Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến sử dụng đất
4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội huyện Mỹ Hào
4.1.2.1. Cơ cấu kinh tế
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện diễn ra mạnh mẽ thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Huyện Mỹ Hào nằm trong tốp đầu của tỉnh Hưng Yên có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh. Số liệu về cơ cấu GDP của toàn huyện được thu thập từ Phòng Thống kê huyện Mỹ Hào (2010, 2015) thể hiện tại bảng 4.1.
Năm 2010, tỷ trọng của ngành nông nghiệp vẫn còn 21,75% thì đến năm 2015 chỉ còn 6,1%, giảm 15,65%; tỷ trọng của ngành công nghiệp là 56,15% thì năm 2015 đã đạt 63,20%, tăng 7,05%.
Theo số liệu thống kê năm 2015, tỷ trọng của ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng mạnh. Cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp đạt 63,2%, ngành thương mại và dịch vụ đạt 30,7%, ngành nông nghiệp chỉ còn 6,1%.
Bảng 4.1. Cơ cấu GDP huyện Mỹ Hào giai đoạn 2010 - 2015
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2015 So sánh
Cơ cấu GDP % 100 100 -
1 Ngành Nông nghiệp % 21,75 6,10 -15,65
2 Ngành Công nghiệp % 56,15 63,20 7,05
3 Ngành Thương mại & dịch vụ % 22,10 30,70 8,6
Nguồn: UBND huyện Mỹ Hào (2015)
4.1.2.2. Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội ở huyện Mỹ Hào
Quá trình công nghiệp hóa có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu kinh tế xã hội và sự thay đổi qua các năm 2010 và 2015 thông qua điều tra trực tiếp (2015) và thu thập tài liệu tại Phòng Thống kê huyện Mỹ Hào (2010, 2015) được tổng hợp ở bảng 4.2.
Tổng GDP năm 2015 của huyện Mỹ Hào đạt 4.665,167 tỷ đồng, tăng 4,3 lần so với năm 2010. GDP bình quân trên đầu người năm 2015 đạt 35 triệu đồng/người, tăng 22,4 triệu đồng so với năm 2010. Bình quân lương thực/người/năm giảm 82kg, bình quân đất nông nghiệp giảm 130m2/người so với năm 2010. Điều đáng nói là mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh so với năm 2010 nhưng các chỉ tiêu về bình quân thực phẩm (thịt lợn hơi, gia cầm, thủy sản..) đều cho chỉ số cao hơn so với năm 2010. Điều này có thể giải thích là do có sự đầu tư về vốn và khoa học công nghệ, phương thức sản xuất của người dân dẫn đến cho tăng hiệu quả kinh tế trên diện tích sử dụng. Cụ thể là trên địa bàn huyện số trang trại tăng 176 trang trại so với năm 2010, số lao động được qua đào tạo tăng rõ rệt, từ 24% năm 2010 lên 35% năm 2015.
Nhờ có nguồn kinh phí bồi thường về đất nông nghiệp mà tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 7,3% năm 2010 xuống chỉ còn 4,6% năm 2015, ngược lại số hộ khá, giàu tăng từ 3,7% năm 2010 lên 8,4 % năm 2015. Số nhà ở xây dựng cấp 4 giảm mạnh mà thay vào đó là nhà xây kiên cố và cao tầng tăng (bảng 4.2).
Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu bình quân về kinh tế, xã hội của huyện Mỹ HàoSTT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 (2015/2010) So sánh STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 (2015/2010) So sánh
1 Tổng GDP (tỷ đồng) 1.083,570 4.665,167 +3.581,597 2 GDP bình quân đầu người
(Tr.đồng/người/năm)
12,6 35 +22,4
3 Bình quân lương thực (kg/người/năm)
590 508 - 82
4 Bình quân diện tích đất nông nghiệp (m2/khẩu) 591 461 - 130 5 Bình quân thịt lợn hơi (kg/người/năm) 41 54 + 13 6 Bình quân thịt gia cầm (kg/người/năm) 8 10 + 2 7 Bình quân thủy sản (kg/người/năm) 13 22 + 9 8 Số trường học - Tiểu học - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông - Phòng học kiên cố 29 13 14 2 70 30 13 14 3 100 + 1 0 0 + 1 + 30 9 Cơ sở y tế: - Trạm xá - Bệnh viện - Số bác sĩ 14 13 1 87 15 13 2 121 + 1 0 +1 +34 10 Tỷ lệ gia tăng dân số TN (%) 1,02 0,88 - 0,14
11 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 7,3 4,6 - 2,7
12 Tỷ lệ hộ khá, giàu (%) 3,7 8,4 + 4,7
13 Tỷ lệ nhà cấp 4 (%) 32,1 15,2 - 16,9
14 Tỷ lệ nhà kiên cố (%) 67,9 84,8 + 16,9
15 Tỷ lệ nhà cao tầng >2 tầng (%) 11,6 20,7 + 9,1
16 Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 24 35 + 11
17 Số trang trại 125 301 + 176
Nguồn: UBND huyện Mỹ Hào (2015)
4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Ngành kinh tế nông nghiệp
Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh do chuyển đổi sang công nghiệp và một số loại đất khác phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nhưng ngành kinh tế nông nghiệp tiếp tục có những bước phát triển khả quan, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,2%/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra giá trị sản lượng cao trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
* Về trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển, năng suất lúa bình quân đạt khoảng 11 - 12 tấn/ha, phong trào cải tạo vườn, dồn điền đổi thửa, tích tụ đất sản xuất nông nghiệp để phát triển trang trại khá mạnh. Thực hiện chương trình sản xuất giống cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, bền vững được triển khai sâu rộng trên toàn địa bàn huyện từ năm 2010. Đến nay, ngành trồng trọt đáp ứng trên 60% giống mới, trong đó diện tích thâm canh lúa chất lượng cao đạt trên 75% tổng diện tích gieo cấy.
