Một số định hướng phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 36)

Việt Nam

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của nước ta bước đầu đã và đang chuyển từ phương thức truyền thống sang phương thức CNH - HĐH, đang từng bước giảm bớt tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và hướng tới xuất khẩu.

Trong Cương lĩnh phát triển đất nước, trong các Nghị quyết của Đảng và gần đây nhất là Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã nêu rõ: Về nông nghiệp: “phát triển nền nông nghiệp toàn diện”, trên cơ sở “bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống”, “chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng nông, lâm, thủy sản qua chế biến; tăng kim ngạch xuất khẩu”; và tiến tới “Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao”.

Trong đó đặc biệt coi trọng CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản… Hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực cho xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước.

Chiến lược Phát triển nông nghiệp đến năm 2020 xác định cần tổ chức lại nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo những định hướng : Nông nghiệp phải nhanh chóng chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc với số lượng hạn chế các cây không phải lương thực, sang nền sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, đa dạng theo vùng và phù hợp với yêu cầu của công nghiệp chế biến và xuất khẩu; Việc sản xuất hàng hóa này phải ngày càng tập trung và gắn chặt với các nhà máy chế biến công nghiệp hiện đại, quy mô lớn.

Qua đúc kết kinh nghiệm trong nửa sau của thế kỷ 20 và tham khảo kinh nghiệm một số nước trong khu vực và thế giới, có thể khẳng định rằng con đường phát triển nông nghiệp Việt Nam từ thế kỷ 20 bước vào thế kỷ 21 là nông nghiệp sản xuất hàng hoá trên cơ sở CNH-HĐH với mức độ phù hợp yêu cầu của nông nghiệp bền vững (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005).

phẩm, dựa trên cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong nước, thế giới và khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng.

+ Xác định cơ cấu sản phẩm trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nông sản hàng hoá.

+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, nhóm cây công nghiệp, rau quả so với cây lương thực. Giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống còn 50%, tăng quỹ đất nông nghiệp bình quân trên một lao động nông nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hoá, phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ ngoài nông nghiệp. Mặt khác, cần phải phát triển mạnh các ngành nghề, dịch vụ trong nông nghiệp để giải quyết lao động nông nhàn.

+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu cao hơn của thị trường ruộng đất, tạo ra sự lưu chuyển đất nông nghiệp nhằm tạo ra các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hàng hoá với quy mô thích hợp.

+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Cần ứng dụng đồng bộ các yếu tố khoa học công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hoá, nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, lưu thông tiếp thị nông sản hàng hoá.

Trong thập kỷ tới, phải đưa trình độ khoa học công nghệ của nhiều ngành trong nông nghiệp Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực, nâng mức đóng góp của khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của nông nghiệp từ 30% hiện nay lên trên 50%. Về giống, đảm bảo trên 70% giống được dùng trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Về tưới tiêu nước và cơ giới hoá, đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm… cơ giới hoá khâu làm đất trên 70% khâu gieo hạt cây ngắn ngày.

Theo định hướng trên, nền nông nghiệp Việt Nam đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia, đủ nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời nâng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 8-9 tỷ USD/năm. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có chủ trương, chính sách để tăng khả năng tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. Cụ thể, nhanh

chóng ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Khoa học công nghệ phải phục vụ mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững, nâng cao năng xuất, chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng mới, quý hiếm, trái vụ để nâng cao sức cạnh tranh.

2.3.4. Một số định hướng phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở Hưng Yên

Vùng chuyên canh tại Hưng Yên: Cánh đồng chuyên canh trồng bí đỏ với tổng diện tích 350 ha ở các xã Nhân La, Vĩnh Xá (Kim Động); Hồ Tùng Mậu (Ân Thi), Quang Hưng, Nhật Quang, Phan Sào Nam (Phù Cừ), giá trị thu được 2 triệu đồng/sào, tương đương 56 triệu đồng/ha. Cánh đồng trồng dưa chuột có diện tích 20 ha trên địa bàn xã Phú Thịnh (Kim Động) cho thu nhập 5,5 - 7 triệu đồng/sào. Cánh đồng trồng đậu tương với diện tích 30 ha ở các xã Phú Thịnh (Kim Động), Phùng Hưng (Khoái Châu); cánh đồng trồng ngô nếp với diện tích 140 ha, tập trung ở các xã Văn Nhuệ, Đặng Lễ (Ân Thi), Thuần Hưng, Việt Hòa (Khoái Châu), trung bình mỗi mô hình có diện tích 20 ha. Những mô hình này cho thu nhập trung bình khoảng 3,5 - 4 triệu đồng/sào, tương đương với 84 triệu đồng/ha Phạm Hà (2015).

Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cũng đã hình thành nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả cho hiệu quả cao, khẳng định được thương hiệu như: Nhãn, vải, cam, quýt, chuối… Vùng chuyên canh nhãn được phát triển tập trung ở các địa phương như: Thành phố Hưng Yên, các huyện Tiên Lữ, Khoái Châu, Kim Động. Đến nay diện tích nhãn có khoảng trên 3 nghìn ha, thu nhập bình quân đạt hơn 200 triệu đồng/ha/năm. Cây có múi như cam, quýt, bưởi có 2 nghìn ha, thu nhập trung bình 300 triệu đồng/ha/năm. Vùng chuyên canh trồng cam, quýt, bưởi được phát triển ở các xã như: Đông Tảo, Dạ Trạch (Khoái Châu); Tân Tiến, Liên Nghĩa, Mễ Sở (Văn Giang); Yên Phú, Việt Cường (Mỹ Hào)… Cây chuối tăng nhanh về diện tích, năng suất, sản lượng. Đến nay diện tích chuối có trên 1,47 nghìn ha, tập trung ở các huyện như: Mỹ Hào, Kim Động, Khoái Châu và thành phố Hưng Yên. Ở các cánh đồng chuyên canh trồng chuối, nông dân đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, sử dụng nhiều giống chuối nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho năng suất cao, giảm sâu bệnh, ra quả đều (Đào Ban, 2014).

Nhìn chung, định hướng phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở Hưng Yên nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội đem lại lợi ích lớn phục vụ đời sống của nhân dân. Hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực cho xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến. Song bên cạnh đó luôn tồn tại những bất cập, khó khăn như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất, sử dụng giống mới cho năng suất, chất lượng cao còn hạn chế.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Số liệu thống kê phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập từ năm 2011 - 2015 về đất đai, kinh tế xã hội của huyện. Số liệu điều tra nông hộ, giá cả sản phẩm ở năm 2015.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đất sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào.

Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mỹ Hào

- Điều kiện tự nhiên - Kinh tế - xã hội - Đánh giá chung

3.4.2. Xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện hàng hóa ở huyện

Các loại hình sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất nông nghiệp của huyện. + Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (kinh tế, xã hội, môi trường).

+ Định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập các số liệu

3.5.1.1. Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp

- Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin từ các cơ quan, phòng ban của Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, phòng Kinh tế… ở huyện Mỹ Hào. Những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa

học có liên quan đến đất đai, loại hình sử dụng đất nông nghiệp đã có như: tài liệu về thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn,...

3.5.1.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Ngoài việc thu nhập các tài liệu, số liệu tại các phòng ban có liên quan còn tiến hành điều tra thực tế tất cả 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mỹ Hào để có các thông tin, số liệu đánh giá thực trạng các loại hình sử dụng đất theo hướng hàng hóa; Dựa vào địa hình và khả năng sản xuất nông nghiệp đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào có thể chia thành 2 tiểu vùng chính:

- Tiểu vùng 1: phía Đông Bắc của huyện gồm 6 xã, thị trấn Bần Yên Nhân, Nhân Hoà, Cẩm Xá, Phan Đình Phùng, Phùng Chí Kiên, Bạch Sam. Vùng này có địa hình cao, vàn cao trong đó chọn 3 xã, thị trấn Nhân Hòa, Phan Đình Phùng và Bần Yên Nhân.

- Tiểu vùng 2: phía Đông Nam của huyện gồm 7 xã có địa hình thấp trũng, chọn 3 xã Xuân Dục, Ngọc Lâm và Hưng Long.

Những xã thuộc địa bàn nghiên cứu đều là các xã có các LUT phổ biến và chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh.

