Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Mỹ Hào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 84 - 88)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4.4Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Mỹ Hào

4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào

4.4.4Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Mỹ Hào

Về việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp:

Từ kết quả điều tra chúng tôi tổng hợp được mức đầu tư phân bón của một số cây trồng thuộc cả hai xã được thể hiện ở bảng 4.16.

Mức sử dụng phân bón cho các cây trồng trên địa bàn huyện có sự mất cân đối. Phân hữu cơ, phân chuồng hiện nay không được người dân sử dụng mà thay vào đó là các loại phân hóa học là chủ yếu. Dạng phân đạm được bón chủ yếu là đạm ure, lân chủ yếu là supe lân, kali chủ yếu là kaliclorua. Các hộ dân đã biết sử dụng kết hợp đủ cả 3 loại phân bón là đạm, lân, kali.

Hầu hết các loại cây trồng đều được bón lượng phân bón hóa học ở mức độ phù hợp hay cao hơn so với tiêu chuẩn không nhiều. Tuy nhiên ở một số loại cây không được bón cân đối giữa các yếu tố đạm, lân, kali trong đó chủ yếu là thừa đạm và kali ở các cây trồng.

-Mức độ đầu tư phân bón các loại cây trồng trong huyện là khác nhau cụ thể:

+ Số cây trồng sử dụng lượng đạm trong tiêu chuẩn cho phép là rất ít như lúa xuân, lạc, cà chua, còn lại đều sử dụng lượng đạm vượt tiêu chuẩn.

+ Hầu hết các cây trồng dùng hàm lượng lân đều trong tiêu chuẩn cho phép chỉ có lúa mùa, lạc, chuối sử dụng vượt mức cho phép.

+ Nhiều cây trồng sử dụng lượng Kali vượt tiêu chuẩn cho phép như: lúa mùa, bắp cải, chuối. Các cây trồng khác lượng kali dùng trong tiêu chuẩn cho phép.

Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, điều đáng quan tâm và lưu ý là việc người dân sử dụng lượng phân chuồng rất ít thậm chí là không sử dụng. Đây là nguyên nhân làm suy thoái đất do suy kiệt chất hữu cơ và lượng mùn trong đất. Lượng phân bón chủ yếu là phân vô cơ đây là nguyên nhân làm chua đất, làm ô nhiễm NO3-, giảm độ tơi xốp đất…lượng phân chuồng được bón chủ yếu thấp hơn tiêu chuẩn trong khi đó khu vực trồng cây lâu năm như ổi, chuối…là những cây trồng có mức độ làm suy giảm đất nhanh.

Bảng 4.16. Mức đầu tư phân bón của người nông dân huyện Mỹ Hào

Loại cây trồng

Theo điều tra nông hộ Theo tiêu chuẩn (Trạm khuyên nông Mỹ Hào)

N (kg/ha) (kg/ha) P205 (kg/ha) K2O

Phân chuồng (tấn/ha) N (kg/ha) P205 (kg/ha) K2O (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) 1. Lúa xuân 125,8 85,5 80,24 - 120-130 80-90 30-50 8-10 2. Lúa mùa 123,7 66,5 60,3 - 80-100 50-60 20-40 6-8 3. Khoai tây 61,6 40,2 40,15 - 50-60 40-50 50-70 6-8 4. Đậu tương 35,7 64,4 53,7 - 30-40 40-60 40-60 8-10 5. Lạc 119,84 60,84 75,7 - 70-80 40-60 70-80 8-10 6. Bắp cải 160,41 66,09 100,56 - 160-180 80-90 110-120 25-30 7. Su hào 129,61 65,79 70,89 - 8. Ngô 65,7 46,6 - 9. Cà chua 132,4 70,78 60,45 - 120-150 50-60 120-150 15-20 10. Ổi 90,1 62 76 13-18 11. Chuối 124,3 80,84 150,5 0 150-180 40-60 180-240 73 download by : skknchat@gmail.com

Bảng 4.17. Mức độ sử dụng thuốc BVTV của người nông dân huyện Mỹ Hào

Cây

trồng Tên thuốc Công dụng

Thực tế sử dụng khuyến nông huyện Mỹ Hào Khuyến cáo của cơ quan

Liều lượng Cách ly (ngày) Liều lượng Cách ly (ngày)

Lúa Padan 95SP Sâu cuốn lá. sâu đục thân 0.95 kg/ha/lần 5 0.1 kg/ha/lần 7

Rigell Rầy nâu. sâu cuốn lá 0.02 kg/ha/lần 10 0.03 kg/ha/lần 10

Cải bắp

Reasgant 1,8EC Sâu tơ 1.5 kg/ha/lần 3 1.5 kg/ha/lần 3

Ratoin 10EC Sâu xanh 0.65 kg/ha/lần 2 0.8 kg/ha/lần 3

Cà chua

Delfin 32BIU Sâu đục quả 0.6 lít/ha/lần 4 0.6 lít/ha/lần 5

Pentin 15EC Rệp, bọ phấn, bọ trĩ, bọ rùa 1.2 lít/ha/lần 3 1.0 lít/ha/lần 7

Đậu tương

Shepatin 36EC, 50EC Sâu đục quả, sâu xanh, sâu khoang 0.3 lít/ha/lần 2 0.3 lít/ha/lần 3

