Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 40 - 44)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Số liệu thống kê phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập từ năm 2011 - 2015 về đất đai, kinh tế xã hội của huyện. Số liệu điều tra nông hộ, giá cả sản phẩm ở năm 2015.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đất sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào.

Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mỹ Hào

- Điều kiện tự nhiên - Kinh tế - xã hội - Đánh giá chung

3.4.2. Xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện hàng hóa ở huyện

Các loại hình sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất nông nghiệp của huyện. + Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (kinh tế, xã hội, môi trường).

+ Định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập các số liệu

3.5.1.1. Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp

- Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin từ các cơ quan, phòng ban của Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, phòng Kinh tế… ở huyện Mỹ Hào. Những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa

học có liên quan đến đất đai, loại hình sử dụng đất nông nghiệp đã có như: tài liệu về thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn,...

3.5.1.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Ngoài việc thu nhập các tài liệu, số liệu tại các phòng ban có liên quan còn tiến hành điều tra thực tế tất cả 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mỹ Hào để có các thông tin, số liệu đánh giá thực trạng các loại hình sử dụng đất theo hướng hàng hóa; Dựa vào địa hình và khả năng sản xuất nông nghiệp đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào có thể chia thành 2 tiểu vùng chính:

- Tiểu vùng 1: phía Đông Bắc của huyện gồm 6 xã, thị trấn Bần Yên Nhân, Nhân Hoà, Cẩm Xá, Phan Đình Phùng, Phùng Chí Kiên, Bạch Sam. Vùng này có địa hình cao, vàn cao trong đó chọn 3 xã, thị trấn Nhân Hòa, Phan Đình Phùng và Bần Yên Nhân.

- Tiểu vùng 2: phía Đông Nam của huyện gồm 7 xã có địa hình thấp trũng, chọn 3 xã Xuân Dục, Ngọc Lâm và Hưng Long.

Những xã thuộc địa bàn nghiên cứu đều là các xã có các LUT phổ biến và chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh.

Thu thập số liệu sơ cấp từ các nông hộ thông qua phiếu điều tra nông hộ. Điều tra tình hình sử dụng đất 100 nông hộ của 6 xã, thị trấn Nhân Hòa, Phan Đình Phùng, Bần Yên Nhân, Xuân Dục, Ngọc Lâm và Hưng Long. Nội dung điều tra hộ chủ yếu là: điều tra về chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, loại cây trồng, mức độ thích hợp cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng đến môi trường,...

3.5.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu thu thập cũng như các tài liệu liên quan tiến hành tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm Microsoft Excel.

3.5.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Tiêu chí đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất theo hướng hàng hóa như sau:

* Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản xuất, Chi phí trung gian, Giá trị gia tăng, Thu nhập hỗn hợp, Hiệu quả đồng vốn.

+ Chi phí trung gian (CPTG): bao gồm các khoản chi phí được sử dụng trong quá trình sản xuất (chi phí vật chất và chi công lao động)

+ Giá trị gia tăng (GTGT) = GTSX - CPTG

+ Thu nhập thuần (TNT) = GTGT - Chi phí công lao động + Hiệu quả đồng vốn: là tỷ lệ giữa GTGT/CPTG.

+ Tính hàng hóa của các kiểu sử dụng đất:

Để xác định tính hàng hóa của các kiểu sử dụng đất đối với từng LUT có thể phân chia mức độ sản phẩm bán ra thành các mức như sau:

Mức bán sản phẩm >70% Đặc điểm hàng hóa 50% - 70% Cao 30% - 50% Khá <30% Trung bình Thấp

Để đánh giá hiệu quả kinh tế, tôi phân loại hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất theo 3 mức: Cao (C), Trung bình (TB), Thấp (Th), cụ thể:

TNT > 100 triệu đồng/ha Đạt hiệu quả kinh tế cao (C),

TNT 40 – 100 triệu đồng/ha Đạt hiệu quả kinh tế trung bình (TB), TNT < 40 triệu đồng/ha Đạt hiệu quả kinh tế thấp (Th).

* Đánh giá hiệu quả xã hội trong sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: + Số công lao động cần thiết để sản xuất cây trồng hay vật nuôi trên 1 ha. + Giá trị ngày công: là GTGT/Số công lao động.

+ Chỉ tiêu thu hút lao động:

LĐ/ha < 500 công lao động Đạt mức thu hút lao động thấp (Th), LĐ/ha từ 500 – 1.000 công lao động Đạt mức thu hút lao động trung bình (TB)

LĐ/ha > 1.000 công lao động Đạt mức thu hút lao động cao (C). + Chỉ tiêu giá trị công lao động:

Giá trị công lao động < 70 nghìn đồng/công lao động Đạt giá trị công lao động thấp (Th),

Giá trị công lao động từ 70 – 140 nghìn đồng/công lao động Đạt giá trị công lao động trung bình (TB),

Giá trị công lao động > 140 nghìn đồng/công lao động Đạt giá trị công lao động cao (C).

* Đánh giá hiệu quả môi trường

Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT hàng hóa được xem xét trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân gây áp lực đến môi trường là mức sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

+ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường:

Mức độ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật < Hướng dẫn sử dụng Đạt giá trị bảo vệ môi trường cao (C),

Mức độ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tương đương với hướng dẫn sử dụng Đạt giá trị bảo vệ môi trường trung bình (TB),

Mức độ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật > Hướng dẫn sử dụng Đạt giá trị bảo vệ môi trường thấp (Th).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 40 - 44)