Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 30 - 31)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển

triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa bao gồm:

- Khoa học - công nghệ: là đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp, yếu tố quyết định của nông nghiệp hàng hóa. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật con người đã hạn chế được ảnh hưởng của tự nhiên đồng thời tạo ra sự chủ động trong hoạt động nông nghiệp.Khoa học công nghệ cũng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, hình thành vùng chuyên canh: lúa, rau,…, là tiền đề của sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Các biện pháp kỹ thuật được sử dụng trong nông nghiệp như: Điện khí hóa, Cơ giới hóa, Thủy lợi hóa, Hóa học hóa, Sinh học hóa… nếu được áp dụng rộng rãi thì năng suất trên 1 đơn vị diện tích và của một người lao động sẽ được nâng cao.

- Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp: Ảnh hưởng rất lớn tới con đường phát triển và các hình thức sản xuất nông nghiệp. Việc thay đổi quan hệ sở hữu ruộng đất ở mỗi quốc gia thường gây ra những tác động rất lớn tới phát triển nông nghiệp. Quan trọng nhất là việc “dồn điền đổi thửa”. Có nhiều tài liệu tham khảo đã nói đến lợi ích của việc tập trung ruộng đất, bao gồm khả năng tăng năng suất thông qua cơ giới hóa, tăng năng suất lao động thông qua việc tổ chức và giám sát sản xuất một cách hiệu quả, tối ưu hóa vốn cố định; giảm chi phí đầu vào tính theo bình quân đơn vị (giống, phân bón...); tăng hiệu quả vận tải. Việc tập trung ruộng đất còn cho phép chính quyền địa phương dễ dàng cải tạo hệ thống hạ tầng phục vụ nông nghiệp mà trước đây chưa làm được do những mảnh ruộng quá bé và bố trí không thuận lợi. Lợi thế cuối cùng của tập trung ruộng đất là quy mô sản xuất lớn cho phép áp dụng những công nghệ hiện đại.

Ở Việt Nam, Chính phủ Việt nam đã đưa ra những chính sách chuyển từ sản xuất nông nghiệp theo hướng tập thể sang làm ăn cá thể dựa trên nền tảng là hộ nông dân theo cơ chế thị trường. Chính sách đất đai đã giao quyền sử dụng đất đai cho từng hộ nông dân. Nếu coi quyền sở hữu gắn với quyền sử dụng thì nông

dân có quyền gần như quyền sở hữu. Chính sách đất đai có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của hộ để đáp ứng nhu cầu tự cung,tự cấp của hộ và có thể bán sản phẩm dư thừa; tình trạng kinh tế của hộ; và khuyến khích hộ sử dụng đất đai bền vững (Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam).

Từ khi người nông dân có quyền tự chủ trong sản xuất, khả năng quản lý, việc ứng xử với những tín hiệu giá và cơ cấu cây trồng của nhiều hộ có những thay đổi đáng kể. Nghiên cứu của Dự án ACIAR cho thấy các hộ đã đa dạng hoá trong việc sử dụng đất (ví dụ: trong 200 hộ thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) và Yên Bái có đến 63 cách sử dụng đất khác nhau). Lợi ích kinh tế từ việc sử dụng linh hoạt đất đai cũng có thay đổi đáng kể và lợi ích từ trồng cây lâu năm cao hơn cây hàng năm. Đối với cây hàng năm, việc luân canh giữa lúa và rau (cây thực phẩm) sẽ đem lại thu nhập cao hơn là luân canh giữa lúa với các loại cây khác như ngô, sắn. Thu nhập từ việc trồng hoa hay các loại cây cảnh cũng cao hơn. Đó chính là tiền đề để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa (Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam).

- Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ:

Là nhân tố có tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp và giá cả nông sản. Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố nông nghiệp nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Nguồn vốn tăng nhanh được phân bố và sử dụng có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào nông nghiệp… Do vậy cần khai thác và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Muốn vậy cần phải có cơ chế chính sách phù hợp để khai thác tối đa các nguồn vốn: đầu tư nhà nước, đầu tư nước ngoài… Tuy nhiên vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp chỉ chiếm 7,3% so với tổng mức đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Vì vậy cần có cơ chế, chính sách phù hợp thông thoáng.

Sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước sẽ thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và giá cả nông sản. Thị trường rộng lớn, ít sự cạnh tranh gay gắt,… sẽ thuận lợi cho sự tiêu thụ và định mức giá cả nông sản. Ngoài ra yếu tố thị trường còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)