Thực trạng kiểm soát quản lý huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhành bắc ninh (Trang 81 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần

4.1.3. Thực trạng kiểm soát quản lý huy động vốn

Trong những năm gần đây, tình hình huy động vốn trở nên khó khăn, các ngân hàng tiếp cận với các nguồn vốn đắt hơn, cạnh tranh giữa các ngân hàng khốc liệt hơn. Giám đốc và phó giám đốc phụ trách kinh doanh và phòng kiểm soát rủi ro, phòng khách hàng là đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát việc thực hiện quá trình quản lý huy động vốn.

Về hình thức kiểm soát quản lý huy động vốn: Chi nhánh kết hợp cả kiểm soát thường xuyên và kiểm soát đột xuất. Kiểm soát thường xuyên theo định kỳ hoặc theo chương trình kế hoạch xây dựng từ đầu năm, định kỳ mỗi tháng, mỗi quý các bộ phận, các phòng giao dịch báo cảo chỉ tiêu huy động vốn đạt được cho phòng Khách hàng để phòng tổng hợp lập báo cáo gửi Giám đốc.

Công cụ để kiểm soát quản lý huy động vốn chủ yếu là các kế hoạch quản lý huy động vốn theo quý, việc thực hiện các văn bản chỉ đạo. Công cụ không thể thiếu của ban kiểm soát là chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn của các đơn vị, các phòng giao dịch và từng cán bộ. Kết quả huy động vốn do các đơn vị báo cáo theo định kỳ cho phòng kế hoạch kinh doanh để tổng hợp và phân tích lập báo cáo gửi ban giám đốc. Kết quả thực hiện huy động vốn so với kế hoạch được giao là chỉ tiêu để giám sát hoạt động huy động vốn.

Nội dung kiểm soát quản lý huy động vốn: là các chỉ tiêu huy động vốn của các các đơn vị trong kỳ về quy mô và cơ cấu vốn huy động trong kỳ hoặc tại một thời điểm nhất định. Việc kiểm tra về thực hiện chấp hành lãi suất huy động.

- Kiểm soát kết quả huy động: cần rà soát các chính sách sản phẩm huy động, công tác quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, khen thưởng tại chi nhánh; thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận số dư đối với khách hàng có số dư tiền gửi.

- Kiếm soát việc tuân thủ, chấp hành pháp luật chính sách chế độ

Việc chấp hành quy định kế toán tiền gửi, chứng từ giao dịch, thủ tục hồ sơ, kiểm soát cuối ngày. Đơn vị chấp hành nghiêm túc việc ủy quyền, ký phát hành sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, ký kết hợp đồng tiền gửi tại Chi nhánh.

Các công tác quản lý ấn chỉ quan trọng tại quầy giao dịch viên; chứng từ hạch toán kế toán nghiệp vụ huy động vốn đảm bảo đầy đủ yếu tố pháp lý; Kiểm tra các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn; kiểm tra việc sử dụng quỹ khen thưởng huy động vốn, các khoản chi môi giới huy động vốn.

Kết quả rà soát kiểm tra, đối chiếu với số liệu và kết quả kiểm tra giao dịch. Qua công tác kiểm tra cho thấy đơn vị cơ bản chấp hành nghiêm túc chế độ, quy trình nghiệp vụ của VCB. Các sai sót, hạn chế nêu trên được các đoàn kiểm tra kiến nghị, các đơn vị kiểm tra chỉnh sửa kịp thời và yêu cầu báo cáo kết bỏ cho VCB Việt Nam theo quy định.

Bảng 4.19. Kết quả kiểm tra giám sát hoạt động huy động vốn của VCB Bắc Ninh qua các năm 2015 – 2017

Đơn vị: Số cán bộ

Các lỗi 2015 2016 2017

1. Cán bộ vi phạm quy trình tiếp nhận

khách hàng 62 13 17

2. Cán bộ truyền đạt thông tin sản phẩm

thiếu chính xác 75 11 7

3. Cán bộ thiếu chuyên nghiệp dẫn đến

khách hàng phàn nàn 16 8 7

4. Cán bộ có thái độ không đúng mực khi

tiếp xúc với khách hàng 13 4 6

5. Hạch toán sai sản phẩm tiền gửi 2 2 2

6. Khác 3 2 1

Nguồn: Vietcombank Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhành bắc ninh (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)