Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhành bắc ninh (Trang 46 - 49)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Dựa trên những nguồn số liệu chính thức phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, nguồn số liệu lấy từ các nguồn sau: những số liệu công bố chính thức của Tổng cụ thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh. Từ sách, báo, báo, điện tử trong nước…

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua các phiếu điều tra trắc nghiệm nhằm điều tra với một số lượng lớn người được điều tra với thời gian nhanh, ngắn gọn, số lượng thông tin thu thập được rộng, tiếp cận vấn đề đa chiều. Qua đó, tìm ra các điểm tồn tại tạo cơ sở để tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân cụ thể dẫn đến vấn đề quản lý huy động vốn chưa hiệu quả. Phương pháp này được thực hiện vào tháng 8/2017.

Bước 1: Lập phiếu điều tra

Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phương pháp chuyên gia, tác giả sẽ thiết kế bảng hỏi điều tra dành cho doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, hộ của chi nhánh. Bước này tác giả thiết lập các câu hỏi liên quan tới vấn đề nghiên cứu, cụ thể ở đây là những câu hỏi liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý huy động vốn tại Chi nhánh.

Bảng câu hỏi điều tra khảo sát được thiết kế theo mẫu 01 (Phụ lục số 01). Nội dung để xây dựng mẫu điều tra: Điều tra về mạng lưới phục vụ khách hàng, thái độ phục vụ, khả năng thanh toán của khách hàng, các thủ tục liên quan đến việc gửi tiền, các hình thức huy động vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, mức lãi suất huy động…

Bước 2: Phát phiếu điều tra

Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu, nếu sử dụng phương pháp ước

lượng kích thước thì kích thước mẫu tối thiểu từ 100 – 150 (Hair & Ctg 1988). Căn

cứ vào lượng khách hàng hiện đang giao dịch với Chi nhánh, tác giả xác định cỡ mẫu điều tra là 120 đối tượng. Lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Cụ thể như bảng 3.1.

Bảng 3.1. Số lượng đối tượng điều tra

Đơn vị tính: phiếu

Đối tượng điều tra Số phiếu phát ra Số phiếu loại Số phiếu hợp lệ

1. Cá nhân 90 12 78

2. Tổ chức 30 8 22

Tổng 120 20 100

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017)

Được thu thập từ điều tra thực tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh. Sử dụng phương pháp điều tra cá nhân bằng phiếu điều tra được thực hiện với 120 mẫu gồm khách hàng là các tổ chức và cá nhân… Đồng thời, thông tin sơ cấp cũng được thu thập từ những cuộc phỏng vấn sâu cán bộ đang làm việc tại Chi nhánh và các chuyên gia khác.

Tác giả phát phiếu điều tra tại quầy khi có giáo dịch với khách hàng. Phát phiếu điều tra trực tiếp, có hướng dẫn cụ thể cách điền vào phiếu điều tra và thu phiếu.

Bước 3: Tổng hợp và xử lý dữ liệu

Sau khi đã thu nhận tất cả các phiếu điều tra, tác giả tiến hành xem xét và loại bỏ 20 phiếu không đạt yêu cầu, giữ lại các phiếu được điền đầy đủ. Sau đó, tác giả tiến hành tổng hợp và đánh giá các vấn đề đã được thể hiện trong phiếu điều tra. Qua quá trình phân tích các dữ liệu thu thập được, tác giả có thể đưa ra những kết luận về các vấn đề chính còn tồn tại để trả lời câu hỏi nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Sau khi đã thu thập được số liệu, các bước tập hợp, sắp xếp và xử lý số liệu là rất quan trọng, tác giả có thể sử dụng các phương pháp như phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh.

Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, số liệu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh từ năm 2015 đến 2017 để so sánh từ đó thấy được những ưu điểm cũng như tồn tại của đơn vị. Nội dung cần so sánh:

- So sánh số liệu đạt được qua các năm để thấy được những kết quả đạt được cũng như tồn tại khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới huy động vốn tại Chi nhánh Bắc Ninh- So sánh số liệu với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn qua đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị trong hoạt động huy động vốn từ đó tìm được hướng đi đúng nhất trong chiến lược cạnh trạnh mở rộng thị phần.

Thông qua phiếu điều tra thấy mức độ phục vụ của Vietcombank Bắc Ninh đối với lĩnh vực huy động vốn theo mức độ tin cậy, năng lực phục vụ, mức độ đáp ứng, cơ sở vật chất...

3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

- Cơ cấu nguồn vốn huy động: + Tiền gửi dân cư.

+ Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế. - Phương thức huy động vốn:

+ Tiền gửi giao dịch. + Tiền gửi tiết kiệm. + Giấy tờ có giá.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn huy động: + Theo loại tiền.

+ Theo kỳ hạn.

+ Theo đối tượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhành bắc ninh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)