Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhành bắc ninh (Trang 39)

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây (hình 3.1).

Hình 3.1. Bản đồ địa lý tỉnh Bắc Ninh 3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh

Năm 2017, kinh tế Bắc Ninh đã đạt được những kết quả rất đỗi vui mừng. GRDP có tốc độ tăng trưởng ấn tượng 19,1%, chiếm hơn 3% GDP cả nước; cơ cấu công nghiệp - xây dựng chiếm 74,4%, dịch vụ chiếm 22,7%, nông lâm nghiệp chỉ còn 2,9%...

1. Công nghiệp tiếp tục duy trì vị trí độc tôn quyết định sự tăng trưởng (giá trị sản xuất tăng 38,4% so năm trước), quy mô được mở rộng do có thêm những dự án mới, vốn đầu tư lớn đi vào sản xuất là động lực đưa tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng cao; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh địa phương tăng trưởng rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 đạt 969 nghìn tỷ đồng, vượt kế hoạch 33%. Doanh nghiệp Việt có sự chuyển biến tích cực, chủ động trong việc tham gia chuỗi giá trị từ doanh nghiệp FDI mang đến.

Hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp (bao gồm sản xuất công nghiệp, năng lượng, kỹ thuật an toàn và môi trường, hoạt động khuyến công...) là rất cụ thể và thiết thực: đã hoàn thiện quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp đến năm 2020 và 2021-2025, xác định rõ 3 lĩnh vực trọng điểm là điện tử, cơ khí chính xác và chế biến thực phẩm, đồ uống công nghệ cao (lĩnh vực này chiếm tới 92% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh); Đã dự thảo xây dựng chính sách ưu tiên, hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cho 3 lĩnh vực trọng điểm nhằm tăng tỷ lệ thay thế nhập khẩu và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp thuần Việt tham gia chuỗi giá trị FDI; Quy hoạch điện lực phát triển giai đoạn 2015 - 2025 và tầm nhìn đến 2030 - 2035 được phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện ngay với chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng các tình huống mở rộng đầu tư sản xuất công nghiệp và yêu cầu phát triển đô thị với mức tăng trưởng cao nhất; Dự án phòng ngừa sự cố hoá chất đang được triển khai và hoàn thiện làm nền tảng giảm thiểu tác hại và tăng biện pháp an toàn,nâng cao ý thức sử dụng an toàn hoá chất với môi trường sản xuất, môi trường sống; Hoạt động khuyến công tranh thủ sự giúp đỡ của công ty SamSung, đã chuyển vào trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp Việt thực hành cải tiến, đổi mới theo các tiêu chuẩn ra nhập hệ thống các nhà cung cấp đa quốc gia. Hoạt động công nghiệp khá rõ cả về định hướng và mục tiêu, nhưng rất cần tăng năng lực cho doanh nghiệp Việt cả về quy mô và chất lượng.

2. Thương mại dịch vụ có bước tiến bộ rõ rệt, đạt tăng trưởng mức hai con số; kim ngạch xuất khẩu đạt 29,85 tỷ USD, tăng 30,7% và chiếm tới 14,9% kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 49,4 ngàn tỷ đồng, tăng 15,2%. Các yếu tố tạo bước phát triển “đột phá” đã và đang được hiện hữu hình thành mở rộng cả về thể chế, thiết chế hạ tầng và thị trường hàng hoá. Các hình thức phân phối, bán lẻ, dịch vụ đa dạng và các hình thức quản trị và phục vụ được ứng dụng công nghệ mới thuận tiện hơn, lịch sự và văn minh hơn. Hoạt động quản lý thị trường khá tích cực, thực hiện gần 3000 vụ kiểm

tra, xử lý 1.419 vụ (đáng chú ý sử phạt hàng vận chuyển nhập lậu tăng 14%, an toàn thực phẩm (ATTP) tăng 129%, vi phạm trong kinh doanh tăng 17,4%); Thông qua xử phạt nộp ngân sách gần 13 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay.

Những tiến bộ đó được tác động từ hoạt động quản lý nhà nước, bao gồm: Đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành các Quyết định số 09/2017 đảm bảo kinh phí hoạt động BCĐ389, QĐ số 22/2017 về phân cấp quản lý ATTP thuộc trách nhiệm ngành Ngoại thương cho UBND các huyện, thị, thành phố; Ban hành Quy chế phối hợp quản lý bán hàng đa cấp; triển khai các quy hoạch: Quy hoạch điều chỉnh phát triển thương mại với các tiêu chí tạo ra bước phát triển “đột phá” trong dịch vụ thương mại; thực hiện các đề án, dự án: phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, mô hình điểm chợ ATTP cũng đã được thực hiện bước đầu; Hoạt động xúc tiến thương mại đã bám sát quy chế quản lý, tổ chức hội chợ cũng hướng vào quảng bá cho công nghiệp hỗ trợ, đưa sàn giao dịch thương mại điện tử vào hoạt động thử nghiệm. Các hoạt động đó tuy chưa tạo hiệu ứng lan tỏa rộng, nhưng đã cho một cách nhìn mới về tính chủ động trong hoạt động quản lý nhà nước định hướng các doanh nghiệp phát triển theo mục tiêu. Do vậy, trong lĩnh vực thương mại, cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc hơn nữa để có những đề xuất về giải pháp và chính sách cụ thể thúc đẩy phát triển theo tinh thần Nghị quyết 09 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XIX.