* Về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản:
Tỷ trọng ngành chăn nuôi - nuôi trồng thuỷ sản ngày một tăng. Nhiều mô hình trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp có giá trị kinh tế cao, đàn lợn hàng năm tăng từ 5 - 7%. Chương trình nạc hoá đàn lợn, sind hoá đàn bò được quan tâm.
Thực hiện đề án phát triển kinh tế trang trại, giai đoạn 2010 - 2015. Tính đến năm 2015, toàn huyện đã có 301 trang trại với diện tích trung bình khoảng 0,45ha/trang trại.
b) Ngành kinh tế công nghiệp - xây dựng
Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp lớn như Khu công nghiệp phố Nối A, Khu công nghiệp Thăng Long II, Khu công nghiệp dệt may phố Nối… đã làm ngành công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển mạnh, tỷ trọng ngành công nghiệp đang dần chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm đạt 27,8%. Huyện và các xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, tập trung giải phóng mặt bằng tiếp nhận các dự án đầu tư vào địa bàn. Việc khôi phục và phát triển làng nghề được quan tâm mang lại hiệu quả thiết thực, đến nay toàn huyện đã có 5 làng nghề được công nhận, các doanh nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, đã thu hút hàng vạn lao động có việc làm ổn định và có thu nhập khá.
c) Ngành kinh tế thương mại và dịch vụ
Quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn huyện diễn ra nhanh, các khu, cụm công nghiệp được xây dựng thu hút một lượng lớn lao động tại địa phương cũng như từ các nơi khác chuyển đến, kéo theo đó là hàng loạt các dịch vụ có cơ hội được phát triển mạnh như nhà trọ, nhà nghỉ, vui chơi, giải trí…Thị trường tiêu
thụ hàng hóa cũng được mở rộng hơn, hệ thống chợ được nâng cấp phát triển mạnh phục vụ nhu cầu của người dân sinh sống trên địa bàn.
Dịch vụ vận tải, hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông,... cũng được đầu tư, chú trọng nhiều hơn; tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân 5 năm qua đạt 32%.
4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Dân số
Dân số của huyện Mỹ Hào năm 2015 (tính đến 31/12/2015) là 105.315 người, với mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.331 người/km2.
Diện tích, dân số và mật độ dân số của huyện năm 2015 thể hiện qua bảng 4.3 như sau:
Bảng 4.3. Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2015 huyện Mỹ Hào STT Xã, thị trấn Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/km2) STT Xã, thị trấn Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/km2)
1 TT Bần Yên Nhân 5.742 13.071 2.276 2 Phan Đình Phùng 7.519 8.256 1.098 3 Cẩm Xá 8.913 10.384 1.165 4 Dương Quang 7.748 7.945 1.025 5 Hòa Phong 7.433 8.998 1.210 6 Nhân Hoà 6.215 10.080 1.621 7 Dị Sử 6.698 10.147 1.515 8 Bạch Sam 4.532 7.014 1.548 9 Minh Đức 5.527 8.047 1.456 10 Phùng Chí Kiên 4.445 5.945 1.337 11 Xuân Dục 4.242 5.078 1.197 12 Ngọc Lâm 5.444 5.994 1.101 13 Hưng Long 4.651 4.356 936 Tổng số 79.109 105.315 1.331
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mỹ Hào
b. Lao động, việc làm và thu nhập
Mỹ Hào là một huyện với lao động nông nghiệp là chính, nền nông nghiệp của huyện đã có những bước chuyển dịch hiệu quả. Lao động phi nông nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, làm việc trong các khu công nghiệp. Mỹ Hào có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Do vậy, cùng với xu thế đô thị hóa, công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn thì số lượng các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ sẽ tăng nhanh chóng đồng thời sẽ xuất hiện nhu cầu về số lao động đã qua đào tạo, có trình độ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì vậy, huyện cần phải có những định hướng cũng như các chính sách đào tạo đối với đội ngũ lao động địa phương để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo.
Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng tương đối hợp lý. Cơ cấu lao động tương ứng với 3 khu vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 55,28% - 30,58% - 14,06%, cơ cấu này đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết việc làm cho người lao động của huyện Mỹ Hào khi huyện tiến hành thu hồi đất nông nghiệp để tiến hành xây dựng các khu công nghiệp và các khu đô thị mới theo quy hoạch.
Mức sống của người dân trên địa bàn huyện trong những năm gần đây được cải thiện rất nhiều, công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Một trong những nguyên nhân chính để đạt được thành tự đáng kể đó là do trong công tác xoá đói giảm nghèo đã nhận được sự quan tâm của huyện uỷ và UBND huyện kịp thời. Các chính sách xã hội được các cấp các ngành quan tâm ưu đãi người có công, hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Đến nay toàn huyện không còn hộ người có công với cách mạng nằm trong diện hộ nghèo.
Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức, Tỉnh Hưng Yên và huyện Mỹ Hào đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động như hỗ trợ, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế, phối hợp với các ngành liên quan để xúc tiến việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn huyện.
4.1.2.5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư
a. Thực trạng phát triển khu đô thị
Thị trấn Bần Yên Nhân là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của huyện Mỹ Hào. Tổng diện tích tự nhiên của Thị trấn theo số liệu thống kê năm 2014 là 574,20 ha, chiếm 7,26% diện tích tự nhiên toàn huyện.
Thị trấn Bần Yên Nhân là nơi tập trung các cơ quan hành chính, các công trình phúc lợi công cộng, công trình hạ tầng xã hội, các cơ sở thương mại - dịch vụ gắn liền với các khu dân cư. Trong những năm gần đây hệ thống cơ sở hạ tầng có nhiều thay đổi, các công trình xây dựng cơ bản như: Trụ sở làm việc của các cơ quan, các công trình phúc lợi xã hội, hệ thống giao thông, cấp thoát nước mạng lưới thông tin, bưu điện phát thanh truyền hình, các dịch vụ ngân hàng thư- ơng mại, du lịch, nhà ở…đang được cải tạo, nâng cấp, kiến trúc đô thị ngày một khang trang.
Hiện nay trên địa bàn huyện có một số các khu đô thị đang được quy hoạch. Một số đô thị điển hình như: Khu đô thị tập đoàn Hoà Phát, Khu đô thị HUD, Khu đô thị Thăng Long 2.
b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Hiện trạng năm 2015, toàn bộ dân số của thị trấn Bần Yên Nhân là dân số đô thị còn lại là dân số nông thôn, được phân bố trên địa bàn 12 xã, với mật độ dân số trên địa bàn các xã khác nhau.
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, diện tích đất khu dân cư nông thôn của huyện là 1.373,16 ha, chiếm 17,36% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp là 226,36 ha, đất ở 752,16 ha, đất phi nông nghiệp 388,36 ha. Bao gồm, đất xây dựng nhà ở của nhân dân, các công trình công cộng trong khu dân cư và diện tích đất sản xuất nông nghiệp nằm trong khu dân cư.
Các điểm dân cư phân bố tập trung tạo thành các quần cư ngõ, phố, xóm làng ở gần các trục giao thông thuận lợi cho sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh, buôn bán, dịch vụ.
Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm…) của huyện khá phát triển và đang trong thời kỳ đầu tư phát triển hơn nữa, hình thành các khu công nghiệp, dịch vụ, trung tâm cụm xã với chức năng là trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội của một số xã, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tiểu vùng.
4.1.2.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường
a. Thuận lợi
Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, huyện Mỹ Hào có điều kiện để mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác phát triển với các địa phương khác ở khu vực phía Bắc, huyện Mỹ Hào sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, giao lưu hàng hóa và thu hút đầu tư cho phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội huyện.
Là huyện có diện tích đất nông nghiệp màu mỡ, vấn đề thủy lợi, tưới tiêu tương đối chủ động, là địa phương có truyền thống thâm canh sản xuất... Tất cả những yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp chất lượng cao, cung cấp lương thực, thực phẩm an toàn cho thị trường tiêu thụ lớn như Hà Nội.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật đô thị bước đầu được đầu tư nâng cấp và mở rộng, nhiều dự án mở rộng và mở mới đường giao thông đã và sẽ được thi công sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển với tốc độ cao của huyện.
Lực lượng lao động dồi dào, cần cù, năng động, nhạy bén, có trình độ sẽ tạo thuận lợi lớn cho phát triển kinh tế -xã hội.
b. Khó khăn, hạn chế
Xuất phát điểm phát triển kinh tế của huyện vẫn tương xứng với quy mô. Do vậy, mặc dù tốc độ phát triển kinh tế những năm gần đây là khá cao, tuy nhiên chưa thực sự phát triển đồng đều và bền vững.
Hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện nhìn chung còn chưa phát triển đồng bộ. Mạng lưới giao thông cần tiếp tục được đầu tư khá lớn, nhất là một số tuyến