Thu thập số liệu sơ cấp từ các nông hộ thông qua phiếu điều tra nông hộ. Điều tra tình hình sử dụng đất 100 nông hộ của 6 xã, thị trấn Nhân Hòa, Phan Đình Phùng, Bần Yên Nhân, Xuân Dục, Ngọc Lâm và Hưng Long. Nội dung điều tra hộ chủ yếu là: điều tra về chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, loại cây trồng, mức độ thích hợp cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng đến môi trường,...

3.5.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu thu thập cũng như các tài liệu liên quan tiến hành tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm Microsoft Excel.

3.5.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Tiêu chí đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất theo hướng hàng hóa như sau:

* Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản xuất, Chi phí trung gian, Giá trị gia tăng, Thu nhập hỗn hợp, Hiệu quả đồng vốn.

+ Chi phí trung gian (CPTG): bao gồm các khoản chi phí được sử dụng trong quá trình sản xuất (chi phí vật chất và chi công lao động)

+ Giá trị gia tăng (GTGT) = GTSX - CPTG

+ Thu nhập thuần (TNT) = GTGT - Chi phí công lao động + Hiệu quả đồng vốn: là tỷ lệ giữa GTGT/CPTG.

+ Tính hàng hóa của các kiểu sử dụng đất:

Để xác định tính hàng hóa của các kiểu sử dụng đất đối với từng LUT có thể phân chia mức độ sản phẩm bán ra thành các mức như sau:

Mức bán sản phẩm >70% Đặc điểm hàng hóa 50% - 70% Cao 30% - 50% Khá <30% Trung bình Thấp

Để đánh giá hiệu quả kinh tế, tôi phân loại hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất theo 3 mức: Cao (C), Trung bình (TB), Thấp (Th), cụ thể:

TNT > 100 triệu đồng/ha Đạt hiệu quả kinh tế cao (C),

TNT 40 – 100 triệu đồng/ha Đạt hiệu quả kinh tế trung bình (TB), TNT < 40 triệu đồng/ha Đạt hiệu quả kinh tế thấp (Th).

* Đánh giá hiệu quả xã hội trong sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: + Số công lao động cần thiết để sản xuất cây trồng hay vật nuôi trên 1 ha. + Giá trị ngày công: là GTGT/Số công lao động.

+ Chỉ tiêu thu hút lao động:

LĐ/ha < 500 công lao động Đạt mức thu hút lao động thấp (Th), LĐ/ha từ 500 – 1.000 công lao động Đạt mức thu hút lao động trung bình (TB)

LĐ/ha > 1.000 công lao động Đạt mức thu hút lao động cao (C). + Chỉ tiêu giá trị công lao động:

Giá trị công lao động < 70 nghìn đồng/công lao động Đạt giá trị công lao động thấp (Th),

Giá trị công lao động từ 70 – 140 nghìn đồng/công lao động Đạt giá trị công lao động trung bình (TB),

Giá trị công lao động > 140 nghìn đồng/công lao động Đạt giá trị công lao động cao (C).

* Đánh giá hiệu quả môi trường

Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT hàng hóa được xem xét trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân gây áp lực đến môi trường là mức sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

+ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường:

Mức độ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật < Hướng dẫn sử dụng Đạt giá trị bảo vệ môi trường cao (C),

Mức độ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tương đương với hướng dẫn sử dụng Đạt giá trị bảo vệ môi trường trung bình (TB),

Mức độ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật > Hướng dẫn sử dụng Đạt giá trị bảo vệ môi trường thấp (Th).

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường

4.1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Mỹ Hào là một trong 10 huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên, nằm trên trục đường quốc lộ 5A. Toàn huyện có 12 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 79,10 km2.

Toạ độ địa lý nằm trong khoảng 20o53’ đến 20o58’ vĩ độ Bắc từ 106o02’ đến 106o10’ kinh độ Đông.

Hình 4.1. Sơ đồ địa giới hành chính huyện Mỹ Hào

Có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Văn Lâm; - Phía Nam giáp huyện Ân Thi;

- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương; - Phía Tây giáp huyện Mỹ Hào.

Trên địa bàn huyện có hệ thống đường giao thông nối với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là với Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và đi lại.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Độ dốc tương đối của địa hình trên địa bàn huyện theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình +1,6 m đến +4 m.

- Độ cao từ +2,5 m đến +4 m tập trung về phía Đông Bắc thuộc khu vực thị trấn Bần Yên Nhân, xã Nhân Hoà, Cẩm Xá, Phan Đình Phùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 36)