Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện mỹ hào theo hướng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 90 - 95)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện mỹ hào theo hướng sản xuất

THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ

4.5.1. Căn cứ xây dựng định hướng

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện Mỹ Hào đến năm 2020 dựa trên những căn cứ sau:

- Tiềm năng nguồn lực của huyện (điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lao động, cơ sở hạ tầng, đất đai ...);

- Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện trong thời gian tới;

- Điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; - Khả năng đầu tư vốn, lao động và khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa;

Từ nay đến năm 2020 và sau 2020, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện sẽ giảm do chuyển sang các mục đích sử dụng khác, như phát triển đô thị,

khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội… Vì vậy, sản xuất nông nghiệp huyện Mỹ Hào phải chuyển theo hướng nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện Mỹ Hào năm 2015 đã xác định phương hướng phát triển nông nghiệp của huyện theo các định hướng:

Phát triển nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, sản xuất hàng hóa thành vùng tập trung, chất lượng, hiệu quả cao, có khả năng cạnh tranh và đảm bảo thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi, dồn điền đổi thửa để khuyến khích phát triển sản xuất lớn trong nông nghiệp. Phát triển kinh tế trang trại gắn với các vùng chuyên canh tập trung như vùng lúa chất lượng cao, vùng cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương), vùng sản xuất rau an toàn, tăng vụ, sử dụng giống mới và thâm canh để nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Rà soát chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng cao và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

4.5.2. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa Bảng 4.20. Hiện trạng và định hướng sử dụng đất, bố trí cơ cấu cây trồng Bảng 4.20. Hiện trạng và định hướng sử dụng đất, bố trí cơ cấu cây trồng

huyện Mỹ Hào đến năm 2020 STT Loại hình sử dụng đất (LUT) Diện tích năm 2015 (ha) Diện tích đến năm

2020

Biến động tăng (+), giảm (-)

Tổng diện tích canh tác 4.185,33 4145,33 -40

1 LUT chuyên lúa 590,6 340,6 -250

2 LUT lúa – màu 1.042,01 992,01 -50

3 LUT rau – màu 1680,74 1825,74 145

4 551,95 596,95 45

6 LUT hoa, cây cảnh 204,66 219,66 15

7 LUT cây ăn quả 174,3 224,3 50

8 LUT trang trại tổng hợp 189,12 209,12 20

9 LUT trang trại chăn nuôi 134,1 164,1 30

Qua bảng 4.20 cho thấy: Trong giai đoạn quy hoạch diện tích các loại hình sử dụng đất có thay đổi đáng kể, đặc biệt là diện tích đất trồng lúa giảm 250 ha chủ yếu là do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, trong đó loại hình sử dụng

đất rau –màu có khả năng mở rộng diện tích nhiều nhất so với các loại hình sử dụng đất khác. Thực tế cho thấy có thể mở rộng ở tiểu vùng 1, tại vùng này diện tích chân vàn có thể trồng cây vụ đông, tuy nhiên người dân lại bỏ đất trống, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích người nông dân tham gia sản xuất.

Đối với loại hình sử dụng đất LUT rau - màu sẽ bổ sung them diện tích và tập trung hình thành các vùng chuyên sản xuất rau an toàn, chất lượng cao.

LUT cây ăn quả, dự kiến tăng 50 ha, chủ yếu là lấy từ đất trồng lúa. Qua điều tra thực tế cho thấy nhu cầu của người nông dân muốn chuyển sang trồng cây ăn quả là rất lớn, chiếm 60% số hộ điều tra. Và đây cũng là loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả sản xuất hàng hóa cao so với các cây trồng khác.

LUT hoa - cây cảnh, với loại hình sử dụng đất này chủ yếu tại tiểu vùng 1, người dân đã có kinh nghiệm sản xuất và khả năng tiêu thu được dễ dàng hơn. Trong tương lai sẽ tang them 15 ha so với hiện tại.

Loại hình sử dụng đất LUT trang trại trong giai đoạn tới sẽ tang 50 ha (trang trại tổng hợp, trang trại chăn nuôi). Để phát triển được theo hướng hàng hóa cần áp dụng các kỹ thuật thâm canh, đưa con giống có năng suất cao vào sản xuất.

Nhìn chung hướng sản xuất nông nghiệp của huyện sẽ đưa những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Cơ cấu ngành trồng trọt chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.5.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Mỹ Hào theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Mỹ Hào

4.5.3.1. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Xét về vị trí địa lý huyện Yên Mỹ có nhiều lợi thế tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, và các tỉnh lân cận, mặt khác giao thông của huyện tương đối thuận lợi đi các tỉnh thủ đô Hà Nội. Để mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hướng tổ chức sẽ là:

Hình thành phương thức liên kết, phối hợp tổ chức “Sản xuất-Tiêu thụ sản phẩm” trong trồng trọt, chăn nuôi giữa các hộ sản xuất với các hộ kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện.

