Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần
4.1.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý huy động vốn
Quy trình xây dựng kế hoạch quản lý huy động vốn của VCB Bắc Ninh theo sơ đồ 4.1.
Sơ đồ 4.1. Quy trình xây dựng kế hoạch quản lý huy động vốn tại VCB Bắc Ninh
Nguồn: Vietcombank Bắc Ninh
4.1.1.1. Căn cứ xây dựng kế hoạch quản lý vốn huy động tại Vietcombank Bắc Ninh
Để lập kế hoạch quản lý huy động vốn cho năm tới, VCB Bắc Ninh sẽ phải căn cứ vào chiến lược huy động vốn của VCB; tình hình hoạt động trong năm trước của chi nhánh; thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Xác định căn cứ xây dựng kế hoạch quản lý huy động vốn
Thiết lập các mục tiêu cần đạt trong huy động vốn
Xây dựng các phương án
Đánh giá và lựa chọn phương án
Chi nhánh sẽ xây dựng kế hoạch huy động vốn trình lên Hội sở chính của VCB. Trong bản kế hoạch, Chi nhánh sẽ giải trình rõ tình hình thực hiện huy động vốn kỳ trước, dự kiến kỳ kế hoạch và các giải pháp chủ yếu để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch quản lý huy động vốn.
Kế hoạch quản lý huy động vốn hàng năm của Chi nhánh phải phù hợp với chiến lược kinh doanh của VCB trong từng giai đoạn; Các kế hoạch hoạt động khác của Chi nhánh; Khả năng tăng trưởng nguồn vốn huy động; Mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên cơ sở thỏa tuận với khách hàng và khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng; Đảm bảo vốn khả dụng cho các nhu cầu thanh toán, an toàn hoạt động kinh doanh.
Căn cứ vào chiến lược huy động vốn của VCB, chỉ tiêu vốn huy động hàng năm của Chi nhánh Bắc Ninh được xây dựng trên cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn toàn hệ thống, theo tỷ lệ được tăng dư nợ trên nguồn vốn tăng thêm được Hội sở chính giao cho Chi nhánh hàng năm và tình hình cụ thể về phát triển kinh tế xã hội, dân cư ở địa phương và được tính cân đối với phần sử dụng vốn để tăng trưởng dư nợ, kinh doanh chứng khoán nợ - chứng khoán vốn, lập quỹ an toàn chi trả và đảm bảo phân thừa, thiếu vốn kế hoạch.
4.1.1.2. Các mục tiêu cần đạt được trong huy động vốn tại Vietcombank Chi nhánh Bắc Ninh
Trong kế hoạch phát triển của Chi nhánh giai đoạn 2015 – 2020 đã xác định rõ mục tiêu cần đạt được trong huy động vốn tại Vietcombank Bắc Ninh cụ thể như sau:
- Tăng trưởng quy mô huy động vốn
Phấn đấu thực hiện huy động vốn trên địa bàn tăng trưởng với tốc độ bình quân 15-20%/năm. Với tốc độ này sẽ đáp ứng được nhu cầu cho vay ngày một tăng lên.
- Tăng cường huy động vốn với chi phí huy động thấp nhất
Chi nhánh cố gắng tập trung các biện pháp để đẩy mạnh huy động vốn, tích cực tiếp thị để khai thác các nguồn tiền gửi của dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội, các DN FDI trên địa bàn, đủ vốn để đảm bảo nhu cầu vốn của khách hàng. Chủ động nắm bắt diễn biến lãi suất, phí dịch vụ trên thị trường để điều chỉnh kịp thời đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng huy động vốn. Đặc biệt, đẩy mạnh việc phát triển các mảng dịch vụ như mở tài khoản, phát hành thẻ, đổ lương qua tài khoản, ngân hàng điện tử... để từ đó tăng thêm số lượng tài khoản KKH, tăng cường được cơ cấu nguồn vốn KKH với chi phí thấp, tỷ trọng huy động vốn KKH duy trì ở mức trên 50% tổng
nguồn vốn huy động.