3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra (bao gồm hoạt động của quản lý thị trường, thanh tra Sở, các phòng chuyên môn) được đổi mới và nâng cao chất lượng: Là năm đầu tiên thực hiện các kế hoạch kiểm tra, thanh tra mỗi doanh nghiệp chỉ 1 lần/ năm, không trùng lắp, phối hợp nhiều nội dung trong một cuộc; nội dung kiểm tra,thanh tra cụ thể hơn, kết luận và phát hiện vấn đề rõ hơn, thực chất hơn. Tuy nhiên, chất lượng và nghiệp vụ còn chưa cao, còn mang tính hình thức, làm theo số lượng vụ việc, chưa giúp phát hiện sâu vấn đề, để đề nghị sửa đổi quy định hoặc đề xuất xây dựng chính sách... chưa phát hiện nhân tố tích cực hoặc chưa đủ tầm phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật cần điều tra, truy tố.

4. Hoạt động công sở theo tiêu chí “văn hoá, sạch đẹp và lịch sự” có bước tiến bộ đáng kể: Các quy chế nội bộ được rà soát, bổ sung và hoàn thiện (cần tiếp tục được hoàn chỉnh thành hệ thống trong thời gian tới) gắn với công tác cải cách hành chính, rút ngắn quy trình giải quyết hồ sơ công việc; tính chủ động của các bộ phận nghiệp vụ và trách nhiệm cá nhân công chức, viên chức, người lao động được xác lập rõ ràng hơn; vị trí công việc bước đầu được định hình làm cơ sở phân công thực hiện nhiệm vụ có tính

chuyên nghiệp hơn; công tác điều hành, điều phối hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý thể hiện năng lực khá rõ nét thông qua kết quả và chất lượng sản phẩm cuối cùng; công tác kiểm tra,thanh tra công vụ thường xuyên và đi vào nề nếp; Đời sống tinh thần của cán bộ được cải thiện, nội bộ đoàn kết; vị thế tập thể được khẳng định, các mối quan hệ ngang, dọc được phối hợp và thiết lập chặt chẽ hơn, bình đẳng hơn; quản lý tài sản,kiểm soát chi tiêu,điều hành kế hoạch định mức, thanh quyết toán, các chế độ thanh toán khá kịp thời, tiết kiệm, điều phối hoạt động lập, triển khai các đề án, dự án khá chủ động và nhịp nhàng; công tác văn phòng có chuyển biến, nhưng vẫn chậm nhất là trong khâu chủ động tham mưu, bao quát và đôn đốc các hoạt động nghiệp vụ, kế hoạch, báo cáo, thông tin, hiệp đồng các hoạt động công sở, phối hợp với công đoàn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV.

3.1.2. Số lượng các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tính đến hết năm 2016 trên địa bàn Bắc Ninh có 24 Chi nhánh (cấp 1) NHTM NN, NHTM CP, NH Chính sách xã hội, chi nhánh QTD TW và 25 Quỹ Tín dụng cơ sở; có 4 PGD NHTM CP thuộc chi nhánh cấp 1 có trụ sở tại Hà Nội. Trong năm 2016 mạng lưới ngân hàng tăng thêm 04 Chi nhánh là NH TMCP Liên Việt, NH TMCP Sài Gòn, NH TMCP Xăng dầu Petrolimex, Ngân hàng Quân đội. Cụ thể:

24 Chi nhánh Ngân hàng thương mại:

1/ Ngân hàng Công thương Bắc Ninh 2/ Ngân hàng Công thương KCN Tiên Sơn 3/ Ngân hàng Công thương KCN Quế Võ 4/ Ngân hàng Công thương Tiên Sơn

5/ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh 6/ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Từ Sơn 7/ Ngân hàng Nông nghiệp Bắc Ninh

8/ Ngân hàng Nông nghiệp Từ Sơn 9/ Ngân hàng Ngoại thương

10/ Ngân hàng MHB

11/ Ngân hàng Chính sách xã hội 12/ Ngân hàng Habubank

14/ Ngân hàng ACB

15/ Ngân hàng Techcombank 16/ Ngân hàng Seabank 17/ Ngân hàng VPBank 18/ Ngân hàng Hàng hải 19/ Ngân hàng Nam Việt 20/ Ngân hàng SCB 21/ Ngân hàng An Bình 22/ Ngân hàng PGBank 23/ Ngân hàng Liên Việt 24/ Ngân hàng Quân đội