Tilt Super 300ND bệnh gỉ sắt 0.7 lít/ha/lần 3 0,5-0,8 lít/ha/lần 5

Lạc Match Sâu xanh, sâu cuốn lá 0.7 kg/ha/lần 7 0.6 kg/ha/lần 7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ofatox 50EC Rệp hại lạc 0,3 lít/ha/lần 5 0,4-0,6 lít/ha/lần 7

Dưa chuột

Basudin 10H Sâu xanh 0.8 lít/ha/lần 3 0.6 lít/ha/lần 3

Bayleton 25% Bệnh phấn trắng 0,5 kg/ha/lần 4 0,2-0,25 kg/ha/lần 5

Khoai tây

Zinep 0,3% bệnh mốc sương 0.5-1,0 lít/ha/lần 3 0.5-1,0 lít/ha/lần 5

Supraside 40EC nhện, bọ trĩ 1.65 lít/ha/lần 5 1.0-1,5 lít/ha/lần 7

Cà chua

Vertimex Sâu vẽ bùa 1,2 lít/ha/lần 4 1,5 lít/ha/lần 5

Ridomil Sương mai 2,0kg/ha/lần 5 1,5kg/ha/lần 7

Ổi Sherpa 25 EC,40 EC. bọ xít nâu 2,0 lít/ha/lần 2 1,0-1,5 lít/ha/lần 3

Bavistin 50 Fl bệnh thán thư 1,2 lít/ha/lần 3 1,0-1,5 lít/ha/lần 5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

74

Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia là biện pháp chủ yếu. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận hệ quả của việc sử dụng thuốc BVTV không đúng cách đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe của con người. Kết quả điều tra được chúng tôi trình bày trong bảng 4.9.

Hầu hết các loại cây trồng ở đây đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 2 lần/vụ, đặc biệt các loại rau màu ở xã Nhân Hòa như: cà chua, bắp cải, dưa chuột ở xã Xuân Dục, phun đến 4 - 6 lần/vụ. Phần lớn các hộ nông dân được điều tra đều cho rằng canh tác cây lương thực, CCNNN, cây lâu năm không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, các loại cây này luôn cho năng suất ổn định. Các loại rau màu như: cà chua, bắp cải, dưa chuột… cho năng suất cao nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến đất đai và môi trường. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật dùng nhiều và không cân đối.

Bảng 4.18. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất hàng hóa trên địa bàn huyện Mỹ Hào

Tiểu

vùng Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất Hiệu quả môi trường

Tiểu vùng 1

1. LUT chuyên lúa 1. Lúa xuân – Lúa mùa TB

2. LUT lúa – màu

2. Lúa xuân – Lúa mùa – khoai tây TB 3. Lúa xuân – Đậu tương – Cà chua TB

4. Ngô – Lúa mùa TB

3. LUT rau – màu 5. Rau Cải – Cà chua – Cải bắp C 6. Rau Cải – Cà chua – Đậu tương C 4. LUT chuyên rau 7. Rau Cải – Cà chua – Su hào C 5. LUT chuyên màu 8. Ngô xuân – Ngô đông 9. Lạc – Ngô đông C C 6. LUT hoa, cây cảnh 10.Hoa, cây cảnh (cúc, ly, hồng....) C 7. LUT trang trại 11. Nhãn, bưởi, vải.... – Cá C 12. Chăn nuôi – Cá – Cây ăn quả C

Tiểu vùng 2

LUT 1: 2 Lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa TB

LUT 2: Lúa - màu

2. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông TB 3. Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc TB 4. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây TB 5. Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua C 6. Lúa xuân - Lúa mùa - Su hào C LUT 3: Chuyên rau màu 7. Rau Cải – Cà chua – Lạc ăn củ C 8. Rau Cải – Cà chua – Đậu tương C

LUT 4: Cây ăn quả 9. Ổi C (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để việc sử dụng đất đảm bảo được hiệu quả môi trường thì huyện Mỹ Hào cần tuyên truyền, chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân về khoa học, kỹ thuật, quy trình chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh hợp lý, đảm bảo sử dụng thuốc BVTV đúng mức, đúng quy định để hạn chế gây ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời cần quan tâm đến việc bảo vệ và cải tạo đất, quy hoạch, bố trí các cây trồng, xây dựng hệ thống tới tiêu phù hợp, nhằm đảm bảo việc sử đụng đất nông nghiệp hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 84 - 88)