- Cơ cấu nguồn vốn phù hợp và cân đối với sử dụng vốn
Vietcombank Bắc Ninh phấn đấu duy trì cơ cấu huy động vốn đa dạng, cả về kỳ hạn và loại tiền để tránh rơi vào tình trạng căng thẳng về thanh khoản trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên biến động, thay đổi như hiện nay. Việc điều hành công tác huy động vốn phải trên cơ sở cân đối cung - cầu vốn thực tế. Phải gắn chiến lược huy động vốn với chiến lược sử dụng vốn, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt đối với khách hàng. Coi trọng công tác huy động vốn trung và dài hạn với chi phí vốn hợp lý. Việc huy động vốn phải dựa trên cơ sở nhu cầu cho vay, đảm bảo cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn về quy mô, cơ cấu, thời hạn để nâng cao hiệu quả và đối đa hóa lợi nhuận.
Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đặc biệt là các hình thức huy động vốn kì hạn trên 12 tháng để nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng địa bàn, đồng thời đảm bảo cân đối giữa cơ cấu huy động và cho vay.
Duy trì cơ cấu nguồn vốn ngoại tệ, phấn đấu giữ tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ ở mức tối thiểu 20%.
4.1.1.3. Xây dựng phương án và lựa chọn phương án huy động vốn tại Vietcombank Bắc Ninh
Tùy vào tình hình thực tế và lợi thế, cũng như mục tiêu của chi nhánh mà VCB Bắc Ninh xây dựng phương án huy động vốn cho phù hợp. Chi nhánh xây dựng phương án theo các đối tượng cụ thể, ví dụ như:
- Huy động vốn theo kỳ hạn (ngắn, trung, dài hạn) - Huy động vốn theo loại tiền (nội tệ, ngoại tệ)
- Huy động vốn theo đối tượng khách hàng (Doanh nghiệp, cá nhân) Căn cứ tình hình cụ thể của từng năm mà chi nhánh lập kế hoạch, phân chia tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn sao cho hợp lý và phù hợp nhất với nguồn lực sẵn có.
4.1.1.4. Kế hoạch huy động vốn tại Vietcombank Chi nhánh Bắc Ninh Kế hoạch huy động vốn theo kỳ hạn
Theo chiến lược tăng dần tỷ trọng vốn trung và dài hạn, trong giai đoạn 2015 – 2017 VCB Bắc Ninh đã xây dựng kế hoạch quản lý huy động vốn theo kỳ hạn một cách linh động và bám sát với sự biến động của môi trường kinh doanh cũng như đặc điểm khách hàng ở địa phương. Kết quả xây dựng kế hoạch quản lý huy động vốn theo kỳ hạn tại Chi nhánh như bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kế hoạch huy động vốn theo kỳ hạn của VCB Bắc Ninh qua các năm 2015 - 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 2016/2015 2017/201 6 Bình quân Tổng 3372 100 4068 100 5510 100 120,6 135,5 128,0 Không kỳ hạn 1658,8 49,2 2126,5 52,3 2808,3 51,0 128,2 132,1 130,1 Dưới 12 tháng 1386,3 41,1 1567,9 38,5 1800,2 32,7 113,1 114,8 114,0 Trên 12 tháng 326,9 9,7 373,6 9,2 901,5 16,3 114,3 241,3 177,8 Nguồn: Phòng Khách hàng (2017) download by : skknchat@gmail.com
Kế hoạch huy động vốn của Chi nhánh có xu hướng tăng, tăng bình quân trong giai đoạn 2015 – 2017 là 128,0%. Trong đó, vốn huy động có kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại có xu hướng giảm (năm 2015 chiếm tỷ trọng 41,1%, năm 2017 chiếm tỷ trọng 32,7%) nhưng nguồn vốn này có xu hướng tăng, tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn này là 114,0%.
Tỷ trọng nguồn vốn huy động không kỳ hạn có xu hướng giữ nguyên (năm 2015 là 49,2% đến năm 2017 là 51,0%). Tuy nhiên giai đoạn 2015 – 2016 nguồn vốn này vẫn tăng về số lượng, tốc độ tăng trung bình là 130,1%. Tỷ trọng nguồn vốn dài hạn nhỏ nhất nhưng có xu hướng tăng nhanh, với tốc độ tăng trung bình là 177,8%.
