nên người nông dân đã tích cực đầu tư thâm canh trên thửa ruộng được giao.

Công tác chuyển giao đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng. Về giống: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác khảo nghiệm, trình diễn và ứng dụng các giống cây trồng năng suất, chất lượng cao để đưa vào sản xuất đại trà trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt chương trình cấp I hoá giống lúa, giống ngô lai. Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức nhân giống cấp I đạt trên 90%. Diện tích sử dụng giống ngô lai đạt trên 90%.

Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và tăng vụ mở rộng diện tích: thực tế các năm, vụ đông xuân có xu hướng mở rộng diện tích, giảm dần các trà lúa xuân muộn, tăng dần diện tích trà xuân chính vụ phù hợp với diễn biến khí hậu, thời tiết trên địa bàn huyện. Đối với vụ mùa: trà mùa sớm tăng dần, trà mùa muộn còn không đáng kể, góp phần tăng nhanh diện tích vụ đông.

Về phòng trừ dịch bệnh: đã tổ chức mở các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM. Tổ chức tốt dự báo sâu bệnh theo định kỳ và khuyến cáo cho bà con nông dân cách phòng trừ. Do chỉ đạo tốt công tác bảo vệ thực vật nên thiệt hại do sâu bệnh dưới 5%, đồng thời tổ chức phát động nhiều chiến dịch diệt chuột trong năm góp phần giảm tỷ lệ hao hụt sản lượng đồng ruộng.

Chương trình khuyến nông: tập trung chỉ đạo các khâu trọng điểm, xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới người nông dân, tập huấn kỹ thuật cho nông dân hàng năm, in ấn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật tới hộ nông dân.

b. Khó khăn

Diện tích và năng suất rau chưa ổn định, diện tích rau an toàn cung cấp cho thị trường còn hạn chế.

Diện tích phát triển cây ăn quả còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu nội huyện và cung cấp cho thị trường nội thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Kết quả chuyển dịch cơ cấu trong trồng trọt

Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ: Đối với lúa là cây trồng chính, có 2 vụ đông

xuân và vụ mùa, mỗi vụ đều có 3 trà sớm, trung và muộn. Đối với lúa đông xuân, diện tích trà xuân sớm và chính vụ có xu hướng giảm, diện tích trà xuân muộn có xu hướng tăng vì ở trà này có thể cấy được nhiều giống ngắn ngày như lúa lai, lúa thuần Trung Quốc vừa có năng suất cao và tránh được rét và khô hạn đầu vụ, vừa cho phép có thêm thời gian để tăng diện tích rau vụ đông. Đối với lúa mùa, xu hướng chuyển dịch là tăng diện tích lúa mùa sớm và chính vụ, giảm diện tích lúa mùa muộn nhằm mục đích giải phóng đất để tăng diện tích trồng cây vụ đông, đưa vụ đông dần trở thành vụ sản xuất hàng hóa chính. Nhìn chung cơ cấu diện tích các trà lúa mùa là: trà sớm 9%, chính vụ 73% và trà muộn 18%. Trà chính vụ là chủ lực.

Đối với các cây hàng năm khác, xu hướng chung là tăng diện tích vụ đông, đồng thời rải vụ quanh năm nhằm tạo thêm việc làm, kéo dài thời gian cung ứng, tiêu thụ và giảm căng thẳng về rau khi giáp hạt.

Chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng: Sự chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng theo hướng tăng năng suất, chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của thị trường.Tập đoàn giống lúa hiện phổ biến và phù hợp với tính chất đất tại Mỹ Hào gồm:

Lúa lai: tạp giao, VL 20, bồi tạp sơn thanh, đặc ưu 527, nhị ưu. Lúa thuần: khang dân, Q4, Q5, AYT 77, 13-2, C70, IR 352. Lúa đặc sản: Tám thơm, Bắc thơm, Nếp cái hoa vàng ...

Đối với giống ngô, hiện các giống ngô LVN 10, LVN 24 đã đưa vào sản xuất đại trà, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Diện tích ngô năm 2015 ổn định nhưng năng suất ngô tăng nhanh đạt 50 tạ/ha.

Đối với các giống rau đậu, các giống khoai tây Trung Quốc, Hà Lan đang dần chiếm ưu thế; tỷ trọng về diện tích trồng các giống rau, củ, quả có chất lượng và năng suất cao. Một số giống rau như xà lách, cải bó xôi ... và giống cà chua như VL 2922, PT 18, TN 53, VL 2910, HT7, P375 có diện tích canh tác tăng dần theo đúng hướng quy hoạch.

Đối với cây ăn quả, diện tích trồng vải, cam Canh, Bưởi Diễn, nhãn muộn, táo cũng đang được quan tâm để mở rộng diện tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 67 - 71)