Khái niệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 28 - 30)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

2.3.1. Khái niệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau. Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng "mông muội", xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội. Mục đích của sản xuất hàng hoá không phải để thoả mãn nhu cầu của bản thân người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thoả mãn nhu cầu của người khác, của thị trường.

Nông nghiệp là ngành sản xuất xuất hiện đầu tiên của xã hội loài người. Quá trình phát triển của ngành nông nghiệp luôn vận động phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế xã hội: phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Quá trình phát triển nông nghiệp cho tới nay được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn sản xuất theo hình thái tự nhiên, đây là giai đoạn sản xuất mang tính chất tự cung tự cấp; giai đoạn chuyển thể từ sản xuất tự nhiên lên sản xuất hàng hoá, giai đoạn này sản xuất nông nghiệp đã có một phần dư thừa để bán, để trao đổi; giai đoạn chuyên sản xuất hàng hoá, là đỉnh cao của sản xuất nông nghiệp, giai đoạn này sản xuất nông nghiệp chủ yếu là bán để thu được tiền. Vì thế, để đánh giá quá trình phát triển nông nghiệp, ta căn cứ chỉ tiêu sản xuất hàng hoá của nông nghiệp. Cũng như các ngành kinh tế khác, sản xuất nông nghiệp hàng hoá là để cho người khác sử dụng. Vì thế phát triển nông nghiệp hàng hoá cũng phải tuân thủ những yêu, cầu của sản xuất hàng hoá nói chung (ESCAP/FAO/UNIDO1993).

trong việc tìm kiếm thu nhập hoặc trồng nhiều loại sản phẩm có thể phục vụ những nhu cầu khác nhau của họ. Như ở Châu Âu nhiều trang trại hỗn hợp truyền thống đã sản xuất các cây lương thực, rau, quả và chăn nuôi gà, bò, lợn theo mô hình V-A-C. Tuy nhiên, sự chuyển động dần sang nền “kinh tế tiền mặt” làm cho các gia đình làm nông nghiệp đã trở nên ít lệ thuộc vào các sản phẩm phục vụ cho bản thân họ, và họ có xu hướng ngày càng tập trung vào sản xuât những thứ mà họ có thể đem đi bán. Dưới áp lực của kinh tế thị trường, quá trình này đã dẫn đến việc chuyên môn hóa ngày một cao để sao cho nhiều trang trại này có thể sản xuất ra một chủng loại hàng hóa rất hẹp.

Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào một loại cây trồng hoặc vật nuôi có thể làm cho một trang trại gia đình dễ bị ảnh hưởng của sự biến động của thị trường đối với các sản phẩm này hoặc bị ảnh hưởng của điều kiện khí hậu xấu. Vì những lý do đó, người nông dân thường có xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm của họ nhằm đạt được lợi nhuận và tránh rủi ro.

Đặc thù của nông nghiệp hàng hóa là nông sản hàng hoá là những sản phẩm được sản xuất mang tính phổ biến (nhiều người cùng sản xuất). Như vậy, mọi thông tin trên thị trường nông sản cả người bán, mua đều hiểu rất rõ. Vì thế sản xuất nông nghiệp hàng hóa mang tính cạnh tranh gay gắt. Điều này đòi hỏi người sản xuất cần hiểu rõ những diễn biến của thị trường nông sản để lựa chọn sản phẩm cần sản xuất. Bên cạnh đó, nông sản hàng hoá dễ hỏng, khó bảo quản do đó phát triển nông sản hàng hoá đòi hỏi các ngành chế biến bảo quản cùng phát triển theo. Do vậy phát triển nông sản hàng hoá cũng là động lực thúc đẩy các ngành dịch vụ, chế biến phát triển. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp gắn liền với đặc điểm sinh học và điều kiện tự nhiên. Điều này đòi hỏi người sản xuất phải bố trí từng sản phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái mỗi vùng, địa phương. Đồng thời nó cũng tạo ra thị trường khu vực. Vì thế để nông sản hàng hoá phát triển cần phải tăng khả năng lưu thông hàng hoá nông sản - nghĩa là cần có sự quan tâm của Nhà nước để phát triển hệ thống giao thông, mở rộng thị trường phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Chính sách mới của nước ta hiện nay đã chấp nhận đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp và chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam là đặt trọng tâm vào phát triển nông thôn, nâng cao thu nhập nông hộ và nông thôn, bằng cách sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên tùy theo lợi thế tương đối của từng vùng sinh thái trên cơ sở phát triển bền vững. Nông nghiệp phải được đa dạng

hóa để vừa thoả mãn nhu cầu trong nước vừa đáp ứng được thị trường xuất khẩu (Bộ Cẩm nang Đào tạo và Thông tin về Phát triển nông thôn toàn diện – 2004).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 28 - 30)