04 Phòng Giao dịch của các NHTM có trụ sở tại Hà Nội

1/ PGD NH Đông Á Bắc Ninh 2/ PGD NH Đông Á Quế Võ 3/ PGD NH Đông Á Gia Bình 4/ PGD NH Phương Tây Các ngân hàng nước ngoài:

1/ Shinhan Bank 2/ Woori Bank

Như vậy có thể thấy được mức độ cạnh tranh vô cùng gay gắt trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

3.1.3. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương – Chi nhánh Bắc Ninh Bắc Ninh

3.1.3.1. Quá trình thành lập và phát triển của Ngân hàng thuơng mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh

Thành lập ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục ngoại hối (trực thuộc NHNN Việt Nam) trải qua 54 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy vai trò là ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Là ngân NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức hoạt động ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007. Với thế mạnh về công nghệ, Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm đưa ngân hàng tới gần khách hàng như dịch vụ InternetBanking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking...

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạnh lưới bao gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 75 Chi nhánh và hơn 300 Phòng Giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện ở Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Bên cạnh đó Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với gần 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bi mạng lưới hơn 1300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2010 là thời điểm quan trọng đánh dấu sự thành công của Vietcombank trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh chuyển từ một ngân hàng bán buôn thành một ngân hàng đa năng trên cơ sở vừa phát huy lợi thế, vừa củng cố giữ vững vị thế của ngân hàng bán buôn đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để đa dạng hóa hoạt động, tối đa hóa lợi nhuận.

3.1.3.2. Mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thuơng mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh

Cơ cấu bộ máy tổ chức của Vietcombank Bắc Ninh hiện tại gồm có Giám đốc, 02 Phó giám đốc, 13 phòng chuyên môn và 55 điểm giao dịch (ATM). Các phòng cụ thể như Sơ đồ 3.2.

3.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua của Vietcombank Bắc Ninh

Các hoạt động chủ yếu của Viecombank Bắc Ninh được chia thành các mảng: huy động vốn từ nền kinh tế, cho vay với các tổ chức kinh tế và dân cư, thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh, thẻ và các dịch vụ ngân hàng khác. Theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương, các Chi nhánh không được phép huy động vốn từ thị trường liên

ngân hàng. Trong quá trình hoạt động của Chi nhánh, số vốn còn thừa hoặc thiếu trong huy động vốn sẽ được gửi hoặc đi vay Hội sở chính.

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Vietcombank Bắc Ninh

Vì vậy trong khuôn khổ đề tài này chỉ nghiên cứu về hoạt động của

Vietcombank Bắc Ninh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng trong thời gian từ năm 2015 trở lại đây. Đồng thời do là một đơn vị hạch toán phụ thuộc thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên xét về góc độ huy động vốn sẽ chỉ bao gồm các nghiệp vụ huy động vốn từ nền kinh tế bao gồm các tổ chức

BAN GIÁM ĐỐC (Giám đốc và 02 Phó Giám đốc) Khối các phòng Front End Khối các phòng Back End P. Khách hàng doanh nghiệp PGD Vsip PGD Từ Sơn P. Khách hàng bán lẻ P. Dịch vụ khách hàng PGD Yên Phong PGD Thuận Thành P. Kế toán P. Hành chính nhân sự P. Quản lý nợ P. Ngân quỹ PGD Samsung PGD Quế Võ

kinh tế và dân cư. Còn việc huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng do Hội sở chính điều tiết, vì vậy cũng sẽ không nằm trong giới hạn nghiên cứu của đề tài này.

Mặc dù hệ thống Ngân hàng Ngoại thương đã có bề dầy hoạt động hơn 50 năm, được xem là một trong các ngân hàng hàng đầu trong hệ thống NHTM, nhưng tại địa bàn Bắc Ninh các doanh nghiệp và người dân còn thấy khá xa lạ với thương hiệu Vietcombank, trong tiền thức của mọi người khi nói đến ngân hàng chỉ quen với các thương hiệu như Agribank, Vietinbank, BIDV.

Không chấp nhận và bó tay trước khó khăn, quyết tâm tìm cho mình một hướng đi riêng để có thể đứng vững và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh đã quyết định triển khai nhiều giải pháp tổng thể do đó hoạt động của Vietcombank Bắc Ninh dần đi vào ổn định, mọi mặt hoạt động đều được duy trì tăng trưởng qua các năm.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Dựa trên những nguồn số liệu chính thức phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, nguồn số liệu lấy từ các nguồn sau: những số liệu công bố chính thức của Tổng cụ thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh. Từ sách, báo, báo, điện tử trong nước…

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua các phiếu điều tra trắc nghiệm nhằm điều tra với một số lượng lớn người được điều tra với thời gian nhanh, ngắn gọn, số lượng thông tin thu thập được rộng, tiếp cận vấn đề đa chiều. Qua đó, tìm ra các điểm tồn tại tạo cơ sở để tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân cụ thể dẫn đến vấn đề quản lý huy động vốn chưa hiệu quả. Phương pháp này được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhành bắc ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)