Bảng 4.2. Đánh giá của CBNV về mức độ phù hợp của kế hoạch huy động vốn theo kỳ hạn Đơn vị: % Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Hoàn toàn không phù hợp Không phù hợp thường Bình Phù hợp Hoàn toàn phù hợp Mức độ phù hợp của kế hoạch huy động vốn theo kỳ hạn 0 10 16,67 50 23,33 Nguồn: Khảo sát (2017)
Theo bảng 4.2, kết quả khảo sát CBNV của Chi nhánh về kế hoạch huy động vốn theo kỳ hạn với mục tiêu, chiến lược, tình hình thực tế tại địa bàn Bắc Ninh cho ta kết quả như sau: Kế hoạch huy động vốn mà Chi nhánh xây dựng hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của VCB Việt Nam (chỉ có 10% ý kiến không đồng ý, cho rằng kế hoạch không phù hợp) bởi vì khi phát triển nguồn vốn có kỳ hạn sẽ tăng khả năng chủ động của ngân hàng, tăng tính thanh khoản của ngân hàng. Đồng thời, cần giảm dần tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn và không kỳ hạn đến một tỷ trọng hợp lý nhưng vẫn phải giữ tỷ trọng tuyệt đối trong tổng nguồn vốn huy động. Với các khoản tiền ngắn hạn luôn có lãi suất thấp hơn, do đó để thu được lợi nhuận cao trong hoạt động của mình thì ngân hàng phải sử dụng các khoản vay ngắn hạn cho vay dài hạn, nhưng đồng thời các ngân hàng cũng có thể nhận thấy nếu như người gửi ngắn
hạn đến thời điểm đáo hạn thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động tiền để trả nợ. Chính vì vậy, các ngân hàng có thể dùng các khoản này trả nợ cho các khoản nợ đến hạn.
Kế hoạch huy động vốn theo loại tiền
Trong giai đoạn 2015 – 2017, hai loại tiền được huy động tại Chi nhánh là VNĐ và đồng ngoại tệ có nhiều sự biến động. Cụ thể tại bảng 4.3.
Việc đa dạng hóa trong hoạt động huy động vốn theo cơ cấu tiền gửi giữ một vai trò hết sức quan trọng. Việc đa dạng huy động vốn theo loại tiền cho phép ngân hàng phản ứng nhanh chóng với những biến động trên thị trường tài chính đặc biệt là những biến động tỷ giá, tăng cường khả năng thu hút vốn cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi từ thị trường tiền tệ, từ đó tối đa hóa lợi nhuận.
Kế hoạch huy động vốn của chi nhánh có xu hướng tăng tỷ trọng cho đồng nội tệ và giảm tỷ trọng đồng ngoại tệ. Nhưng tốc độ hai loại tiền này vẫn tăng, với tốc độ tăng trung bình của đồng nội tệ là 131,5% còn đồng ngoại tệ là 112,3%. Trong đó, tỷ trọng huy động từ cá nhân có xu hướng tăng dần qua các năm đối với đồng nội tệ, còn với đồng ngoại tệ thì lại ngược lại. Điều này cũng khá khớp với thực trạng cơ cấu dân cư, xã hội tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh, khi mà tại đây xuất hiện rất nhiều các khu công nghiệp với các doanh nghiệp FDI phát triển ngày một mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, việc huy động từ tiền VNĐ bắt đầu gặp khó khăn do tâm lý người dân có xu hướng chuyển sang các đồng tiền mạnh (như USD, hay EUR). Vì vậy, để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi, chi nhánh cần chủ trương thực hiện các chương trình khuyến mãi nhằm tăng nguồn vốn huy động – nhất là các loại ngoại tệ.
Theo kết quả khảo sát cho thấy: Việc xây dựng kế hoạch có sự chuyển dịch này là phù hợp với kế hoạch nguồn nội tệ và kế hoạch nguồn ngoại tệ của Chi nhánh, nằm trong chiến lược điều chỉnh cơ cấu vốn theo chương tình chỉ đạo của Hội sở chính và phù hợp với hoạt động vốn hiện này của các tổ chức tín dụng.
Bảng 4.3. Kế hoạch huy động vốn theo loại tiền tại VCB Bắc Ninh qua các năm 2015 – 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 2016/2015 2017/2016 Bình quân Tổng 3372 100 4068 100 5510 100 120,6 135,5 128,0 VND 2728,0 81,0 3384,6 83,2 4700,0 85,3 124,1 138,9 131,5 VND Tổ chức 1752,8 64,2 1609,1 47,5 2091,4 44,5 91,8 129,9 110,9 VND Cá nhân 975,2 35,8 1775,5 52,5 2608,6 55,5 182,1 146,9 164,5 Ngoại tệ 644,1 19,0 683,4 16,8 809,9 14,7 106,1 118,5 123,3 Ngoại tệ Tổ chức 294 45,7 540,2 79,0 693,8 85,7 183,7 128,4 156,1 Ngoại tệ Cá nhân 350,1 54,3 143,2 21,0 116,2 14,3 40,9 81,1 61,0 Nguồn: Phòng Khách hàng (2017) download by : skknchat@gmail.com
Kế hoạch huy động vốn theo đối tượng khách hàng
Đối tượng khách hàng được chia thành khách hàng tổ chức kinh tế và khách hàng dân cư. Số liệu theo dõi ở bảng 4.4.
- Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế
Kế hoạch đặt ra là tập trung tăng dần tỷ trọng của nguồn vốn có kỳ hạn, nhưng vẫn phải duy trì nguồn vốn không kỳ hạn vì nguồn vốn này có chi phí thấp (lãi suất thấp). Với lợi thế có nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng tổ chức mở tài khoản và trả lương cho cán bộ công nhân viên cũng rất nhiều, việc tập trung phát triển tỷ trọng của nguồn vốn không kỳ hạn này hoàn toàn hợp lý và có tính khả thi cao.
Thông qua việc khuyến khích các tổ chức kinh tế mở tài khoản thanh toán, Vietcombank Bắc Ninh không chỉ tăng số dư huy động, mà còn nắm được tình hình tài chính của các công ty này; từ đó có những quyết định đúng đắn trong việc cho vay, bảo lãnh… hiệu quả hơn. Tiền gửi của khách hàng thông thường là tiền gửi không kỳ hạn, có tính ổn định thấp nhưng chi phí huy động vốn thấp và có khả năng đáp ứng được sự thiếu hụt vốn trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó chi nhánh cũng có thể cung cấp thêm nhiều dịch vụ cho các đơn vị - tổ chức kinh tế như: chi lương qua tài khoản, chuyển tiền, thanh toán trong nước và quốc tế… qua đó làm tăng doanh thu về dịch vụ, trực tiếp tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Đối với tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế thường không biến động nhiều do khách hàng đã chủ động trong kế hoạch kinh doanh.
- Nguồn huy động vốn từ dân cư
Là hình thức huy động vốn truyền thống và phổ biến nhất của các NHTM. Thông qua kênh huy động vốn này, tiền nhàn rỗi trong dân cư, nhất là dân cư tại thành phố lớn có mức thu nhập khá cao và thường xuyên sẽ được huy động vào NHTM phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân càng cao, tiền nhàn rỗi tích lũy ngày càng lớn. Đó là cơ sở để các NHTM đưa ra nhiều sản phẩm huy động tiết kiệm từ dân cư.
Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tiền gửi tổ chức kinh tế. Tiền gửi của dân cư chủ yếu tồn tại dưới các hình thức: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm…
Điều này cho thấy nguồn vốn huy động từ dân cư có tính ổn định rất cao khi mà tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn huy động chủ yếu, nguồn vốn ổn định
giúp Vietcombank Bắc Ninh thuận lợi cho việc hoạch định và lên kế hoạch sử dụng vốn nhưng lại phải trả một khoản chi phí huy động cao hơn.
Theo kết quả khảo sát: việc xây dựng kế hoạch huy động với tỷ trọng và xu hướng tăng giảm là hoàn toàn phù hợp với định hướng của VCB Việt Nam, phù hợp với chiến lược huy động vốn của Chi nhánh và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Bảng 4.4. Kế hoạch huy động vốn theo đối tượng khách hàng tại VCB Bắc Ninh qua các năm 2015 - 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 2016/2015 2017/2016 Bình quân Tổng 3372 100 4068 100 5510 100 120,6 135,5 128,0 Tổ chức kinh tế 2046,8 60,7 2149,3 52,8 2785,2 50,6 105,0 129,6 117,3 KKH Tổ chức 1124,5 54,9 1523,2 70,9 1853,7 66,6 135,5 121,7 128,6 Có kỳ hạn Tổ chức 922,3 45,1 626,1 29,1 931,5 33,4 67,9 148,8 108,3 Dân cư 1325,2 39,3 1918,7 47,2 2724,8 49,4 144,8 142,0 143,4 KKH dân cư 534,3 40,3 603,3 31,4 954,6 35,1 112,9 158,2 135,6 Có kỳ hạn dân cư 790,9 59,7 1315,4 68,6 1770,2 64,9 166,3 134,6 150,5 Nguồn: Phòng Khách hàng (2017) download by : skknchat@gmail.com