Trên địa bàn huyện đã hình thành các tiểu thương thu mua các sản phẩm nông sản, đặc biệt là tại tiểu vùng 1, do vậy cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa

phương như xã Yên Phú, Hoàn Long, Việt Cường tạo điều kiện để các tiểu thương đẩy mạnh hoạt động thu mua thông qua việc kiểm tra, giám sát các điểm thu mua, cung cấp thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.

Xây dựng thương hiệu: hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm rau sạch thông qua việc thực hiện Dự án sản xuất rau an toàn tại xã Yên Phú; hàng năm tỉnh, huyện hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia giới thiệu sản phẩm tại các Hội chợ triển lãm trên địa bàn tỉnh và thành phố Hà Nội.

4.5.3.2. Giải pháp về vốn

Qua nghiên cứu trên thị trường cho thấy, người nông dân đa số là thiếu vốn sản xuất vì thế họ khó mở rộng sản xuất, lượng sản phẩm hàng hóa tạo ra không nhiều, do vậy cần có cơ chế hỗ trợ về vốn cho người sản xuất cụ thể:

Cần đơn giản hoá các thủ tục cho vay, đa dạng hoá các thủ tục cho vay. Tập trung tối đa và hiệu quả các hiệp hội các đoàn thể tránh sử dụng vốn một cách lãng phí.

Huyện có các chính sách hỗ trợ nông dân vay vốn với lãi suất thấp.

Ưu tiên nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng trước hết đầu tư tập trung vào những vùng sản xuất hàng hóa, những trương trình phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản trọng điểm. Vốn đầu tư cần tập trung vào khâu giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy hải sản.

4.5.3.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

+ Thâm canh đầu tư sử dụng phân bón trong điều kiện diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, tập trung đầu tư phân hữu cơ sạch; bón đủ và cân đối lượng dinh dưỡng N, P, K cho các loại hình sử dụng đất có giá trị hàng hóa cao;

+ Đầu tư các giống cây trồng, vật nuôi chịu thâm canh, cho năng suất cao, chất lượng tốt cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện như: giống lúa Bắc thơm 7, BC-15, TH3-3, Nếp cái hoa vàng, Tám thơm; giống ngô nếp, ngô bao tử, giống rau chất lượng cao, như: rau mầm, rau cải ngọt, cải bẹ trắng, rau bắp cải nhập nội, cà chua bi, rau thơm đặc sản theo đơn đặt hàng của các nhà hàng, khách sạn; các loại gia cầm như giống vịt Pháp, vịt bầu bến, vịt Braxin, vịt Vân Đình; các loại giống cá chất lượng cao, như giống cá trắm đen, trôi Ấn độ, Trê phi, chép, mè, rô ta; Cá loại cây ăn quả, như: Nhãn nồng Hưng Yên, ổi Đài Loan, ổi bốn mùa, xoài Đài Loan, xoài Úc lá vặn, táo đại, chuối xuất khẩu....Cần

thâm canh những loại nông sản theo thị hiếu của người tiêu dùng và cung cấp hàng hóa cho thị xã Phố Nối, thành phố Hưng Yên, Hải Dương và thủ đô Hà Nội; + Ứng dụng quy trình sản xuất quy mô lớn (quy mô công nghiệp), nghĩa là sản xuất tập trung theo vùng, cụm, xã để tạo hàng hóa tập trung, nhiều tiện lợi cho việc thu mua nông sản và chuyên chở nhằm giảm giá thành vận chuyển, đồng thời có hàng hóa tập trung để tạo điều kiện chế xuất và bảo quản, chế biến mặt hàng nông sản nhằm nâng giá trị hàng hóa từ sản xuất nông nghiệp;

+ Áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn, những khuyến cáo của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, của trung tâm khuyến nông và của các nhà khoa học trong thâm canh từng loại cây trồng, vật nuôi, cụ thể áp dụng ở huyện Mỹ Hào cần chú ý sau: Bón phân cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ, bón phân sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Áp dụng khuyến cáo sản xuất rau an toàn VietGAP, khuyến cáo 3 giảm, 3 tăng của bộ NN&PTNT, ứng dụng các kỹ thuật mới vào làm vườn, chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản...;

+ Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản như: xây dựng nhà lưới, nhà kính, đầu tư trang thiết bị quản lý phát thải khí nhà kính, xây dựng bể biogas xử lý chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm, đầu tư hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản và nước thải chăn nuôi chống ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 90 - 95)